Bảng 12.2.1 Danh mục các dự án hỗ trợ kỹ thuật tiềm năng (dự kiến)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu toàn diện phát triển giao thông vận tải bền vững ở Việt Nam (VITRANSS 2) (Trang 48 - 50)

Lĩnh vực Tên/Khái quát Cơ quan thực hiện

1. Chung  Các dự án tăng cường năng lực quản lý cho ngành GTVT: nhằm tăng cường năng lực lập quy hoạch và quản lý GTVT của các cơ quan hữu quan, bao gồm (i) quy hoạch chiến lược, (ii) xác định và đánh giá dự án, (iii) thực hiện dự án  Bộ GTVT và các cơ quan quản lý chuyên ngành 2. Đường bộ và vận tải đường bộ  Dự án Bảo trì và Quản lý cơ sở vật chất kỹ thuật đường bộ: nhằm tăng cường năng lực bảo trì và quản lý cơ sở vật chất kỹ thuật đường chính yếu, gồm cảđường cao tốc

 Bộ GTVT, Tổng Cục

Đường bộ VN và Công ty

Đầu tư Phát triển Đường cao tốc VN

3. Đường sắt  Dự án nâng cấp và cải thiện công tác quản lý các tuyến đường sắt hiện nay: nhằm xây dựng chiến lược và các bước đi cụ thểđể nâng cấp các tuyến

đường sắt hiện có và cải thiện hệ thống quản lý. Các hợp phần chính gồm (i) thiết lập hệ thống tiếp cận công trình đường sắt hợp lý và hệ thống thu hồi vốn, (ii) ngăn ngừa thiên tai và hệ thống khắc phục và (iii) cải tạo các nút giao cắt với

đường ngang.

 Tổng Công ty Đường sắt VN

Tăng cường năng lực phát triển kinh doanh dịch vụđường sắt: nhằm xác

định các cơ hội kinh doanh các dịch vụ trên cở sở khai thác CSVCKT của ngành đường sắt và thiết lập cơ chế và hệ thống quản lý phù hợp.

 Tổng Công ty Đường sắt VN

Nghiên cứu chi tiết Đường sắt cao tốc: nhằm giải quyết các vấn đề vướng mắc vềĐSCT như tính thống nhất với quy hoạch đô thị, vị trí ga, đặc biệt ở Hà Nội và Tp.HCM và các yêu cầu vận hành

Phát triển Hầm Hải Vân: nhằm nghiên cứu khả thi hầm Hải Vân đối với cả

tuyến ĐSCT và Đường sắt hiện tại

4. Đường biển  Dự án tăng cường công tác quản lý cảng: nhằm hỗ trợ Cục Hàng hải Việt Nam tăng cường năng lực quản lý cảng. Các hợp phần chính gồm (i) thành lập cơ quan quản lý cảng, (ii) thiết lập hệ thống đánh giá thiết kế, (iii) xây dựng cơ

sở dữ liệu cơ sở vật chất kỹ thuật cảng và (iv) sửa đổi, bổ sung luật Hàng hải

 Cục Hàng hải VN, các cảng tiêu biểu

Phát triển Cảng Vân Phong: Nghiên cứu khả thi cảng trung chuyển Vân Phong phục vụ tiềm năng tương lai cạnh tranh với các cảng khác trong khu vực

5. Đường thủy nội địa

Quy hoạch Phát triển và Quản lý GTVT đường thủy nội địa toàn diện cho vùng Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long: nhằm xây dựng quy hoạch phát triển và quản lý mạng lưới đường sông toàn diện cho hai vùng này.

 Bộ GTVT, Cục Đường thủy VN và các tỉnh/thành

6. Đường hàng không

Các dự án tăng cường năng lực cho chuyên ngành Hàng không: các hợp phần chính gồm (i) củng cố khả năng ngoại ngữ (tiếng Anh) của phi công và nhân viên kiểm soát không lưu, (ii) tăng cường năng lực kinh doanh để các cảng hàng không của VIệt Nam được quản lý phù hợp theo mục đích thương mại và (iii) tăng cường năng lực quản lý môi trường, đặc biệt là giám sát tiếng

ồn và khí thải của máy bay

 Cục Hàng không Việt Nam, VANSCORP, Công ty cảng hàng không và các hãng hàng không

7. Vận tải đa phương thức

Dự án phát triển vận tải đa phương thức: các hợp phần chính gồm: (i) phát triển khung thể chế/pháp lý, (ii) nghiên cứu khả thi về phát triển các trung tâm logistics ở vùng KTTĐ Bắc bộ và Nam bộ và tại các cửa khẩu biên giới.

 Bộ GTVT, Đường sắt Việt Nam

8. Môi trường  Kế hoạch kiểm soát ô nhiễm không khí của ngành GTVT: nhằm xây dựng quy hoạch tổng thể/gắn kết để giảm ô nhiễm không khí từ các nguồn di động ở

các khu đô thị lớn. Các hợp phần chính gồm (i) xây dựng chính sách, (ii) xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu, (iii) nâng cao ý thức của người dân, (iv) tăng cường năng lực và (v) hỗ trợ trang thiết bị

 Bộ GTVT, UBND TP Hà Nội, UBND TPHCM và các thành phố khác

PH LC

Một phần của tài liệu Nghiên cứu toàn diện phát triển giao thông vận tải bền vững ở Việt Nam (VITRANSS 2) (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)