- Đoạn 3: Con gà nào cũng lặng i m: Cây cối và con vật trong nắng trưa Đoạn 4: Aáy thế mà chưa xong : Hình ảnh người mẹ trong nắng trưa.
XEM TRANH THIẾU NỮ BÊN HOA HUỆ
I. MỤC TIÊU:
- HS tiếp xúc, làm quen với tác phẩm Thiếu nữ bên hoa huệ và hiểu vài nét về họa sĩ Tô Ngọc Vân.
- HS nhận xét được sơ lược về hình ảnh và màu sắc trong tranh. - HS cảm nhận được vẻ đẹp của bức tranh.
- GD tính thẩm mĩ, lòng yêu thích môn học cho HS. II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Tranh Thiếu nữ bên hoa huệ
- Một số tranh của họa sĩ Tô Ngọc Vân. III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
HĐ Giáo viên Học sinh 1. Giới
thiệu bài - GV giới thiệu một vài bức tranh - Yêu cầu HS nêu cảm nhận về các bức tranh
- HS quan sát tranh và nêu :
+ Tên tranh; Tên tác giả; Các hình ảnh trong tranh; Màu sắc; Chất liệu của bức tranh. - HS nêu cảm nhận của mình về các bức tranh - Lắng nghe
HĐ Giáo viên Học sinh 2. Giới thiệu vài nét về họa sĩ Tô Ngọc Vân 3. Xem tranh Thiếu nữ bên hoa huệ
- Tiết học đầu tiên hôm nay cô sẽ hường dẫn các em làm quen với tác phẩm Thiếu nữ bên hoa huệ và tìm hiểu vài nét về họa sĩ Tô Ngọc Vân. - GV chia lớp thành nhóm 6 HS
- Cho HS trình bày
+ Em hãy nêu một vài nét về tiểu sử của họa sĩ Tô Ngọc Vân
+ Em hãy kể tên một số tác phẩm nổi tiếng của họa sĩ Tô Ngọc Vân.
- Cho HS xem tranh Thiếu nữ bên hoa huệ, yêu cầu thảo luận
+ Hình ảnh chính của bức tranh là gì? + Hình ảnh chính được vẽ như thế nào? + Bức tranh còn có những hình ảnh nào nữa?
+ Màu sắc của bức tranh như thế nào?
+ Tranh vẽ bằng chất liệu gì? + Em có thích bức tranh này không? - Cho HS trình bày
- GV bổ sung, hệ thống lại nội dung kiến thức
- HS ngồi theo nhóm 6, đọc mục 1 trang 3 SGK: vài nét về họa sĩ Tô Ngọc Vân, trao đổi, thảo luận để trả lời các câu hỏi
- Đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác theo dõi, bổ sung
+ Tô Ngọc Vân là một họa sĩ tài năng, có nhiều đóng góp cho nền mĩ thuật hiện đại Việt Nam. Ông tốt nghiệp khóa II (1926- 1931) Trường Mĩ thuật Đông Dương, sau đó trở thành giảng viên của trường. Những năm 1939-1944 là giai đoạn sáng tác sung sức nhất của ông với chất liệu chủ đạo là sơn dầu. + Sau cách mạng Tháng Tám, ông đảm nhiệm cương vị Hiệu trưởng Trường Mĩ thuật Việt Nam ở chiến khu Việt Bắc.
+ Trong sự nghiệp của mình , ông không chỉ là một họa sĩ mà còn là nhà quản lý, nhà nghiên cứu lí luận mĩ thuật có uy tín. Ông có nhiều đóng góp to lớn trong việc đào tạo đội ngũ họa sĩ tài năng cho đất nước.
+ Ông hi sinh trên đường công tác trong chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 khi tài năng đang nở rộ. Năm 1996, ông đã được Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học – Nghệ thuật
+ Những tác phẩm nổi bật: Thiếu nữ bên hoa huệ (1943), Thiếu nữ bên hoa sen (1944), Hai thiếu nữ và em bé (1944), Chân dung Hồ Chủ Tịch, Chạy giặc trong rừng, Nghỉ chân bên đồi, Đi học đêm, Cô gái Thái … (giai đoạn sau cách mạng Tháng Tám)
- HS quan sát tranh và thảo luận nhóm những nội dung:
+ Hình ảnh chính của bức tranh là thiếu nữ mặc áo dài trắng.
+ Hình mảng đơn giản, chiếm diện tích lớn trong bức tranh.
+ Bức tranh còn có bình hoa đặt trên bàn. + Màu chủ đạo là màu trắng, xanh, hồng; hòa sắc nhẹ nhàng, trong sáng.
+ Sơn dầu
- HS tự trả lời theo cảm nhận riêng.
- Đại diện các nhóm trả lời, các nhóm khác bổ sung.
4. Củng cố, dặn dò:
- Qua xem tranh Thiếu nữ bên hoa huệ em cảm nhận được điều gì?
- Về nhà sưu tầm thêm tranh của họa sĩ Tô Ngọc Vân và tập nhận xét. Quan sát màu sắc trong thiên nhiên và chuẩn bị cho bài học sau.
- Nhận xét chung tiết học.
Thứ 7 ngày 9 tháng 9 năm 2006