6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp
3.3.2. Giải pháp hoàn thiện chính sách về đào tạo nguồn nhân lực cho làng nghề
Để khai thác và phát huy cao nhất lao động và năng lực sáng tạo của người lao động trong các làng nghề, các chínhsách cơ chế về đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cần tập trung hoàn thiệntheo một số giải pháp cơ bản sau:
- Đổi mới đầu tư nhà nước cho đào tạo người lao động: cần xác định rõ mục tiêu học nghề và hành nghề phù hợp với nhu cầu của các ngành nghề ở các làng nghề. Cấp tỉnh nghiên cứu để thực hiện hệ thống cấp giấy chứng nhận đủ trình độ hành nghề cho người lao động, tách biệt với các chứng chỉ đào tạo trong nhà trường, nhằm đề cao tinh thần lao động chuyên nghiệp trong xã hội nói chung và các làng nghề nói riêng. Khuyến khích các tổ chức đào tạo trong nước hợp tác đào tạo với tổ chức nước ngoài để nhanh chóng nâng cao chất lượng đào tạo. Nhà nước cũng cần tài trợ hợp lý cho người đi du học nước ngoài.
- Thành lập và kiện toàn các trung tâm dịch vụ về nguồn nhân lực ở nông thôn để cung cấp thông tin về việc làm cho người lao động giúp người lao động tìm được việc làm phù hợp với trình độ và khả năng nghề nghiệp của mình, kiểm soát việc thi hành pháp luật lao động trong các cơ sở SXKD ở làng nghề để đảm bảo quyền lợi cho người lao động, xây dựng các chương trình và tổ chức đào tạo cho các chủ hộ SXKD, chủ
42
doanh nghiệp và người lao động. Chính quyền địa phương các cấp cần có sự kết hợptổ chức, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho các chủ hộ, chủ doanh nghiệp về văn hoá, khoa học kỹ thuật, các kiến thức về quản trị doanh nghiệp và thị trường thông qua các hình thức như: đào tạo tại các trung tâm, mở các lớp tập huấn ngắn hạn, mở các câu lạc bộđể thông qua đó họ vừa học hỏi kinh nghiệm vừa tìm kiếm bạn hàng, liên doanh liên kết... Đây là những hình thức cần được tỉnh khuyến khích phát triển mạnh, đáp ứng được nhu cầu của các làng nghề trong việc tư vấn, giải quyết những khó khăn ngoài khả năng giải quyết của các doanh nghiệp, thông qua đó nâng cao kiến thức cho các chủdoanh nghiệp, chủ hộ SXKD ở các làng nghề.
- Chính sách khuyến khích đa dạng hoá các hình thức dạy nghề cho người lao động theo nhiều ngành, nhiều cấp khác nhau trên cơ sở lập kế hoạch về nhu cầu lao động cần được đào tạo trong từng ngành nghề của các làng nghề. Trước tiên cần phải khuyến khích các chủ cơ sở nghề truyền thống tổ chức, thực hiện đào tạo nghề truyền thống cho người lao động. Phát triển các trung tâm dạy nghề tư nhân để tăng số lượng lao động có tay nghề đáp ứng nhu cầu mở rộng và phát triển các làng nghề. Chính phủ cần có chính sách khuyến khích và tạo điều kiện cho các nghệ nhân, thợ giỏi phát huy tối đa năng lực và truyền bá kinh nghiệm để duy trì và phát triển ngành nghề và làng nghề truyền thống. Khuyến khích các nghệ nhân mở các lớp truyền nghề, dạy nghề cho lao động và được thu tiền học của học viên trên nguyên tắc thoả thuận. Tạo điều kiện cho các nghệ nhân tiếp cận những kiến thức tiên tiến để phát triển làng nghề truyền thống phù hợp với xu thế hội nhập.
3.3.3. Giải pháp hoàn thiện chính sách hỗ trợ xúc tiến thương mại
- Các Bộ, ngành liên quan và các địa phương cần tăng thêm kinh phí xúc tiến thương mại sản phẩm làng nghề. Tổ chức thường xuyên các hội chợ, triển lãm sản phẩm làng nghề ở các thành phố lớn như đã làm thời gian gần đây nhưng còn ít, nhằm kích cầu trong nước tiêu dùng sản phẩm làng nghề, đề nghị cho phép hỗ trợ 70% kinh phí xúc tiến thương mại bao gồm chi phí thuê gian hàng, vận chuyển, ăn nghỉ khi tham gia hỗ trợcho các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình tham gia hội chợ triển lãm, hỗ trợ giới thiệu sản phẩm ngành nghề nông thôn, làng nghề. Đây cũng chính là tạo ra một kênh thực hiện chủ trương của Nhà nước về khuyến khích người Việt Nam dùng hàng Việt Nam; sớm tìm kiếm thị trường xuất khẩu cho sản phẩm làng nghề. Đồng thời hỗ trợ đầu tư xây dựng các chợ, cửa hàng trung tâm ở địa phương có làng nghề, các trạm nghỉ ven đường quốc lộ ở các điểm du lịch để quảng bá và tiêu thụ sản phẩm cho làng nghề Việt Nam.
43
- Hoàn thiện chính sách xúc tiến thương mại, thông tin và tiếp thị: Tỉnh cần chú trọng và tăng cường đầu tư về cơ sở vật chất, kinh phí và con người cho các tổ chức xúc tiến thương mại, các trung tâm giới thiệu, quảng bá hàng hoá ở địa phương để đẩy mạnh xúc tiến thương mại đặc biệt là trung tâm xúc tiến thương mại của Sở Công thương hiện nay. Quy định các cơ chế phối hợp giữa hệ thống xúc tiến thương mại với các hệ thống khuyến khích xúc tiến tư vấn, đầu tư, hệ thống khuyến nông, khuyến lâm... để cung cấp thông tin và dự báo thị trường trong và ngoài nước đối với những mặt hàng của các làng nghề, các thông tin về thị hiếu, chính sách thuế, phí thuế, các yêu cầu về tiêu chuẩn, chất lượng hàng hoá của khách hàng để định hướng sản xuất
cho các làng nghềlàm ra các sản phẩm phù hợp, có sức cạnh tranh cao, tìm kiếm, chắp
lối bạn hàng, giới thiệu đối tác, quảng cáo triển lãm cho các sản phẩm làng nghề. Xây dựng và kết nối mạng thông tin giữa các cơ quan xúc tiến thương mại các cấp và các cơ sở lớn ở các làng nghề. Thành lập các điểm thông tin thị trường tại các chợ đầu mối
ở nông thôn, các trung tâm sản xuất ngành nghề ở các làng nghề: tiếp tục thực hiện mở
rộng đối tượng, hình thức, nâng cao mức hỗ trợ của các hoạt động hội chợ, triển lãm, hội thảo... trong và ngoài nước, các đơn vị, cá nhân tổ chức cũng như các doanh nghiệp, cơ sở SXKD có sản phẩm tham gia. Nhà nước cũng cần xây dựng cơ chế hỗ trợ về thông tin, đặc biệt là các thông tin về thị trường xuất khẩu trên các kênh cung cấp thông tin: sách, báo, truyền thanh, truyền hình, Website... cũng như chế độ thưởng cho các tổ chức, cánhân có công khai thác thị trường, quảng bá sản phẩm của các làng nghề. Đồng thời trong khuôn khổ của WTO cần phải có những hỗ trợ về tài chính trong giai đoạn đầu của việc xây dựng và bảo hộ thương hiệu hàng hoá của doanh nghiệp.