THIẾU NIÊN
2.1.1. Khái quát về huyện Thuận Châu
2.1.1.1 Về vị trí địa lý
Thuận Châu là một huyện miền núi thuộc tỉnh Sơn La. Phía đông giáp thành phố Sơn La và huyện Mường La; phía tây giáp tỉnh Điện Biên; phía nam giáp huyện Sông Mã và huyện Mai Sơn; phía bắc giáp huyện Quỳnh Nhai.
Thuận Châu tên địa phương còn gọi là Mường Muổi là một mảnh đất hình thành từ rất sớm. Một loạt các di chí khảo cổ thuộc loại hình di chỉ thềm sông, hang động, mái đá được phát hiện ở Thuận Châu cho ta thấy những đặc điểm cư trú của các bộ lạc săn bắn, hái lượm của thời đại đá mới, điều đó chứng tỏ nơi đây đã có người Việt cổ sinh sống.
Dưới thời Pháp thuộc, có một thời gian Thuận Châu bị đặt dưới chế độ quân quản. Năm 1895, Thuận Châu thuộc tỉnh Vạn Bú (được tách từ tỉnh Hưng Hoá); năm 1904 tỉnh Vạn Bú đổi thành tỉnh Sơn La. Sau chiến dịch Tây Bắc 1952, Thuận Châu trực thuộc tỉnh Lai Châu. Đến tháng 2 năm 1954, Thuận Châu trực thuộc tỉnh Sơn La.
Đến năm 1955 thành lập khu Tự trị Thái - Mèo, bỏ cấp tỉnh, Thuận Châu trực thuộc khu tự trị. Ngày 27/12/1962, tại kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa II đã ra Nghị quyết đổi tên khu Tự trị Thái - Mèo thành khu tự trị Tây Bắc, lập lại 2 tỉnh Sơn La, Lai Châu và thành lập tỉnh Nghĩa Lộ; huyện Thuận Châu thuộc tỉnh Sơn La. Đến năm 2003 toàn huyện có 34 xã và 1 thị trấn, huyện lỵ đặt tại Thị trấn Thuận Châu.
Thực hiện Nghị định 148/2003/NĐ-CP ngày 02/12/2003 của Chính phủ về việc thành lập huyện Sốp Cộp và điều chỉnh địa giới các huyện Thuận Châu, Quỳnh
Nhai tỉnh Sơn La, ngày 2 tháng 12 năm 2003, chuyển 25.911 ha diện tích tự nhiên và 26.659 nhân khẩu gồm toàn bộ các xã Mường Giàng, Chiềng Bằng, Mường Sại, Liệp Muội, Nặm Ét, Chiềng Khoang của huyện Thuận Châu về huyện Quỳnh Nhai quản lý.
Thực hiện Nghị định 03/2007/NĐ-CP ngày 08/01/2007 của Chính phủ về việc điều chỉnh địa giới hành chính xã, thành lập xã, thị trấn thuộc các huyện Mường La, Thuận Châu,Mộc Châu, chuyển 253 hecta diện tích tự nhiên của xã Liệp Tè về huyện Mường La và thành lập thị trấn Ít Ong.
Sau điều chỉnh, huyện Thuận Châu có 153.337 hecta diện tích đất tự nhiên và 130.524 nhân khẩu có 29 đơn vị hành chính trực thuộc bao gồm các xã: Chiềng Ly, Phổng Lái, Thôm Mòn, Bon Phặng, Mường Khiêng, Bản Lầm, Noong Lay, Co Tòng, Liệp Tè, Muổi Nọi, Bó Mười, Púng Tra, Tông Lệnh, Chiềng Pha, É Tòng, Chiềng Ngàm, Mường É, Co Mạ, Pá Lông, Tông Cọ, Mường Bám, Chiềng La, Nậm Lầu, Chiềng Pấc, Phỏng Lập, Long Hẹ, Phổng Lăng, Chiềng Bôm và thị trấn Thuận Châu.
2.1.1.2 Về kinh tế
Tổng giá trị sản xuất từ năm 2016 ước đến hết năm 2020 đạt 29.219,6 tỷ đồng
(theo giá so sánh năm 2010), bình quân tăng 10,4%/ năm; trong đó, nông - lâm nghiệp tăng 5,01%/năm; công nghiệp - xây dựng tăng 8,62%/năm; dịch vụ tăng 15,68%/ năm.
Nông nghiệp phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, cơ cấu kinh tế nông nghiệp chuyển dịch theo chiều hướng tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi, trong nội bộ lĩnh vực trồng trọt tăng diện tích cây ăn quả, cây công nghiệp, giảm diện tích cây hàng năm trên đất dốc; đẩy mạnh thâm canh, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, bước đầu hình thành vùng sản xuất tập trung và liên kết trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm. An ninh lương thực được đảm bảo, tổng sản lượng lương thực có hạt năm 2020 ước đạt 45.435 tấn; bình quân lương thực đầu người ước đạt 258 kg/người;
Giá trị sản xuất ngành công nghiệp và xây dựng giai đoạn 2016-2020 ước đạt 8.197,44 tỷ đồng, bình quân tăng 8,62%/năm, trong đó giá trị sản xuất ngành công
nghiệp ước đạt 1.271,24 tỷ đồng.
Hoạt động xuất khẩu hàng hóa có sự chuyển biến tích cực. Đẩy mạnh tiêu thụ và xuất khẩu các sản phẩm nông sản có lợi thế của huyện như chè, cà phê, cây ăn quả...Giá trị hàng hóa tham gia xuất khẩu trong năm 2018, 2019 đạt 695 tỷ đồng, tăng 100% so với nhiệm kỳ 2010 - 2015.
Tiêu chí xây dựng nông thôn mới, toàn huyện ước đạt bình quân 10,18 tiêu chí/xã, tăng 4,43 tiêu chí/xã so với thời điểm 31/12/2015, trong đó có 2 xã đạt chuẩn nông thôn mới (xã Phổng Lái, Tông Lạnh), không có xã nào đạt dưới 5 tiêu chí; có 100% xã có đường đến trung tâm xã được cứng hóa; 32,16% đường đến bản được cứng hóa; có 470/501 bản, tiểu khu có điện lưới quốc gia, 94,8% số hộ được sử dụng điện sinh hoạt; 90% dân số được dùng nước sinh hoạt hợp vệ sinh
2.1.1.3 Về văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục
Mạng lưới trường, lớp học được sắp xếp tinh gọn, hợp lý; chất lượng giáo dục từng bước được nâng cao; tỷ lệ huy động trẻ đi học mẫu giáo và học sinh đi học đúng độ tuổi tăng qua các năm; 100% xã, thị trấn đạt phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi, phổ cập giáo dục xóa mù chữ, phổ cập tiểu học và THCS; huyện đủ điều kiện công nhận đạt chuẩn PCGD tiểu học mức độ 3 (trong đó 2/29 xã, thị trấn đạt phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 2) đạt phổ cập giáo dục mức độ 2 và đạt chuẩn PCGD THCS mức độ 1
Công tác khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân tiếp tục được thực hiện tốt; công tác y tế dự phòng được đẩy mạnh, không để dịch bệnh xảy ra; mạng lưới cơ sở vật chất y tế được quan tâm đầu tư; đội ngũ cán bộ y tế phát triển cả về số lượng và chất lượng, y đức cán bộ y tế đã có chuyển biến tích cực; chính sách về bảo hiểm y tế được triển khai đồng bộ. Ước đến hết năm 2020, toàn huyện có 23 xã đạt chuẩn quốc gia về y tế, đạt 100% kế hoạch, tăng 15 xã, bằng 287,5% so với nhiệm kỳ 2010 - 2015; tỷ lệ bác sỹ/1 vạn dân đạt 4,15; 23/29 trạm y tế xã có bác sỹ đạt 79,31%; tỷ lệ giường bệnh/vạn dân đạt 14,2; tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt 97,5%, tăng 2,94% so với nhiệm kỳ 2010 - 2015.