6. Kết cấu của đề tài
1.3.2. Nhân tố bên ngoài
- Môi trường pháp lý
Môi trường chính trị ổn định luôn luôn là tiền đề cho việc phát triển và mở rộng các hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp, các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước. Các hoạt động đầu tư nó lại tác động trở lại rất lớn tới các hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Môi trường pháp lý bao gồm Luật, các văn bản dưới Luật, các quy trình kỹ thuật sản xuất tạo ra một hành lang cho doanh nghiệp hoạt động, các hoạt động của doanh nghiệp như sản xuất kinh doanh cái gì, sản xuất bằng cách nào, bán cho ai ở đâu, nguồn đầu vào lấy ở đâu đều phải dựa vào các quy định của pháp luật. Các doanh nghiệp phải
21 chấp hành các quy định của pháp luật, phải thực hiện các nghĩa vụ của mình với nhà nước, với xã hội và với người lao động như thế nào là do luật pháp quy định (nghĩa vụ nộp thuế, trách nhiệm đảm bảo vệ sinh môi trường, đảm bảo đời sống cho cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp ...). Có thể nói luật pháp là nhân tố kìm hãm hoặc khuyến khích sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp, do đó ảnh hưởng trực tiếp tới các kết quả cũng như hiệu quả của các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
- Điều kiện kinh tế xã hội
Các chính sách kinh tế của nhà nước, tốc độ tăng trưởng nền kinh tế quốc dân, tốc độ lạm phát, thu nhập bình quân trên đầu người ... là các yếu tố tác động trực tiếp tới cung cầu của từng doanh nghiệp. Nếu tốc độ tăng trưởng nền kinh tế quốc dân cao, các chính sách của Chính phủ khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư mở rộng sản xuất, sự biến động tiền tệ là không đáng kể, lạm phát được giữ mức hợp lý, thu nhập bình quân đầu người tăng ... sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển sản xuất, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và ngược lại.
- Đối thủ cạnh tranh
o Sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp hiện có trong ngành
Mức độ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong cùng một ngành với nhau ảnh hưởng trực tiếp tới lượng cung cầu sản phẩm của mỗi doanh nghiệp, ảnh hưởng tới giá bán, tốc độ tiêu thụ sản phẩm ... do vậy ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh của mỗi doanh nghiệp.
o Sản phẩm thay thế
Hầu hết các sản phẩm của doanh nghiệp đều có sản phẩm thay thế, số lượng, chất lượng, giá cả, mẫu mã bao bì của sản phẩm thay thế, các chính sách tiêu thụ của các sản phẩm thay thể ảnh hưởng rất lớn tới lượng cung cầu, chất lượng, giá cả và tốc độ tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Do đó ảnh hưởng tới kết quả và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
- Người mua (Khách hàng)
Khách hàng là một vấn đề vô cùng quan trọng và được các doanh nghiệp đặc biệt quan tâm chú ý. Nếu như sản phẩm của doanh nghiệp sản xuất ra mà không có người mua hoặc là không được người tiêu dùng chấp nhận rộng rãi thì doanh nghiệp không thể tiến hành sản xuất được. Mật độ dân cư, mức độ thu nhập, tâm lý và sở thích tiêu dùng ... của khách hàng ảnh hưởng lớn tới sản lượng và giá cả sản phẩm sản xuất của doanh nghiệp, ảnh hưởng tới sự cạnh tranh của doanh nghiệp vì vậy ảnh hưởng tới hiệu quả của doanh nghiệp.
22 Các xu hướng chính trị trên thế giới, các chính sách bảo hộ và mở cửa của các nước trên thế giới, tình hình chiến tranh, sự mất ổn định chính trị, tình hình phát triển kinh tế của các nước trên thế giới ... ảnh hưởng trực tiếp tới các hoạt động mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm cũng như việc lựa chọn và sử dụng các yếu tố đầu vào của doanh nghiệp. Do vậy mà nó tác động trực tiếp tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Môi trường kinh tế ổn định cũng như chính trị trong khu vực ổn định là cơ sở để các doanh nghiệp trong khu vực tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh thuận lợi góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
23
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH HMV DELI DISTRIBUTION & SERVICES 2.1. Khái quát về công ty TNHH HMV Deli Distribution & Services
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Công ty TNHH HMV Deli Distribution & Services được thành lập năm 2012 tại địa chỉ Số 391 Nguyễn Xiển, Phường Kim Giang, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội, do ông Phạm Văn Phòng làm giám đốc.
- Tên giao dịch công ty TNHH HMV Deli Distribution & Services.
- Địa chỉ trụ sở chính: Số 391 Nguyễn Xiển, Phường Kim Giang, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội.
- Điện thoại: 093.646.8288.
- Email: contact@hmvdeli.vn
Như các doanh nghiệp khác, những năm đầu thành lập Công ty gặp vô vàn khó khăn. Khó khăn của một Công ty còn non trẻ chưa có kinh nghiệm nhập khẩu cung ứng hàng hóa, người lao động vẫn chưa quen với tác phong công việc cùng với hệ thống máy móc chưa điện tử hóa nên số lượng ra chuyền không đảm bảo, tiêu tốn nhiều thời gian và công sức.
Từ những khó khăn về vốn, năng lực nhập khẩu và cung ứng hàng hóa, trình độ chuyên môn cũng như công tác quản lý, mức thu nhập thấp và không ổn định thì sau 6 năm thành lập Công ty TNHH HMV Deli Distribution & Services đã trở thành một trong những nhà cung cấp uy tín và có vị trí trong ngành nhập khẩu và cung ứng hàng hóa trên thị trường. Các sản phẩm Công ty nhập khẩu có nguồn gốc và thương hiệu ở Châu Âu. Các hàng hóa có thương hiệu uy tín hàng đầu thế giới đã được Công ty nhập khẩu và bán ra thị trường như: Bơ, pho mát và kem tươi President; Các loại bánh nướng thương hiệu Vandemoortele; Sữa và phô mai tươi Lactel... Tổng sản lượng nhập khẩu trong năm vừa qua của công ty là trên 300 triệu sản phẩm, mức thu nhập bình quân của công nhân lên xấp xỉ 8 ~ 9 triệu 1 tháng đánh dấu sự lớn mạnh, phát triển về thế và lực, về chiểu rộng lẫn chiều sâu.
2.1.2. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty
Bộ máy quản lý của Công ty được tổ chức theo một cấp gồm: Hội đồng thành viên, giám đốc và các bộ phần phòng ban chức năng chuyên môn với nhiệm vụ được phân công rõ ràng, tránh sự chồng chéo trong quá trình hoạt động
24
Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức Công ty TNHH HMV Deli Distribution & Services
Nguồn: Văn phòng CT TNHH HMV Deli Distribution & Services
- Hội đồng thành viên: Là cơ quan quyết định cao nhất của công ty, bao gồm tất cả thành viên công ty là cá nhân và người đại diện theo ủy quyền của thành viên công ty là tổ chức.
- Giám đốc: Là người điều hành hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty, chịu trách nhiệm trước Hội đồng thành viên về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình.
- Bộ phận hành chính nhân sự: Là bộ phận duy trì và phát triển các hoạt động và tổ chức của công ty. Ví dụ như quản lý, giám sát các sự kiện, lên các kế hoạch tổ chức hoạt động văn hóa, văn nghệ cho công ty, lên các kế hoạch tổ chức các hoạt động, kiểm tra và giám sát nhân viên từ đó hoàn thiện bảng tiền lương và đánh giá hiệu quả công việc của nhân viên trong công ty.
- Bộ phận kế toán: Là bộ phận quan trọng trong cơ cấu tổ chức của công ty. Giống như các phòng ban khác, bộ phận kế toán cũng đảm nhiệm những công việc đặc thù liên quan chủ yếu đến tài chính của công ty. Như ghi chép, thu thập, lưu trữ, cung cấp và xử lý các thông tin về tài chính. Nhân viên kế toán có nhiệm vụ lập báo cáo về tài chính để phục vụ cho các hoạt động trong công ty và các cơ quan bên ngoài: Ngân hàng, cơ quan thuế…
HỘI ĐỒNG THÀNH VIÊN
GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH BỘ PHẬN HÀNH CHÍNH NHÂN SỰ BỘ PHẬN SALES BỘ PHẬN MARKETING BỘ PHẬN KẾ TOÁN BỘ PHẬN KHO VẬN BỘ PHẬN NHẬP KHẨU
25 - Bộ phận marketing: Là cầu nối giữa công ty và thị trường bên ngoài, giữa sản phẩm và người tiêu dùng, giữa thuộc tính sản phẩm với nhu cầu người tiêu dùng. Là bộ phận xây dựng và phát triển thương hiệu sản phẩm, xây dựng chiến lược mở rộng thị trường phù hợp với mục tiêu phát triển của doanh nghiệp.
- Bộ phận Sales: Là bộ phận tiếp xúc trực tiếp với các khách hàng, tư vấn tận tình để giúp cho khách hàng đến với họ có thể lựa chọn sản phẩm phù hợp nhất. Giải đáp tất cả thắc mắc về sản phẩm và dịch vụ. Là bộ phận có khả năng thuyết phục khách hàng mua sản phẩm làm tăng doanh thu công ty. - Bộ phận kho vận: Là bộ phận thực hiện công tác xử lý kho hàng trước khi vận
chuyển, dán tem, nhãn mác sản phẩm, kiểm kê hàng hóa, hàng tồn kho. Đồng thời trưởng phòng kho vận quản lý, điều hành mọi hoạt động của phòng ban, giao phó nhiệm vụ cho các nhân viên cấp dưới, chịu trách nhiệm về việc làm của mình cũng như hàng hóa trong kho trước toàn doanh nghiệp.
- Bộ phận nhập khẩu: Là bộ phận trực tiếp tham gia hoàn tất hồ sơ và các thủ tục hải quan để nhập khẩu hàng hóa và xuất sản phẩm hàng hóa vào trong nước với số lượng và giá cả khác nhau.
2.1.3. Một số kết quả kinh doanh của Công ty giai đoạn 2018 – 2020
a) Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty ➢ Tình hình phát triển về thị trường
Công ty TNHH HMV Deli Distribution & Services chủ yếu tiêu thụ sản phẩm trên nội địa. Công ty có uy tín trên thị trường về chất lượng sản phẩm của nhiều mặt hàng, cho nên sản phẩm của công ty được nhiều khách hàng ưu chuộng. Vì vậy, thị trường tiêu thụ của công ty tương đối ổn định và từng bước được mở rộng.
Thị trường tiêu thụ trong nước của công ty bao gồm 2 miền Bắc và Nam. Trong đó thị trường miền Bắc là chủ yếu và luôn chiếm hơn 60% tổng số sản phẩm tiêu thụ của công ty.
Công ty nhập khẩu các sản phẩm bơ, kem tươi, sữa, phô mai, bánh nướng từ thị trường chính là Châu Âu, sau đó phân phối cho các doanh nghiệp, kênh bán hàng trong nước. Các doanh nghiệp mua sản phẩm của công ty rộng khắp cả nước, bao gồm các cửa hàng nhỏ lẻ, đại lý, chuỗi cửa hàng, các siêu thị bán hàng cho người tiêu dùng trong nội địa. Ngoài ra, còn có các đơn vị như nhà hàng, cửa hàng làm bánh hay các khu nghỉ dưỡng, …
26
Bảng 2.1: Thị trường tiêu thụ của công ty TNHH HMV Deli Distribution & Servies
Tên mặt hàng Tên khách hàng
Bơ president Siêu thị Tmart, Vinmart, Kmart, Big C, AEON mall, …
Kem tươi president Siêu thị Tmart, Vinmart, Kmart, Big C, AEON mall, …
Phô mai president Siêu thị Tmart, Vinmart, Kmart, Big C, AEON mall, …
Phô mai tươi Lactino Siêu thị Tmart, Vinmart, Kmart, Big C, AEON mall, …
Sữa thương lactel Siêu thị Tmart, Vinmart, Kmart, Big C, AEON mall, …
Bánh nướng Vandemoortele Công ty CP Sói Biển Trung Thực, các khu du lịch nghỉ dưỡng FLC, …
(Nguồn: Phòng kinh doanh - Công ty TNHH HMV Deli Distribution & Services)
Công ty nhập khẩu và cung ứng hàng bằng phương thức bán hàng gián tiếp, theo đó công ty tiến hành bán các sản phẩm của mình cho các doanh nghiệp thương mại, các nhà bán lẻ như: Siêu thị Big C, AEON mall, Tmart, Vinmart, …Và họ sẽ tiếp tục phân phối sản phẩm cho người tiêu dùng cuối cùng. Với hình thức phân phối này công ty có được nhiều lợi nhuận trong quá trình phân phối sản phẩm và tiết kiệm được chi phí lưu thông và có nhiều cơ hội bán hàng hơn.
Việc kết hợp với nhiều mạng lưới bán hàng, Công ty HMV Deli Distribution & Services đã thiết lập được hệ thống kênh phân phối khá hợp lý, phù hợp với quy mô kinh doanh của công ty.
Bảng 2.2: Tình hình tiêu thụ sản phẩm theo khu vực giai đoạn 2018-2020.
(Đơn vị: triệu đồng)
Thị trường
Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020
Doanh thu tiêu thụ Tỷ trọng (%) Doanh thu tiêu thụ Tỷ trọng (%) Doanh thu tiêu thụ Tỷ trọng (%) Miền Bắc 32856 62.38 37548 65.84 43562 66.75 Miền Nam 19815 37.62 19482 34.16 21700 33.25 Tổng 52671 100 57030 100 65262 100
27
Biều đồ 2.1: Doanh thu tiêu thụ sản phẩm theo khu vực của công ty TNHH HMV Deli Distribution & Services giai đoạn 2018 - 2020
(Nguồn: Phòng kinh doanh Công ty TNHH HMV Deli Distribution & Services)
Qua đồ thị ta thấy thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty bao gồm cả ba miền. Trong đó, thị trường tiêu thụ sản phẩm chủ yếu là ở miền Bắc cụ thể là Hà Nội và luôn chiếm trên 60% tổng doanh thu tiêu thụ của công ty. Bởi vì, đây là nơi đặt trụ sở chính của công ty nên được đầu tư cơ sở vật chất tốt hơn và cũng là nơi tập trung nhiều phòng ban của công ty.
Ngày từ khi mới thành lập công ty đã xác định miền Bắc là thị trường trọng điểm. Tuy nhiên công ty nhận ra nhu cầu ngày càng tăng lên ở thị trường miền Nam, nên công ty đã thành lập chi nhánh ở miền Nam nhằm triển khai nghiên cứu thị trường và tìm kiếm khách hàng. Vì vậy, doanh thu tiêu thụ tại thị trường này cũng đang từng bước tăng trưởng.
➢ Tình hình kết quả kinh doanh của công ty
Tuy công ty chỉ được xếp vào loại công ty nhỏ và bắt đầu hoạt động trên thị trường trong thời gian ngắn. Nhưng với những cố gắng và những đóng góp tích cực trong việc cải thiện tình hình kinh doanh, công tác quản lý, mở rộng mối quan hệ hợp tác với bên ngoài. Cụ thể trong 3 năm từ 2018 đến 2020 công ty đã đạt được những kế quả sau:
0 5000 10000 15000 20000 25000 30000 35000 40000 45000 2018 2019 2020
28
Bảng 2.3: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH HMV Deli Distribution & Services giai đoạn 2018-2020
Các chỉ tiêu Đơn vị Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 So sánh 2019 với 2018 So sánh 2020 với 2019 +/- % +/- %
1.Tổng doanh thu Triệu đồng
52671 57030 65262 4359 8.28 8232 14.43
2.Tổng chi phi phí kinh doanh
Triệu đồng
50248 51783 54950 1535 3.05 3167 6.12 3.Lợi nhuận ròng Triệu
đồng
2423 5247 10312 2824 116.55 5065 96.53 4.Vốn kinh doanh Triệu
đồng
35643 46872 59457 11229 31.5 12585 26.85 5.Tỷ suất lợi nhuận
theo doanh thu %
4.6 9.2 15.8 4.6 100 6.6 71.74 6. Nộp ngận sách nhà nước Triệu đồng 1580 1711 1958 131 8.29 247 14.44
(Nguồn: Phòng kế toán công ty TNHH HMV Deli Distribution & Services)
Qua bảng số liệu trên ta thấy, kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH HMV Deli Distribution & Services trong giai đoạn 2018-2020 cụ thể như sau:
- Năm 2018: Là năm chất lượng tăng trưởng kinh tế Việt nam được cải thiện, năng suất lao động năm 2018 tăng 5.93% cao hơn nhiều mức tăng 5.29% của năm 2016 và xấp xỉ mức tăng 6.02% của năm 2017. Cụ thể năm 2018 Công ty đã bổ sung và bồi dưỡng lực lượng lao động nên tổng doanh thu của công ty năm 2018 đạt 52671 triệu đồng. Lợi nhuận thu được 2423 triệu đồng. Công ty đã đóng góp vào ngân sách nhà nước 1580 triệu đồng.
- Năm 2019: Bước sang năm 2019 Công ty vận dụng những thế mạnh và thành tựu của họ trong những năm trước và tiếp tục thực hiện những biện pháp đã áp dụng đối với năm 2018. Bên cạnh đó công ty tích cực bồi dưỡng nguồn nhân lực, nâng cao năng suất lao động, tìm hiểu nhu cầu thị trường và nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty. Chính vì vậy mà doanh thu của công ty tăng lên 57030 triệu đồng tăng 8.28% so với năm 2016. Cùng với doanh thu lợi nhuận cũng tăng lên một cách đáng kể từ 1715 triệu đồng (2018) lên 5247 triệu đồng (2019) tăng 116.55 so với năm 2016. Công ty đã nộp cho ngân sách nhà nước