6. Kết cấu của đề tài
3.2.1. Giải pháp tăng doanh thu
➢ Xây dựng chiến lược kinh doanh, mở rộng thị trường
Mở rộng hình ảnh Công ty trên thị trường trong và ngoài nước. Việc xây dựng cho mình một thương hiệu hay hình ảnh riêng biệt là một vấn đề khá quan trọng, nó tạo ra sự quen thuộc cho khách hàng đối với sản phẩm của Công ty. Thực chất sản phẩm của Công ty có tiếng trên thị trường là do đây là những sản phẩm được nhập khẩu từ các doanh nghiệp có tiếng trên thị trường. Vì vậy, thiết nghĩ trong thời gian tới Công ty nên chú trọng hơn đến việc nâng cao uy tín của mình nhằm xây dựng cho mình một hình ảnh riêng nhằm có được sự thiện cảm của người tiêu dùng.
Để làm được như vậy đòi hỏi trước hết Công ty phải tăng cường quảng cáo sản phẩm của mình trên các thông tin đại chúng, tham gia các buổi tọa đàm giới thiệu sản phẩm, các hội chợ triển lãm hàng tiêu dùng trong nước có chất lượng cao. Và đặc biệt hơn Công ty phải xây dựng được cho mình một mạng lưới cung cấp dịch vụ rộng lớn. Hiện nay mạng lưới tiêu thu này của Công ty còn gặp nhiều khó khăn. Công ty tiến hành phân phối sản phẩm thông qua kho, cửa hàng và đại lý được Công ty quản lý trực tiếp bởi bộ phận kế toán tiêu thụ sản phẩm nội địa và bộ phận quản lý thị trường của phòng kinh doanh. Trong thời gian tới, Công ty cần thay đổi nhiều kênh phân phối, sử dụng những kênh phân phối thích hợp.
Cùng với sự phát triển chung của các doanh nghiệp nhập khẩu và cung ứng hàng hóa, thiết nghĩ trong thời gian tới Công ty nên tiến hành xây dựng các kênh phân phối thông qua các trung gian như các đại lý bán buôn, bán lẻ đặc biệt là các đại lý cấp 1 và cấp 2 để hoạt động tiêu thụ của mình có nhiều thuận lợi hơn.
Trong việc tiêu thụ sản phẩm thì giá cả là yếu tố rất quan trọng, cần giới thiệu cho người mua thấy rõ đưoc lợi thế về giá cả của Công ty so với những công ty khác. Như vậy trong quá trình bán hàng cũng nên sử dụng những kỹ thuật bán hàng cơ bản như: tổ chức khuyến mại, các hình thức gửi quà biếu...
51
Rõ ràng giá cả sản phẩm luôn là một yếu tố hấp dẫn đánh vào người tiêu dùng, vì vậy việc sử dụng đòn bẩy này như thế nào để đem lại hiệu quả lớn là thách thức đối với nhiều doanh nghiêp. Vì vậy Công ty luôn phải xây dựng phương hướng đặt giá thành thấp hơn những đối thủ cạnh tranh nhằm theo đuổi mục tiêu nhanh chóng giành được tỷ phần thị trường lớn. Những áp dụng của chiến lược này có tác dụng kéo dài tuổi thọ của sản phẩm. Khi thị phần thị trường tăng lên nhanh chóng có thể khai thác “hiệu quả theo quy mô”, Khi chi phí giảm có thể tiếp tục giảm mà vẫn có thể thu được lợi nhuận. Chiến lược này đảm bảo thu hút được lượng khách hàng lớn, tăng quy mô sản xuất, giá hạ mà không thu hút thêm đối thủ cạnh tranh hiện có và tiềm ẩn.
Còn đối với thành phần khách hàng trong nước thì Công ty cần phải tiến hành nghiên cứu rõ nhu cầu thị trường bởi khách hàng trong nước còn nhiều người có tư tưởng thích hàng ngoại hơn hàng nội địa do chất lượng sản phẩm của hàng ngoại thường tốt hơn so với hàng nội địa. Do đó trong thời gian tới, Công ty cần chú trọng hơn đến kiểu dáng và chất lượng sản phẩm. Để làm được điều này Công ty cần mở rộng các hoạt động dịch vụ như một phương tiện cạnh tranh hữu hiệu. Trên cơ sở phân chia khách hàng ra thành từng nhóm khác nhau, thông qua việc phân đoạn thị trường nhằm hướng mọi hoạt động của Công ty vào việc thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. Việc phân loại khách hàng cũng giúp cho Công ty hiểu rõ hơn các sản phẩm nào sẽ phục vụ tốt cho thị trường nào, cho thành phần kinh tế xã hội nào. Những đặc điểm như trên tưong chừng như đơn giản nhưng đuợc sản xuất ra các sản phẩm có đầy đủ nhữg tính chất như vậy đòi hỏi nhà sản xuất phải nghiên cứu rất kỹ thị hiểu người tiêu dùng thì mới đạt được kết quả lớn theo phương châm tất cả mọi người đều có thể mua hàng và chăm sóc cho sức khỏe của mình.
➢ Quản lý và sử dụng hiệu quả vốn kinh doanh
Vốn là yếu tố quyết định đến quy mô của doanh nghiệp. Nguồn kinh doanh càng dồi dào thì khả năng phát triển Công ty càng được nâng cao. Vì vậy biện pháp thu hút tăng cường đầu tư vốn vào Công ty, quản lý và sử dụng nó như thế nào cho hiệu quả lớn nhất là vấn đề vô cùng quan trọng.
- Huy động nguồn vốn.
Trước tiên doanh nghiệp cần xác định được rõ nhu cầu vốn tối thiểu là bao nhiêu cho hoạt động sản xuất kinh doanh cần bao nhiêu vốn để đần tư vào trang thiết bị máy móc, xây dựng cơ sở, cần chi ra bao nhiêu vốn cho nhập khẩu và các thủ tục thông quan hàng hóa, cần bao nhiêu vốn để trả người lao động... từ đó có biện pháp kịp thời nhằm tránh tình trạng thiếu vốn ảnh hưởng đến tiến độ sản xuất hay thừa vốn, để vốn "chết" gây lãng phí trong khi nguồn vốn của Công ty còn dựa chủ yếu vào đi vay.
- Dựa vào nhu cầu vốn đã xác định ở trên tiến hành hoạt động huy động vốn từ các đổi tượng kinh tế khác nhau:
52
+ Phát huy ưu thế nội lực Công ty đứng ra vay vốn từ đội ngũ CBCNV của mình. + Công ty có thể dựa vào uy tín lâu năm của mình trên thương trường có thể vốn từ các ngân hàng trong và ngoài nước với lãi suất ưu đãi. Tiến hành liên doanh liên kết để thu hút vốn đầu tư từ các doanh nghiệp khác.
- Sử dụng vốn
Trên cơ sở nguồn vốn tự có và nguồn vốn huy động được Công ty đứng trước bài toán làm sao để sử dụng được nguồn vốn này có hiệu quả nhất. Việc sử dụng này phải đảm bảo được đầy đủ các yêu cầu tối thiểu như: đảm bảo cung ứng đầy đủ vốn cho sản xuất với chi phí sử dụng vốn thấp nhất, hạn chế rủi ro tài chính có thể xảy ra, tạo cho Công ty một cơ cấu vốn linh hoạt tối ưu.
- Công ty cần phải có những tính toán kỹ lưỡng, chặt chẽ, cần thận chủ động xây dựng một bản kế hoạch tình hình các dự án định về việc phân phối và sử dụng vốn có được sao cho hiệu quả nhất.
- Trong quá trình thực tế hoạt động, có thể phát sinh những yêu cầu mới trong hoạt động tài chính vì vậy phải có sự chinh đổi kịp thời để phù hợp với hiện tại để tránh gây những khó khăn cho hoạt đong sản xuất kinh doanh do nguyên nhân thiếu vốn và thừa vốn, lãng phí vốn gây nên.
- Bảo toàn và phát triển nguồn vốn
Nguồn vốn cố định chủ yếu tập trung vào lượng TSCĐ. Đảm bảo cho nguồn vốn cố định suy ra cho cùng chính là đảm bảo cho TSCĐ không bị lạc hậu; tránh những hao mòn lớn, phải tính đuợc mức độ khấu hao nhỏ nhất để TSCĐ đó không bị loại ra khỏi quá trình kinh doanh trước thời hạn dự tính.
- Trong quá trình tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, phải lên kế hoạch bảo dưỡng, tu sửa định kỳ cho máy móc, nâng cao năng lực hoạt động của máy. - Tiến hành hoạt động lại giá trị TSCĐ trong kỳ.
- Xác định cơ cấu vốn cố định và tỷ trọng của từng loại TSCĐ cho phù hợp với mục tiêu và chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.
- Tiến hành trích khấu hao TSCĐ theo giá hiện hành chức theo giá bán ban đầu của TSCĐ. TSCĐ đưoc đầu tư từ nguồn vốn nào thì phải đưoc khấu hao theo nguồn vốn đó. Xác định một tỷ lệ khẩu hao hợp lý vừa đảm bảo tiêu thụ hàng hóa có lợi vừa thực hiện tốt quá trình cải tiến kỹ thuật có thể kéo dài thời gian làm việc của TSCĐ qua phương thức bảo dưỡng nhưng cũng phải xác định được cu thể từng loại TSCÐ nào sẽ phục vụ trong thời gian bao nhiêu lâu để tránh việc thời hạn sử dụng đã hết mà vẫn tiến hàng sản xuất trên phương tiện máy móc cũ sẽ làm ảnh hưởng tới năng suất lao động.
53
- Hiện nay qua những tính toán t thấy TSCĐ của Công ty còn rất thấp gây lãng phí vì vậy trong thời gian tới chúng ta cần phải xây dựng phương án sản xuất sao cho đẩy mạnh công suất của hoạt động TSCĐ lên cao hơn.