Về hiệu quả xuấtkhẩu

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN tốt NGHIỆP đề tài đẩy MẠNH XUẤT KHẨU THỦY sản VIỆT NAM SANG THỊ TRƢỜNG EU (Trang 42 - 43)

5. Kết cấu đề tài

2.2.4 Về hiệu quả xuấtkhẩu

Qua số liệu thống kê cho thấy, trong suốt giai đoạn trước sản lượng và giá trị kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản sang EU của Việt Nam đều giảm qua các năm trừ năm 2021. Trung bình giai đoạn 2018 - 2020, tốc độ tăng về sản lượng nhanh hơn tốc độ tăng về giá trị, điều này là một trong những nguyên nhân dẫn tới hiệu quả xuất khẩu sang EU của Việt Nam là chưa cao.

Kết quả tính toán cho thấy, có lẽ đây là thị trường xuất khẩu thuỷ sản có hiệu không cao đối với ngành thuỷ sản Việt Nam, để gia tăng kim ngạch xuất khẩu vào thị trường này các doanh nghiệp chế biến thuỷ sản trong nước phải đẩy mạnh sản lượng xuất khẩu thuỷ sản vào thị trường này. Hiện nay ngành công nghiệp chế biến thuỷ sản của Việt Nam đang chạy đua với việc sản xuất với khối lượng hàng hoá thuỷ sản ngày

một nhiều hơn để gia tăng giá trị kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản ở các thị trường EU, điều này chứng tỏ rằng các doanh nghiệp chế biến thuỷ sản Việt Nam đang tập chung phát triển theo chiều rộng (cả về số lượng nhà máy chế biến lẫn công suất), chưa chú trọng đến công tác qui hoạch phát triển theo chiều sâu (đầu tư có trọng điểm các nhà máy chế biến thuỷ sản với công nghệ cao chế biến các mặt hàng giá trịgia tăng) để tăng hiệu quả sử dụng nguồn tài nguyên thuỷ sản trong nước lên theo hướng tăng giá trị sản xuất trên cùng một đơn vị nguyên liệu chế biến (có nghĩa là sản phẩm sản xuất ít hơn nhưng giá trị kim ngạch xuất khẩu mang lại nhiều hơn).

Để đảm bảo giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 8.5 - 9 tỷ USD vào năm 2022 và vẫn phải song song với việc gia tăng sản lượng chế biến thuỷ sản như hiện nay là không có hiệu quả và không bền vững, việc làm này sẽ đặt các doanh nghiệp chế biến rơi vào tình trạng thiếu nguyên liệu trầm trọng, giảm tính cạnh tranh trên trường quốc tế. Nếu làm tốt công tác quy hoạch phát triển ngành chế biến thuỷ sản theo chiều sâu sẽ giảm một phần áp lực thiếu nguyên liệu và nâng cao khả năng cạnh tranh cho các doanh nghiệp chế biến thuỷ sản của Việt Nam trên thị trường Eu tế trong thời gian tới.

Ngoài ra việc tiêu hao ít nguyên liệu hơn trong chế biến và chế biến ra các mặt hàng giá trị gia tăng mà vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuấtkhẩu theo như kế hoạch và mục tiêu đề ra mà không khai thác quá mức nguồntài nguyên thuỷ sản trong nước cũng đồng nghĩa với việc chúng ta bảo vệ được nguồn tài nguyên thuỷ sản trong nước giúp phát triển bền vững ngành thuỷ sản trong thời gian tới. Đây cũng là mục tiêu chung cần hướng tới của ngành thuỷsản nói riêng cũng như chiến lược xuất khẩu của Việt Nam nói chung đến năm 2030

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN tốt NGHIỆP đề tài đẩy MẠNH XUẤT KHẨU THỦY sản VIỆT NAM SANG THỊ TRƢỜNG EU (Trang 42 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(57 trang)
w