V. QUÁ TRÌNH CỐNG HIẾN CỦA CÁC THẾ HỆ THUYỀN TRƢỞNG VIỆT NAM
KÊNH ĐÀO PANAMA
Tàu Inlaco Bright của Inlaco Saigon đang qua kênh đào Panama ngày 29/08/2009
Năm 1992, thuyền trƣởng Nguyễn Minh Thuyết cùng SQTV tiếp nhận tàu Bình Chánh của Saigonship, chỉ 1100DWT, 22 tuổi, trang thiết bị cũ, phƣơng tiện thông tin liên lạc chỉ có VHF, đã dũng cảm khởi hành từ Marseilles-France, qua Suez,về TP. Hồ Chí Minh an toàn thắng lợi.
Năm 2001, thuyền trƣởng Nguyễn Hổ, cùng SQTV tàu Phƣơng Đông 3, 15.147DWT, từ Việt Nam, vƣợt Ấn Độ Dƣơng, qua Suez, qua Địa Trung Hải, vƣợt Bắc Đại Tây Dƣơng, qua kênh Kiel vào Biển Baltic, rẽ sóng phá băng, chạy trong băng, mở đƣờng đến St. Petersburg. Lần đầu tiên trong lịch sử hàng hải Việt Nam, có một con tàu Việt Nam do thuyến trƣởng và SQTV Việt Nam điều khiển đã
“Hành hải trong băng”.
Đặc biệt cuối năm 2009, thuyền trƣởng Đỗ Mạnh Hùng cùng SQTV tàu Inlaco Bright (INLACO SAIGON), 23.527DWT, đã thực hiện một chuyến đi vòng quanh thế giới khép kín, độc đáo, vƣợt qua 3 đại dƣơng : Ấn Độ Dƣơng, Thái Bình Dƣơng, Đại Tây Dƣơng; 7 biển nhỏ : Biển Đông Việt Nam, Biển Hoa Đông, Biển Nhật Bản, Vịnh Mexico, Vịnh Saint Lawrence bao gồm Saint Lawrence River, Địa Trung Hải, Hắc Hải, Hồng hải; 2 Kênh đào : Panama canal, Suez canal; 5 eo biển: Malacca strait, La Perouce Strait, Gibraltar, Dardanelles, Bosphorus. Đến 11 cảng của 8 nƣớc : India, China, S. Korea, Mexico, USA, Canada, Italy, Ukraine và quay lại India. Đặc biệt trên đƣờng chạy về cảng Krishnapatnam-India, tàu phải vƣợt qua
vùng cướp biển Somalia.
Chuyến đi của tàu Inlaco Bright vƣợt qua khoảng 28.200 hải lý, mất 4 tháng 18 ngày. Trên đƣờng vƣợt Thái Bình Dƣơng tàu đã phải tìm cách đổi hƣớng để tránh bão mạnh ở Bắc Thái Bình Dƣơng. Dƣới sự chỉ huy của Thuyền trƣởng Đỗ Mạnh Hùng, toàn thể SQTV trên tàu đã làm việc có trách nhiệm, lao đông mẫn cán, bảo quản bảo dƣỡng tàu tốt, bảo vệ, vận chuyển và giao nhận hàng hóa ở nhiều cảng tốt, đầy đủ, không có tranh chấp, duy trì thực hiện và tổ chức huấn luyện thực tập đầy đủ các quy trình về quản lý an toàn và an ninh nên không bị Thanh tra Nhà nƣớc Cảng biển (PSC) của các cảng hoặc US Coast Guard lƣu giữ tàu. Có thể nói Chuyến đi của tàu Inlaco Bright là một chuyến đi “An toàn, Trọn vẹn”
ST. PETERSBURG , RUSSIA
Winter over Saint Petersburg Port
Chiến hạm Rạng Đông :Trong Hạm đội Biển Baltic của quân đội Nga thời Sa hoàng đầu thế kỷ XX, chiến hạm đầu tiên kéo cờ cách mạng và đài phát thanh của chiến hạm truyền đi “Công bố thƣ của công dân Nga” do Lênin soạn thảo là Tuần dƣơng hạm Avroler (còn gọi là Chiến hạm Rạng Đông).
Cách mạng Tháng Nƣời Nga đã mở đầu bằng tiếng nổ lớn của đạn đại pháo từ Chiến hạm Avroler nã vào Cung điện Mùa Đông ngày 7/11/1917. Avroler là tên của nữ thần trong thần thoại La Mã đƣợc Sa hoàng đặt cho chiến hạm này. Trải qua hơn 100 năm, chiến hạm Avroler với những chiến công rực rỡ, nay trở thành kỷ vật trong nhà bảo tàng bên bờ sông Neva-Nga, đón nhận sự chiêm ngƣỡng và thán phục của mọi ngƣời.
Tuần dƣơng hạm Avroler ra đời và hạ thủy năm 1900, dƣới thời Sa hoàng đang thống trị nƣớc Nga. Tàu Avroler dài 124m, rộng 18m trọng tải 6.713 tấn, thân tàu thon dài sơn phủ màu ghi sẫm, 3 ống khói lớn sơn màu ghi sáng.Thủy binh Nga rất tự hào khi đƣợc làm nhiệm vụ trên chiến hạm này.
Chiến tranh thế giới lần thứ II kết thúc, Avroler – chiến hạm thánh của Cách mạng với thƣơng tích đầy mình đƣợc trục vớt lên và tiến hành tu sửa. Từ tháng 11/1948, chiến hạm Avroler trở thành kỷ vật của Cách Mạng Tháng Mƣời, đƣợc đặt trong nhà bảo tàng, một bộ phận thuộc Bảo tàng Quân sự Trung ƣơng, trên sông Neva yên tĩnh. Năm 1968, Chính phủ Liên Xô đã trao tặng Huân chƣơng “Cách mạng Tháng Mƣời” cho Tuần dƣơng hạm Avroler.
Chiến hạm Rạng Đông đã đến Việt Nam
Trong chiến tranh Nga-Nhật (từ 8/2/1904 đến 27/7/1905) tuần dƣơng hạm Rạng Đông từ biển Baltic đƣợc gửi về Viễn Đông để yểm trợ cho vị trí của Nga trong khu vực. Ngày 31/3/1905 chiếm hạm thả neo ở Vinh Cam Ranh và ở đó gần một tháng để chờ các tàu chiến khác của Nga đến cùng tham trận. Sau trận Tsushima, để tránh truy đuổi của tàu Nhật, Rạng Đông lánh về tu sửa ở Manila (Philippines). Chiến tranh Nga-Nhật kết thúc cũng là lúc Rang Đông sửa chữa xong. Tuần dƣơng hạm Rạng Đông cùng một số chiến hạm khác của Nga cùng tập kết ở cảng Sài Gòn, ngày 20/10/1905 nhổ neo rời Việt Nam để trở về Tổ quốc.
Thuyền trƣởng Nguyễn Hổ (ngƣời đứng giữa, hàng đứng), Máy trƣởng Trần Doãn Dũng (ngƣời thứ nhất, từ trái sang phải, hàng ngối), cùng sĩ quan thuyền viên tàu Phƣơng Đông 3 chụp ảnh kỷ niệm trên Chiến hạm Rạng Đông, bên cạnh khẩu súng nòng 152mm từng nã đạn vào Cung điện Mùa Đông năm 1917.
(Tháng 2/2001)
Chắc chắn rằng, thời gian qua còn có nhiều Thuyền trƣởng đã chỉ huy điều khiển các tàu biển trọng tải lớn của Việt Nam hoặc của các Công ty nƣớc ngoài, vƣợt sóng gió đại dƣơng đến các chân trời xa thẳm, nhƣng rất tiếc là CLB Thuyền trƣởng Việt Nam chƣa có thông tin nên chƣa ghi thêm đƣợc trong bài viết này. Website CLBTTVN mong đƣợc đón nhận thêm thông tin để tiếp tục tôn vinh và ghi lại dấu ấn cho ngành hàng hải của chúng ta.
30