Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu

Một phần của tài liệu CHÍNH SÁCH hỗ TRỢ PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ của TỈNH THÁI BÌNH (Trang 51 - 56)

6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp

3.5. Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu

Trong phạm vi nghiên cứu của khóa luận, em đã cơ bản giải quyết các vấn đề lý luận và thực tiễn đặt ra song bên cạnh kết quả đạt được, em nhận thấy vẫn còn một số nội dung cần được hoàn thiện hơn. Đây cũng là những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu trong thời gian tới. Một số vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu đó là:

Thứ nhất, tổng hợp và rà soát lại toàn bộ nội dung của từng văn bản chính sách bộ phận có liên quan đến Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) và phát triển ngành nghề nông thôn trên phạm vi toàn quốc và cụ thể tại tỉnh Thái Bình.

Thứ hai, đi sâu vào nghiên cứu một nhóm chính sách cụ thể để đánh giá chính sách theo các tiêu chí đánh giá chính sách công nói chung đồng thời đánh giá chính sách từ các khâu của chu trình chính sách (hoạch định, thực hiện và đánh giá chính sách).

45

KẾT LUẬN

Chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề là nhu cầu cấp thiết đang đặt ra, đòi hỏi được nhà nước quan tâm. Chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề sẽ đóng góp quan trọng vào phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn; đóng góp hữu hiệu vào công cuộc xây dựng nông thôn mới mà Chính phủ đang triển khai. Với đề tài khóa luận: “ Chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề của tỉnh Thái Bình”, em đã hoàn thành các mục tiêu nghiên cứu và có những đóng góp sau:

1. Khóa luận hệ thống hóa cơ sở lý luận cơ bản và thực tiễn của chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề. Về phương diện lý luận, khóa luận làm rõ một số khái niệm liên quan đến chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề. Đặc biệt, khóa luận đi sâu phân tích để làm rõ những đặc trưng, nội dung, nguyên lý và các tiêu chí đánh giá chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề. Trong điều kiện hội nhập kinh tế và sự cạnh tranh ngày càng gay gắt. Để làm rõ những vấn đề lý luận, khóa luận đã tìm hiểu thực tiễn về chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề tại một số địa phương để rút ra bài học kinh nghiệm có ý nghĩa thực tiễn đối với tỉnh Thái Bình.

2. Khóa luận đã khái quát điều kiện tự nhiên, KT-XH để thấy thuận lợi, khó khăn với sự phát triển làng nghề ở tỉnh Thái Bình. Đó cũng là cơ sở cho việc hoạch định và thực thi chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề của tỉnh. Khóa luận đã đi sâu vào phân tích thực trạng chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề ở tỉnh Thái Bình những năm gần đây đồng thời làm rõ các tác động của chính sách đó đến sự phát triển làng nghề của tỉnh trên hai khía cạnh ưu điểm và hạn chế cũng như nguyên nhân của hạn chế. Từ đó, khóa luận đưa ra nhận xét đánh giá chung về chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề ở tỉnh Thái Bình. Đó cũng là cơ sở cho việc đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao chính sách hỗ trợ phù hợp với sự phát triển làng nghề ở tỉnh Thái Bình hiện nay.

3. Để các làng nghề ngày càng có đóng góp tích cực vào sự phát triển KT-XH của tỉnh Thái Bình, khóa luận đã đề xuất bốn quan điểm và làm rõ phương hướng nâng cao chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề. Đặc biệt là khóa luận có đóng góp trong việc đề xuất các giải pháp cơ bản tiếp tục hoàn thiện chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề ở tỉnh Thái Bình gồm chính sách tài chính và tín dụng; chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lực; chính sách xúc tiến thương mại và chính sách bảo vệ môi trường.

Trong khuôn khổ khóa luận của mình, nhận thức bản thân của em còn hạn hẹp, phân tích và nghiên cứu dựa trên thực tế và các số liệu thống kêđã được cập nhật. Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu không thể tránh khỏi những thiết sót. Rất mong được sự góp ý của các thầy cô trong nhà trường để khóa luận tốt nghiệp của em được hoàn thiện hơn.

vii

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư. 2010. Đề tài cấp Bộ - Một số chính sách chủ yếu phát triển bền vững làng nghề ở Việt Nam, Đinh Xuân Nghiêm (chủ nhiệm), Hà Nội.

2. Báo Thái Bình, 2020, “Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Thái Bình lần

thứ XX, nhiệm kỳ 2020-2025”,https://www.baothaibinh.com.vn/tin-

tuc/28/115422/nghi-quyet-dai-hoi-dai-bieu-dang-bo-tinh-thai-binh-lan-thu-xx- nhiem-ky-2020-2025

3. Báo Thanh niên Việt (2020), “Thái Bình: Kinh tế tăng trưởng khá, tạo được những dấu ấn nổi bật”, https://thanhnienviet.vn/2020/10/08/thai-binh-kinh-te-

tang-truong-kha-tao-duoc-nhung-dau-an-noi-bat/

4. Nguyễn Như Chung có công trình nghiên cứu “Quá trình hoàn thiện các chính sách thúc đẩy phát triển làng nghề ở tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 1997-2003 – Thực trạng, kinh nghiệm và giải pháp.”, Luận án tiến sỹ - Trường Đại học Kinh tế quốc dân.

5. Cục Thống kê tỉnh Thái Bình (2018), “Thực trạng làng nghề tỉnh Thái Bình năm 2017”, http://thongkethaibinh.gov.vn/uploads/news/2018_02/thuc-trang- lang-nghe-tinh-thai-binh.pdf ?fbclid=IwAR3f-7g965z3TF4wYO-

SfR06BLntZh78NcZbviwaWQ8TIKlIgplR7LxyD3Y

6. Cục Thống kê tỉnh Thái Bình (2021), “Thông cáo báo chí tình hình KTXH 6 tháng đầu năm 2021 tỉnh Thái Bình”, http://thongkethaibinh.gov.vn/Tin- tuc/thong-cao-bao-chi-tinh-hinh-ktxh-6-thang-dau-nam-2021-tinh-thai-binh- 659.html

7. Cao Văn Đông (2019), “Chính sách phát triển làng nghề trên địa bàn huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội”, Luận văn thạc sỹ chính sách công – Học viện Hành chính quốc gia.

8. Giới thiệu về làng nghề truyền thống tỉnh Thái Bình (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thái Bình)

9. Mai Thị Hiền (2014), “Phát triển làng nghề ở tỉnh Thái Bình”, Luận văn thạc sỹ - Đại học Kinh tế.

10.Mai Thế Hởn và các cộng sự (2003), “Phát triển làng nghề truyền thống trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá”, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 11.Kế hoạch hành động số 31-KH/TU ngày 05/01/2017 của Ban Thường vụ Tỉnh

ủy Thái Bình.

12.Làng nghề Thái Bình, tiềm năng và hội nhập ( Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thái Bình)

viii

13.Nguyễn Anh Phương (2015), Chính sách công và khoa học chính sách,

https://chinhsach.vn/chinh-sach-cong-va-khoa-hoc-chinh-sach/

14.Phát triển nguồn nhân lực ở tỉnh Thái Bình,

https://www.quanlynhanuoc.vn/2021/08/31/phat-trien-nguon-nhan-luc-o-tinh- thai-binh, ngày 31/8/2021

15.Sở Công thương tỉnh Thái Bình (2020), “Đào tạo nghề - Lời giải cho bài toán lao động, việc làm”, https://socongthuong.thaibinh.gov.vn/tin-tuc/thuong-mai- dich-vu/dao-tao-nghe-loi-giai-cho-bai-toan-lao-dong-viec-lam.html

16.Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thái Bình (2010) - Quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn Thái Bình đến năm 2020.

17.Thu Thanh (2020), “ Đại hội Đảng bộ tỉnh Thái Bình lần thứ XX: Phấn đấu xây

dựng Thái Bình trở thành tỉnh phát triển trong khu vực đồng bằng sông Hồng”. Đảng bộ tỉnh Thái Bình, “Văn kiện Đại hội lần thứ XVIII”,

https://123docz.net/document/3027326-phat-trien-lang-nghe-o-tinh-thai binh.htm?fbclid=IwAR3lGLWnITItJOtpE8hWPWBs7XZzfmIwBsUckFhjo- izz9Vt-3OCrBm9maQ

18.Đặng Thị Đào Trang (2020), “Chính sách phát triển bền vững làng nghề từ thực tiễn tỉnh Quảng Nam”, Luận án tiến sĩ chính sách công – Học viện Khoa học xã hội.

19.Vũ Xuân Tính (2018), “Chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề trên địa bàn huyện Cẩm Giàng tỉnh Hải Dương”, Luận văn thạc sĩ kinh tế - Đại học Thương Mại.

20.UBND tỉnh Thái Bình, “Báo cáo tình hình KT-XH năm 2016, 2017, 2018, 2019, 2020”

21.UBND tỉnh Thái Bình, “Quyết định số 1671/QĐ-UBND về việc phê duyệt đề án phát triển nguồn nhân lực tỉnh Thái Bình đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030”, ban hành ngày 10/7/2018

22.UBND tỉnh Thái Bình, “Quyết định số 1413/QĐ-UBND về phê duyệt Đề án xây dựng phát triển con người toàn diện về trí tuệ, tư tưởng, đạo đức và thể chất, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước giai đoạn 2015 – 2020, tầm nhìn 2030”, ban hành ngày 26/6/2015

23.Bùi Văn Vượng (2002), “Làng nghề thủ công truyền thống Việt Nam”, NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội.

ix

25.Trần Minh Yến (2003), “Phát triển làng nghề truyền thống ở nông thôn Việt Nam trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa”, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

x

CÁC WEBSITE

1. Báo điện tử Thái Bình, www.thaibinh.gov.vn

2. Trung tâm nghiên cứu vàhỗ trợ phát triển các làng nghề thủ công truyền thống ở Việt Nam,www.hrpc.com.vn

3. Cục Thống kê tỉnh Thái Bình, http://thongkethaibinh.gov.vn

4. Đài phát thanh và truyền hình Thái Bình, http://www.thaibinhtv.vn 5. Sở Công thương tỉnh Thái Bình, https://socongthuong.thaibinh.gov.vn

6. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thái Bình,

https://sonnptnt.thaibinh.gov.vn

Một phần của tài liệu CHÍNH SÁCH hỗ TRỢ PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ của TỈNH THÁI BÌNH (Trang 51 - 56)