Hạn chế trong thực hiện vai trò của Huyện Đoàn Thuận Châu trong phòng chống ma túy cho thanh thiếu niên

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: VAI TRÒ CỦA HUYỆN ĐOÀN THUẬN CHÂU, TỈNH SƠN LA TRONG PHÒNG CHỐNG MA TÚY CHO THANH THIẾU NIÊN (Trang 77 - 78)

- Tình hình tội phạm ma túy trên địa bàn từ năm 2015 đến 6 tháng đầu năm

006 7 08 4,02 2Các kế hoạch tuyên truyền đã địnhhướng tốt cho các hoạt động phòng,

2.3.2. Hạn chế trong thực hiện vai trò của Huyện Đoàn Thuận Châu trong phòng chống ma túy cho thanh thiếu niên

phòng chống ma túy cho thanh thiếu niên

Về bộ máy thực hiện: Việc bố trí lực lượng thực hiện nhiệm vụ còn thiếu, cùng với yêu cầu về độ tuổi của cán bộ đoàn phải luân chuyển, điều động nhanh, tạo nên nguy cơ thiếu hụt nhân sự có chuyên môn sâu, công tác tuyên truyền, nắm bắt số liệu khó duy trùy sự liên tục, nhất quán và đồng bộ.

Về lập kế hoạch thực hiện: Việc lập kế hoạch chưa phát huy được sự sáng tạo của cán bộ đoàn, có nội dung, phương thực chưa hoàn toàn phù hợp với thực tiễn; còn bị chi phối rất lớn của nguồn lực thực hiện; các mục tiêu kế hoạch còn chưa cụ thể, chưa thực sự tác động tới đối tượng thanh thiếu niên có nguy cơ cao.

Về tổ chức thực hiện kế hoạch nâng cao vai trò của Huyện đoàn trong công tác phòng chống ma túy cho thanh thiếu niên:

Công tác tập huấn chưa được thực hiện bài bản, nội dung còn phải lồng ghép trong các khóa tập huấn nghiệp vụ chung của Ban Thường vụ huyện Đoàn; kỹ năng, nghiệp vụ của cán bộ làm công tác tuyên truyền còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu.

Triển khai các phương thức có mặt không còn phù hợp với thực tiễn, khó tiếp cận đối tượng thanh thiếu niên có nguy cơ cao.

Vận hành ngân sách cho hoạt động phòng chống ma túy của huyện đoàn: nguồn lực vẫn còn hạn chế, ngân sách chưa đảm bảo cho các hoạt động phòng chống ma túy, dẫn tới nội dung và phương thức truyền thông bị hạn chế, hiệu quả không đạt được mục tiêu của kế hoạch; cơ chế thanh quyết toán còn máy móc, không phát huy được sự sáng tạo để điều chỉnh kế hoạch phù hợp với thực tiễn.

Phối hợp với các cơ quan có liên quan trong tổ chức kế hoạch thực hiện: việc trao đổi thông tin về kết quả thực hiện với các ngành còn hạn chế, có thông tin còn thiếu chính xác. Trong công tác phối hợp thực hiện vẫn thiếu sự đồng bộ.

Tạo động lực cho các cán bộ làm tốt công tác phòng chống ma túy: vẫn chưa đảm bảo để cán bộ yên tâm công tác, dành toàn bộ tâm huyết để tiếp cận các đối tượng, bám sát địa bàn và làm công tác tuyên truyền trực tiếp.

Về đánh giá việc thực hiện kế hoạch:

Việc thu thập thông tin một cách khoa học, có mục tiêu cụ thể chưa được chú trọng, chưa thiết lập được các kênh tương tác với thanh thiếu niên trên mạng xã hội; việc thu thập thông tin để có kế hoạch tiếp cận thanh thiếu niên có nguy cơ cao còn gặp nhiều khó khăn. Thực tế công tác đánh giá cụ thể theo từng nội dung còn gặp nhiều hạn chế, cụ thể là:

Việc đánh giá sử dụng nguồn ngân sách để thực hiện các nội dung Kế hoạch còn ít được quan tâm thực hiện, do không chủ động được nguồn phân bổ, bên cạnh đó vẫn còn tồn tại các khoản chi không chính thức.

Việc phối hợp giữa các đơn vị trực thuộc Huyện đoàn từ khi tham mưu xây dựng kế hoạch, trong khi tổ chức thực hiện kế hoạch, đến khi kết thúc kế hoạch còn chưa được thực hiện bài bản, chưa quy trách nhiệm được cụ thể do vẫn còn tư tưởng đó là trong nội bộ Huyện đoàn.

Vẫn chưa có phương án cụ thể để đánh giá sự chuyển biến của thanh thiếu niên sau khi được tuyên truyền, do thiếu các kỹ năng cũng như nguồn lực để tiến hành các bước khảo sát một cách bài bản, khoa học.

Việc thông qua đánh giá kết quả đã đạt được so với mục tiêu phòng chống ma túy đã đề ra vẫn còn nặng tính chủ quan, hoàn toàn phụ thuộc vào tổng hợp báo cáo, chưa có bộ chỉ số khoa học để đánh giá một cách sát thực.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: VAI TRÒ CỦA HUYỆN ĐOÀN THUẬN CHÂU, TỈNH SƠN LA TRONG PHÒNG CHỐNG MA TÚY CHO THANH THIẾU NIÊN (Trang 77 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(98 trang)
w