5. Kết cấu đề tài
2.2.3 Về thị trƣờng xuấtkhẩu
Về thị trường, theo Cục Xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương, trong nhiều năm qua, Hà Lan luôn là thị trường nhập khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam tại EU. Đón đầu Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) với những ưu đãi lớn về thuế đã và đang giúp mặt hàng thủy sản Việt Nam bước đầu tận dụng cơ hội, đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường, bất chấp những khó khăn về dịch bệnh.
Bảng 2.3: Kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang các thị trƣờng tiềm năng của EU giai đoạn 2018 – 6T 2021
Đơn vị: Kim ngạch (triệu USD)
Thị trƣờng Hà Lan Đức Italia
Nguồn: Tổng cục Hải quan Việt Nam
Trong EU, Việt Nam xuất khẩu thủy sản nhiều nhất sang các thị trường Hà Lan, Đức, Italy, Tây Ban Nha.
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam tới Hà Lan giảm liên tiếp trong 2 năm 2018 và 2019 là do chịu ảnh hưởng bởi “thẻ vàng” khiến cho xuất khẩu thủy sản khai thác tới EU giảm mạnh. Trong năm 2020, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam tới Hà Lan tăng nhẹ so với năm 2019 cho dù dịch Covid-19 tác động xấu tới nhu cầu nhập khẩu thủy sản của Hà Lan. Nguyên nhân chính là do xuất khẩu thủy sản của Việt Nam tới Hà Lan giai đoạn cuối năm 2020 đã bứt phá khi EVFTA có hiệu lực từ ngày 1/8/2020. Theo báo cáo xuất nhập khẩu thu được, trong 6 tháng đầu năm 2021,xuất khẩu thủysản của Việt Nam tới thị trường Hà Lan tăng 7,4% về lượng và tăng 4,8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020 đạt 19.9 nghìn tấn với trị giá 99.2 triệu USD, chiếm 19,09% về lượng và chiếm 20,45% về trị giá xuất khẩu thủy sản tới EU. Đây là thị trường có tiêu thụ thủy sản lớn nhất của Việt Nam tại EU. Trong đó, xuất khẩu tôm chiếm 40% về lượng và 65,2% về trị giá; xuất khẩu cá tra chiếm 35,9% về lượng và 19,6% về trị giá; xuất khẩu cá ngừ chiếm 5,3% về lượng và 6,5% về trị giá... Trong ba nhóm hàng xuất khẩu chính chỉ có nhóm hàng tôm có lượng và trị giá xuất khẩu tăng so với cùng kỳ năm 2020.
Từ bảng số liệu cơ cấu kim ngạch xuất khẩu thủy sản sang các thị trường EU, ta thấy được xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Đức tăng trong năm 2017 và 2018,
nhưng giảm trong 2 năm tiếp theo 2019 và 2020 do nhóm hàng thủy sản khai thác của Việt Nam xuất khẩu tới EU chưa tháo bỏ được thẻ vàng IUU. Năm 2018 đạt 194,4 triệu USD tăng 3,82% so với năm 2017, tới năm 2020 trị giá còn 180,9 triệu USD giảm 3,73% so với năm 2019. Riêng trong 6 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường Đức đạt 14,6 nghìn tấn, trị giá 91,9 triệu USD, tăng 15,7% về lượng và tăng 18,9% về trị giá so với 6 tháng đầu năm 2020. Tôm các loại, cá ngừ các loại và cá tra, basa là 3 nhóm hàng xuất khẩu lớn nhất sang thị trường Đức. Xuất khẩu tôm các loại và cá ngừ các loại tăng trưởng tốt, trong khi đó xuất khẩu cá tra, basa giảm mạnh. Tôm các loại chiếm 50,3% về lượng và chiếm 72,9% về trị giá; cá ngừ các loại chiếm 25,2% về lượng và chiếm 14% về trị giá; cá tra, basa chiếm 15,8% về lượng và chiếm 7,1% về trị giá trong tổng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Đức trong 6 tháng đầu năm 2021.
Tại thị trường Italia xuất khẩu thủy sản trong 3 năm 2018, 2019 và 2020 giảm do nhu cầu tại thị trường này giảm trong bối cảnh dịch Covid diễn biến phức tạp. Cụ thể, năm 2018 đạt 117,5 giảm 9,4% so với năm 2017. Tới năm 2020 trị giá còn 90,9 triệu USD, giảm 13,6% so với năm 2019. Còn trong 6 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường Italia đạt 16,3 nghìn tấn, trị giá 62,9 triệu USD, tăng 56,7% về lượng và tăng 77,6% về trị giá so với 6 tháng đầu năm 2020. Trong 6 tháng qua, xuất khẩu các nhóm hàng thủy sản lớn của Việt Nam sang thị trường Italia như cá ngừ các loại nghêu, mực,tôm, các loại cá đều tăng trưởng khả quan và bước đầu tận dụng tốt được Hiệp định EVFTA. Trong những thị trường nhập khẩu thủy sản ngoài EU, Việt Nam là thị trường cung cấp thủy sản lớn thứ 5 cho Italia, với lượng đạt 10,14 nghìn tấn, trị giá 40,3 triệu USD. Thị phần thủy sản tính theo lượng của Việt Nam trong tổng nhập khẩu thủy sản của Italia tăng từ 2,3% trong 4 tháng đầu năm 2020 lên 3,1% trong 4 tháng đầu năm 2021.