THAY LỜI KẾT

Một phần của tài liệu clbgioithieu-20111204 (Trang 66 - 67)

VI. SỰ HÌNH THÀNH CÂU LẠC BỘ THUYỀN TRƢỞNG VIỆT NAM

CÁC HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG CỦA CLB THUYỀN TRƯỞNG VIỆT NAM

THAY LỜI KẾT

Lẽ nào,

“Chỉ có biển mới biết Thuyền đi đâu, về đâu”

Gần 70 năm qua – kể từ ngày khai sinh Nƣớc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, trải qua hai cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp, chống đế quốc Mỹ cho biển quê hƣơng sạch bóng quân thù. Trải qua các thời kỳ khôi phục kinh tế hàn gắn vết thƣơng chiến tranh, xây dƣng đất nƣớc, phát triển kinh tế và hội nhập, các thế hệ Thuyền trƣởng Việt Nam đã góp phần hy sinh và cống hiến xứng đáng, để lại nhiều dấu ấn trong lịch sử phát triển của ngành hàng hải Việt Nam.

Nhằm mục đích đánh giá và tôn vinh những đóng góp của các thế hệ thuyền trƣởng Việt Nam trong lịch sử phát triển của ngành hàng hải nói riêng và lịch sử đất nƣớc nói chung, các nhà hoạt đông hàng hải trong Tổng cục Đƣờng Biển, Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam, Cục Hàng hải Việt Nam và Hãng phim Tài liệu Khoa học Trung ƣơng đã nhiều lần tổ chức ghi lại dấu ấn và khát vọng của ngành nhƣng rất tiếc chƣa đạt đƣợc mục đích cho ngành.

Năm 1982, Tổng cục Đƣờng Biển đã hoàn thành kịch bản và bắt đầu quay những thƣớc phim đầu tiên cho bộ phim nói về truyền thống ngành hàng hải Việt Nam nhƣng rất tiếc do sự thay đổi về tổ chức trong Tổng cục nên bộ phim không còn đƣợc quay tiếp. Năm 2003, Cục Hàng hải Việt Nam, Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam, Hãng phim Tài liệu và Khoa học Trung ƣơng đã hoàn chỉnh kịch bản cho bộ phim “Hàng hải Việt

Nam – Dấu ấn và Khát vọng” nhƣng rất tiếc, không biết rõ vì lý do gì mà một lần nữa bộ

phim không đƣợc thực hiện.

Năm 2004, để chuẩn bị cho kỷ niệm 40 năm Ngày truyền thống của Ngành Hàng hải Việt Nam (5/5/1965 – 5/5/2005), thực hiện chủ trƣơng của lãnh đạo Cục Hàng hải Việt Nam, Tạp chí Hàng hải Viêt Nam tổ chức biên soạn và xuất bản cuốn sách “THUYỀN TRƢỞNG VIỆT NAM”, nhƣng rất tiếc Tạp chí Hàng hải Việt Nam không tập hợp đƣợc đấy đủ dữ kiện phục vụ cho việc biên soạn cuốn sách này vì thời gian hạn chế và nhiều vị thuyền trƣởng trong cả nƣớc còn e ngại chƣa muốn viết và gửi thông tin cá nhân. Tháng 4 năm 2009, Tiến sĩ Chu Quang Thứ, nguyên Cục trƣởng Cục Hàng hải Việt Nam đã gủi thƣ cho CLB Thuyền trƣởng Việt Nam, TCty Hàng hải Việt Nam, Trƣờng Đại học Hàng hải, Trƣờng Đại học GTVT, TP. HCM, và các Công ty Vận tải biển, đề nghị cung cấp danh sách Thuyền trƣởng và đông viên các thuyền trƣởng viết và gửi thông tin cá nhân để ông cùng Nhà xuất bản GTVT cho xuất bản cuôn sách với tựa đề

“ 99 Thuyền trưởng viễn dương Việt Nam (Tập 1)”.

Mục đích của cuốn sách là :

 Đánh giá đúng vai trò nòng cốt và tiêu biểu của đội ngũ “Thuyền trƣởng tàu biển viễn dƣơng” trong ngành kinh tế vận tải biển.

 Tôn vinh những chiến công lẫy lừng trong chiến tranh cũng nhƣ trong hòa bình của các thế hệ Thuyền trƣởng nối tiếp nhau từ năm 1945 đến nay.

 Lƣu lại những câu chuyện đáng nhớ, đáng tự hào trong cuộc đời của các Thuyền trƣởng đã dệt nên những bức tranh đẹp cho ngành hàng hải Việt Nam thông qua hoạt đông của các thế hệ Thuyền trƣởng Việt Nam.

Tiếc rằng cuốn sách đó đến nay cũng chƣa hình thành vì chƣa đủ dữ liệu do tính chất đặc thù của nghề đi biển.

Là một thuyền trƣởng đã hơn 50 năm phục vụ trong ngành (trong dó có 40 năm đi biển liên tục), đã trải qua lửa đạn chiến tranh, đã nếm đủ độ mặn ở các đại dƣơng, hai lần đƣợc Tổng cục Đƣờng Biển và Cty VITRANSCHART yêu cầu viết bài góp ý cho kịch bản của hai bô phim “Truyền thống của ngành hàng hải Việt Nam”“Hàng hải Việt Nam –

Dấu ấn và khát vọng”, một lần đƣợc CLB Thuyền trƣởng Việt Nam phân công soạn thảo

tài liệu “Vai trò Thuyền trưởng Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và phát triển ngành hàng

hải Việt Nam” . Hoài niệm về một thời hoạt động sôi nổi của bản thân và đồng nghiệp

trên biển nhà và khắp các đại dƣơng xa xôi nên tôi mong muốn đƣợc góp phần cùng Tạp chí Hàng hải và Tiến sĩ Chu Quang Thứ thực hiện các mục đích đã đƣợc xác định nói trên.

Khi soạn thảo tài liệu này, tôi đã tham khảo : “Những điều cần biết về luật biển”; “Lịch sử Hải quân Nhân dân Việt Nam”; “Bác Hồ trong lòng đội ngũ công nhân và thủy thủ hàng hải Việt Nam”; “Phòng Hàng hải Nam Bộ”; Các thông tin trên các Website của Cục Đăng Kiểm Việt Nam, TCty Hàng hải Việt Nam, một số Cty Vận tải Biển; Tạp chí Visaba Times và các bản Thông tin cá nhân của các vị Thuyền trƣởng hoặc gia đình của một số vị thuyền trƣởng đã quá cố gửi cho tôi.

Tuy nhiên, tôi chỉ là một thuyền trƣởng yêu biển, yêu nghề, tuổi đời đã cao và trình độ hạn chế, chƣa đƣợc trải qua một lớp huấn luyện nào về viết văn, viết báo. Bởi vậy, bài viết này chắc chắn sẽ có nhiều “vấn đề”. Rất mong các bạn đồng nghiệp, các bạn đọc trong và ngoài ngành bổ khuyết, cung cấp tƣ liệu, thông cảm và góp ý chỉ bảo để tôi sẽ cố gắng viết lại nhằm làm cho tài liệu này có giá trị lịch sử và khoa học lâu dài, góp phần vào việc duy trì và giáo dục truyền thống đối với các thế hệ thuyền trƣởng mai sau trong ngành hàng hải của chúng ta.

TÀU THÁI BÌNH : Tàu biển viễn dƣơng đầu tiên của Việt Nam đi vòng đi vòng quanh thế giới năm 1982, dƣới sự chỉ huy của

Thuyền trƣởng Nguyễn Đình Từ và Sĩ quan Thuyền viên Việt Nam

Thuyền trƣởng NGUYỄN MẠNH HÀ

Một phần của tài liệu clbgioithieu-20111204 (Trang 66 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)