Phân tích thực trạng chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề ở tỉnh Thái Bình

Một phần của tài liệu CHÍNH SÁCH hỗ TRỢ PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ của TỈNH THÁI BÌNH (Trang 32 - 34)

6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp

2.2 Phân tích thực trạng chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề ở tỉnh Thái Bình

2.2.1. Thực trạng chính sách hỗ trợ tài chính, tín dụng của tỉnh Thái Bình

Chính sách tài chính, tín dụng làng nghề hướng tới mục tiêu đảm bảo nhu cầu

về nguồn vốn cho các hoạt động đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh tại làng nghề. Các hoạt động sản xuất kinh doanh trong các làng nghề mang đặc trưng riêng của các cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn, do vậy, cần thiết phải có chính sách đặc thù về tài chính và tín dụng để hỗ trợ các hộ sản xuất phát triển kinh

26

doanh. Theo đó, UBND tỉnh Thái Bình đã thực hiện các hỗ trợ cơ bản về nguồn vốn, tín dụng như sau:

- Hỗ trợ với các mức khác nhau từ 30% đến 100% tùy nội dung gồm: hỗ trợ xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật; hỗ trợ tham gia hội chợ triển lãm; hỗ trợ sửa chữa, nâng cấp hệ thống xử lý ô nhiễm môi trường tại các cơ sở công nghiệp nông thôn; hỗ trợ lãi suất vốn vay cho các cơ sở công nghiệp nông thôn gây ô nhiễm môi trường di dời vào các khu, cụm công nghiệp.

- Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng làng nghề, cụm cơ sở ngành nghề nông thôn. Hỗ trợ kinh phí đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và xử lý môi trường cho các làng nghề; ưu tiên các làng nghề sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, các tuyến điểm phát triển làng nghề gắn với du lịch.

- Chi tổ chức, tham gia hội chợ triển lãm cho cáccơ sở công nghiệp nông thôn tại nước ngoài. Hỗ trợ 50% các khoản chi phí, bao gồm: Thuê mặt bằng, thiết kế, dàn dựng gian hàng; trang trí chung của khu vực Việt Nam (bao gồm cả gian hàng quốctế nếu có); chi phí tổ chức khai mạc nếu là hội chợ triển lãm riêng của Việt Nam (giấy mời, đón tiếp, trang trí, âm thanh, ánh sáng, thông tin tuyên truyền); chi phí tổ chức hội thảo, trình diễn sản phẩm (thuê hội trường, thiết bị, trang trí, khánh tiết); chi phí cho cán bộ tổ chức chương trình. Các khoản chi phí được xác định trên cơ sở giá đấu thầu hoặc trường hợp không đủ điều kiện đấu thầu thì theo giá được cấp có thẩm quyền phê duyệt.(Quyết định số 11/2020/QĐ-UBND Quy định về quản lý và sử dụng kinh phí khuyến công trên địa bàn tỉnh Thái Bình)

- Tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển nghề và làng nghề ở nông thôn được UBND tỉnh xem xét hỗ trợ 50% lãi suất tiền vay của các tổ chức tín dụng (từ nguồn vốn ngân sách tỉnh) cho đầu tư mở rộng sản xuất và đầu tư cơ sở sản xuất mới. Thời gian hỗ trợ không quá 3 năm đối với cho vay dài hạn kể từ ngày vay vốn. Đối với khoản vay đã được hỗ trợ lãi suất theo chính sách kích cầu của Chính phủ thì chỉ được hỗ trợ phần chênh lệch lãi suất còn lại (nếu có).(Quyết định số 17/2009/QĐ về việc ban hành Quy định một số chính sách khuyến khích phát triển nghề, làng nghề trên địa bàn tỉnh Thái Bình)

- Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trong làng nghề (nhất là làng nghề truyền thống) đầu tư dây chuyền sản xuất mới, ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ vào sản xuất để nâng cao năng lực sản xuất, chất lượng sản phẩm được UBND tỉnh xét hỗ trợ một phần kinh phí từ nguồn vốn khuyến công, mức hỗ trợ một lần không quá 100 triệu đồng.

Quá trình triển khai thực hiện chính sách đã mang lại những kết quả tích cực cụ thể giai đoạn 2016-2020, Sở Công Thương tỉnh Thái Bình đã triển khai được 193 đề

27

án khuyến công, với tổng kinh phí 19.448,5 triệu đồng. Trong đó, hỗ trợ đầu tư phát

triển tiểu thủ công nghiệp trong làng nghề chiếm khoảng 60%, chủ yếu tập trung vào các nội dung sau: Chương trình đào tạo nghề, truyền nghề và phát triển nghề; Chương trình hỗ trợ xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật, chuyển giao công nghệ và tiến bộ khoa học kỹ thuật; Chương trình phát triển sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu. Tuy nhiên, nguồn kinh phí hỗ trợ cũng còn thấp so với nhu cầu của các địa phương, các làng nghề.

Với mục tiêu tiếp tục phát huy hiệu quả công tác khuyến công giai đoạn 2016- 2020, giai đoạn 2021-2025, Sở Công Thương Thái Bình đề ra phương hướng, xây dựng mục tiêu và giải pháp thực hiện hoạt động khuyến công địa phương. Theo đó, tỉnh sẽ triển khai thực hiện việc khuyến khích, hỗ trợ sản xuất sạch hơn tại các cơ sở sản xuất công nghiệp, nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên, nguyên liệu, bảo vệ môi trường.

Để tăng năng suất lao động và sản lượng hàng hóa tại một số làng nghề tiểu thủ công nghiệp, việc đầu tư mua sắm máy móc hiện đại là nhu cầu cần thiết. Nắm bắt được nhu cầu này, nội dung chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề có đề cập đến việc hỗ trợ mua sắm máy móc, trang thiết bị hiện đại phục vụ sản xuất. Theo đó, mức hỗ trợ được quy định như sau:

- Chi hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến, chuyển giao công nghệ, tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp. Mức hỗ trợ tối đa 50% chi phí nhưng không quá 200 triệu đồng/cơsở.

- Trường hợp chi hỗ trợ dây chuyền công nghệ thì mức hỗ trợ tối đa không quá 1,5 lần mức hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến, chuyển giao công nghệ, tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp.(Quyết định số

11/2020/QĐ-UBND Quy định về quản lý và sử dụng kinh phí khuyến công trên địa

bàn tỉnh Thái Bình)

Sự phát triển của các làng nghề ngoài sự năng động của các hộ làm nghề, tinh hoa tay nghề truyền thống còn phải nhắc tới vai trò của các doanh nghiệp ở mỗi làng nghề. Nhờ các doanh nghiệp này mà sản phẩm làm ra của bà con làng nghề có đầu ra ổn định. Đặc biệt, các doanh nghiệp ứng dụng khoa học công nghệ mới, đưa máy móc vào một số khâu sản xuất giúp năng suất, sản lượng sản phẩm của làng nghề tăng cao,

kéo theo thu nhập của người thợ thủ công được nâng lên.

Một phần của tài liệu CHÍNH SÁCH hỗ TRỢ PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ của TỈNH THÁI BÌNH (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)