Hội thảo Quốc gia “Hoạt động tài chính quốc tế của Việt Nam trong giai đoạn hội nhập mới”

Một phần của tài liệu Ban-tin-NCKH-Vien-CLNH-So-6-thang-06.2016-11.07.2016-Final (Trang 38 - 40)

D. Tác động lan truyền từ việc kinh tế Trung Quốc giảm tốc trong giai đoạn 2013-

2. Hội thảo Quốc gia “Hoạt động tài chính quốc tế của Việt Nam trong giai đoạn hội nhập mới”

nhập mới”

Thời gian tổ chức: Ngày 24/06/2016

Đơn vị thực hiện:Viện Ngân hàng Tài chính – Trường Đại học Kinh tế Quốc dân phối hợp cùng Khoa Tài chính Ngân hàng - Trường Đại học Thương mại

Trang 36

Nội dung hội thảo:

Ngày 24/6/2016, tại G2N10, Viện Ngân hàng Tài chính – Trường Đại học Kinh tế Quốc dân phối hợp cùng Khoa Tài chính Ngân hàng - Trường Đại học Thương mại tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia với chủ đề: “Hoạt động tài chính quốc tế của Việt nam trong bối cảnh hội nhập mới”. Hội thảo nhằm mục tiêu tạo diễn đàn mở cho các nhà khoa học công bố nghiên cứu mới nhất liên quan đến hoạt động tài chính quốc tế của Việt Nam dưới tác động của sự hình thành cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) và sự tham gia của Việt Nam vào Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).

Tham dự Hội thảo, về phía đại biểu khách mời có TS. Phạm Ngọc Thắng – Vụ trưởng Ban Kinh tế Trung ương; ThS. Phạm Xuân Hòe – Phó Viện trưởng Viện chiến lược ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; TS. Nguyễn Quang Hiện – Tổng Giám đốc công ty cổ phần bảo hiểm Quân đội; TS. Cấn Văn Lực – Hàm Phó Tổng giám đốc BIDV, Giám đốc Trung tâm đào tạo; PGS.TS Trần Kim Chung – Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu kinh tế quản lý Trung ương. Về phía trường Đại học Thương mại có PGS.TS Nguyễn Thị Bích Loan – Phó Hiệu trưởng. Về phía trường Đại học Kinh tế Quốc dân (ĐH KTQD) có PGS.TS Trần Thị Vân Hoa – Phó Hiệu trưởng; GS.TS Phạm Quang Trung – Phó Hiệu trưởng; PGS.TS Phạm Hồng Chương – Phó Hiệu trưởng; GS.TS Nguyễn Văn Nam – nguyên Bí thư Đảng ủy, nguyên Hiệu trưởng, nguyên Viện trưởng Viện Ngân hàng Tài chính; GS.TS Phan Công Nghĩa – nguyên Phó Hiệu trưởng; đại diện lãnh đạo các phòng, ban, khoa, viện, các tổ chức chính trị xã hội của trường ĐH KTQD và ĐH Thương Mại, cùng đông đảo các nhà nghiên cứu khoa học viết bài và quan tâm tới chủ đề của Hội thảo.

Sau 20 năm chính thức hội nhập với các quốc gia trong khu vực và thế giới, Việt Nam đã tiến một bước dài trong phát triển kinh tế xã hội, xóa đói giảm nghèo, nâng cao vị thế chính trị và ngoại giao của quốc gia. Trong tiến trình hội nhập, vấn đề được quan tâm nhất là hội nhập kinh tế và năm 2015 đánh dấu một mốc quan trọng trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam với việc hình thành cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) và kết thúc vòng đàm phán của Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Trong bài phát biểu khai mạc Hội thảo, PGS.TS Trần Thị Vân Hoa cho rằng, hội nhập kinh tế thúc đẩy hội nhập tài chính. Đối với một quốc gia đang phát triển như Việt Nam, hai tiến trình này bổ sung cho nhau khi việc mở cửa nền kinh tế để hội nhập tạo tiền đề cho dòng vốn đầu tư nước ngoài đi vào Việt Nam, và kèm theo đó là sự tham gia của các định chế tài chính nước ngoài vào thị trường nội địa. Bên cạnh đó, để tạo nguồn vốn cho phát triển kinh tế, Việt Nam cũng đã phải thúc đẩy sự phát triển hệ thống tài chính của mình theo hướng hiệu quả, bền vững và ngày càng có tính cạnh tranh cao nhằm hỗ trợ cho tiến trình hội nhập và phát triển kinh tế quốc gia. Phó Giáo sư Phó Hiệu trưởng khẳng định: “Hội thảo là diễn đàn mở để các nhà nghiên cứu, các nhà quản lý cũng như những người làm thực tiễn công bố, trao đổi những nghiên cứu và hiểu biết mới nhất của mình về hội nhập kinh tế quốc tế nói chung và hội nhập tài chính nói riêng của Việt Nam”.

Các nghiên cứu gửi tới Hội thảo hướng tới việc xem xét tác động nhiều chiều của hội nhập kinh tế và hội nhập tài chính quốc tế lên các khía cạnh vĩ mô và vi mô, ngắn hạn và dài hạn, khu vực thực và khu vực tài chính của Việt Nam. Hội thảo đã nhận được 54 bài từ các tác giả hiện đang công tác tại 19 đơn vị gồm trường đại học, học viện, viện nghiên cứu, bộ, ngành, doanh nghiệp.

Trong số 45 bài được chọn, 4 bài được Ban tổ chức đề cử trình bày (trong đó 2 bài nghiên cứu chuyên sâu và 2 bài thảo luận chính sách và kinh nghiệm thực tế). Nội dung của 4

Trang 37

bài này kết hợp với các ý kiến thảo luận giúp Hội thảo tập trung vào 5 vấn đề quan trọng gồm: i) Cân bằng cán cân thanh toán của Việt Nam; ii) Đầu tư quốc tế và tăng trưởng của Việt Nam; iii) Hội nhập của hệ thống tài chính Việt Nam; iv) Cơ hội và thách thức của hội nhập kinh tế và tài chính quốc tế đối với Việt Nam; và v) Các vấn đề về thể chế, công nghệ và cạnh tranh của hội nhập trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang có độ mở lớn hơn.

Các vấn đề được thảo luận tại Hội thảo sẽ giúp đưa ra được các khuyến nghị có giá trị cho các nghiên cứu tiếp theo cho các nhà khoa học cũng như đối với hoạt động của các cơ quan quản lý Nhà nước, các ngân hàng thương mại và cộng đồng doanh nghiệp của Việt nam.

Bài: P.CTCT & QLSV Theo https://www.neu.edu.vn/

Tổng thuật hội thảo Trở lại trang đầu

Một phần của tài liệu Ban-tin-NCKH-Vien-CLNH-So-6-thang-06.2016-11.07.2016-Final (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(46 trang)