Về công cụ

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN tốt NGHIỆP đề tài đẩy MẠNH XUẤT KHẨU THỦY sản VIỆT NAM SANG THỊ TRƢỜNG EU (Trang 25 - 28)

5. Kết cấu đề tài

1.4.2 Về công cụ

Thứ nhất, Pháp luật trong đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản

Pháp luật là một công cụ quản lý có vai trò vĩ mô quan trọng. Đây là phương thức Nhà nước sử dụng các quy định trong hệ thống pháp luật và thông lệ trong kinh tế - thương mại để hướng dẫn, điều chỉnh các hoạt động trong đẩy mạnh xuất khẩu. Pháp luật trong đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản bao gồm: các văn bản quy phạm pháp luật, các văn bản hướng dẫn thực hiện,…

Nghị quyết 280-CP về phát triển sản xuất, đẩy mạnh xuất khẩu vì sự nghiệp công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa.

Kế hoạch 271/KH-UBND về đẩy mạnh xuất khẩu trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2022.

Quyết định 339/QĐ-TTg phê duyệt chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Quyết định 174/QĐ-TTg phê duyệt đề án thúc đẩy xuất khẩu nông lâm thủy sản đến năm 2030.

Thứ hai, Chính sách đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản

Để thực hiện các nội dung của đẩy mạnh xuất khẩu Nhà nước sử dụng tích cực các phương pháp và công cụ quản lý. Ngoài công cụ pháp luật thì chính sách cũng là công cụ được Nhà nước sử dụng nhiều trong quản lý hoạt động đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản. Chính sách thể hiện các qui định của Nhà nước trong việc sử dụng các biện pháp về kinh tế hoặc ngoài kinh tế để tác động tới các chủ thể có liên quan đến đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản. Chính sách đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản cũng hàm chứa những tính toán, định hướng lâu dài của Chính phủ. Dưới đây là một số chính sách đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản:

 Chính sách mặt hàng

Chính sách mặt hàng để đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa là chính sách mà trong đó Nhà nước đưa ra những quy định về danh mục hàng hóa và dịch vụ được phép hoặc không được phép xuất khẩu ra nước ngoài. Các quốc gia cần đưa ra những quy định và cụ thể hóa những quy định đó nhằm giúp các doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc lựa chọn sản phẩm xuất khẩu

 Chính sách thị trường

Nội dung của chính sách thị trường là nhà nước đưa ra những định hướng và các biện pháp hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong việc duy trì và mở rộng thị trường. Xây dựng thị trường truyền thống và thị trường trong điểm, đồng thời cung cấp những thông tin về lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế cụ thể là trong lĩnh vực thương mại cũng như những biện pháp hỗ trợ thích hợp giúp các tổ chức trong nước tham gia vào hội nhập được thành công

 Các chính sách hỗ trợ

Chính sách hỗ trợ nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp xuất khẩu. Ban hành và triển khai Kế hoạch nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh; Kế hoạch hành động triển khai Nghị quyết số 19/NQ-CP ngày 18/3/2014 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

Chính sách hỗ trợ nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản phẩm xuất khẩu. Tổ chức triển khai Chương trình về phát triển sản phẩm công nghiệp chủ lực, Chương trình hành động về hỗ trợ sản xuất sản phẩm công nghiệp mũi nhọn công nghệ cao trên cả nước.

Cải cách thủ tục hành chính. Các Sở, ban, ngành đã tích cực triển khai công tác cải cách thủ tục hành chính, tiến hành rà soát, đơn giản hóa thủ tục hành chính, công

khai thủ tục trên website của các đơn vị, triển khai tốt công tác tiếp nhận và trả hồ sơ theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông; giải quyết thủ tục hành chính theo quy trình ISO; rà soát và bãi bỏ gần 50 thủ tục hành chính thuộc các lĩnh vực thuế, tài nguyên môi trường, tạo thuận lợi và đơn giản hóa thủ tục hành chính cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu.

 Chính sách thuế

Thúc đẩy phát triển kinh tế và khuyến khích xuất khẩu nhằm tạo việc làm, cải thiện và nâng cao mức sống của nông ngư dân và một số đông người lao động, Chính phủ đã áp dụng mức thuế suất 0% đối với các mặt hàng thuỷ sản xuất khẩu, do đó đã tạo điều kiện thuận lợi và khuyến khích các nhà đầu tư đầu tư vào lĩnh vực chế biến thuỷ sản xuất khẩu.

 Chính sách khuyến khích đầu tư

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã xây dựng đề án “ Chính sách khuyến khích đầu tư vào lĩnh vực chế biến nông lâm thủy sản”. Mục tiêu quan trọng của đề án là nâng tỷ lệ chế biến một số loại thủy sản chủ yếu lên trên 70%, nâng cao chất lượng, giá trị chế biến theo hướng đẩy mạnh chế biến tinh, chế biến sâu, giảm tỷ lệ chế biến sơ chế, thủ công. Trong chính sách này, phát triển chế biến thủy sản phải gắn với vùng nguyên liệu và thị trường, đặc biệt là vùng nguyên liệu tập trung có chất lượng.

CHƢƠNG II: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM SANG THỊ TRƢỜNG EU GIAI ĐOẠN 2018 – 2020 và 6 THÁNG ĐÀU NĂM 2021.

2.1 Tổng quan thị trƣờng thủy sản EU và các nhân tố ảnh hƣờng đến đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản sang thị trƣờng EU

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN tốt NGHIỆP đề tài đẩy MẠNH XUẤT KHẨU THỦY sản VIỆT NAM SANG THỊ TRƢỜNG EU (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(57 trang)
w