D. Tác động lan truyền từ việc kinh tế Trung Quốc giảm tốc trong giai đoạn 2013-
1. tài 1:Cải thiện chất lượng quản trị công ty (corporate governance) nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam
hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam
Chủ nhiệm: TS. Nguyễn Thị Hoài Thu - Phó Giám đốc, Trung tâm Đào tạo và Hợp tác quốc tế, Học viện Ngân hàng
Mã số:DTNH.15/2015
Năm hoàn thành: 2016
Xếp loại: Giỏi
Các chủ đề nghiên cứu chính:
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản trị công ty tại ngân hàng thương mại và tác động của quản trị công ty tới hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại.
- Đánh giá thực trạng chất lượng quản trị công ty và phân tích ảnh hưởng của quản trị công ty tới hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam.
- Đề xuất giải pháp cải thiện chất lượng quản trị công ty nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam.
Mô tả tóm tắt:
Nhằm mục tiêu nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn hỗ trợ các ngân hàng thương mại đề xuất các giải pháp thiết thực nâng cao chất lượng quản trị công ty, đề tài DTNH.15/2015 được kết cấu thành 03 chương với nội dung nghiên cứu cụ thể như sau:
Chương 1 nghiên cứu tổng quan các vấn đề về lý thuyết quản trị công ty, quản trị công ty trong ngân hàng thương mại, tác động của chất lượng quản trị công ty tới hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại, kinh nghiệm về quản trị công ty tại 04 ngân hàng thương mại lớn của Trung quốc và rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Nhóm nghiên cứu đề cập đến 04 lý thuyết phổ biến nhất về quản trị công ty, bao gồm: (i) Lý thuyết đại diện: định nghĩa quản trị công ty là mối quan hệ giữa những người đứng đầu, trong đó có chủ sở hữu và người đại diện; (ii) Lý thuyết các bên liên quan: cho rằng quản trị công ty cần quan tâm tới một nhóm các bên liên quan lớn hơn, chẳng hạn như nhóm lợi ích liên quan đến vấn đề xã hội, môi trường và đạo đức; (iii) Lý thuyết quản lý: cho rằng nơi mà lợi ích của cổ đông được tối đa thì lợi ích của nhà quản lý cũng đạt tối đa, vì vậy, nhà quản lý sẽ có một sứ mệnh cân bằng xung đột giữa các lợi ích khác nhau và các nhóm lợi ích khác nhau; (iv) Lý thuyết phụ thuộc nguồn lực: tập trung vào vai trò của chủ tịch Hội đồng quản trị trong việc cung cấp cách tiếp cận với những nguồn lực cần thiết cho công ty thông qua mối liên kết của họ với môi trường bên ngoài. Đồng thời, nhóm nghiên cứu cũng thực hiện khảo sát thực tế quản trị công ty tại bốn ngân hàng thương mại lớn của Trung Quốc và rút ra các bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
Tại Chương 2, nhóm nghiên cứu đã phân tích thực trạng chất lượng quản trị công ty, thực trạng hiệu quả hoạt động và phân tích tác động của quản trị công ty tới hiệu quả hoạt động tại 26 ngân hàng thương mại Việt Nam, bao gồm 04 ngân hàng thương mại Nhà nước và 22 Ngân hàng thương mại cổ phần trong khoảng thời gian từ 2008 - 2014. Từ kết quả nghiên cứu, nhóm tác giả đưa ra kết quả như sau: "Nhìn chung có mối quan hệ giữa quản trị công ty và hiệu quả hoạt động của NHTM tại Việt Nam nhưng mối quan hệ không giống nhau giữa các yếu tố: quy mô, mức độ độc lập và mức độ chuyên cần của ban lãnh đạo. Đồng thời, các tác động này cũng là không thống nhất giữa các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động như
Trang 26
ROAA, ROAE và NPL."
Chương 3 của đề tài đưa ra một số khuyến nghị nhằm cải thiện hiệu quả quản trị công ty tại các ngân hàng thương mại Việt Nam, bao gồm khuyến nghị về hoàn thiện khuôn khổ pháp lý; về nâng cao năng lực quản trị nội bộ trong các Ngân hàng thương mại; về việc nâng cao nhận thức của lãnh đạo Ngân hàng thương mại; về nâng cao vai trò sở hữu nhà nước trong hệ thống Ngân hàng thương mại; về tăng cường vai trò của sở hữu nước ngoài và các định chế tài chính quốc tế và về phát triển thị trường vốn./.
Trở lại trang đầu