Tài 2:Khủng hoảng truyền thông trong hoạt động ngân hàngvà giải pháp xử lý về truyền thông

Một phần của tài liệu Ban-tin-NCKH-Vien-CLNH-So-6-thang-06.2016-11.07.2016-Final (Trang 29 - 30)

D. Tác động lan truyền từ việc kinh tế Trung Quốc giảm tốc trong giai đoạn 2013-

2. tài 2:Khủng hoảng truyền thông trong hoạt động ngân hàngvà giải pháp xử lý về truyền thông

truyền thông

Chủ nhiệm: Đặng Văn Tới - Phó Chánh Văn phòng, Văn phòng NHNN

Mã số:DTNH.14/2013

Năm hoàn thành: 2016

Xếp loại: Giỏi

Các chủ đề nghiên cứu chính:

- Vai trò của truyền thông trong hoạt động ngân hàng, “khủng hoảng truyền thông” và tác động của nó đối với hoạt động ngân hàng.

- Kinh nghiệm quốc tế và Việt Nam trong xử lý “khủng hoảng truyền thông”.

- Đề xuất giải pháp xử lý tình huống “khủng hoảng truyền thông” để đề phòng và chủ động đối phó với “khủng hoảng truyền thông” trong hoạt động ngân hàng.

Mô tả tóm tắt:

Nhằm mục tiêu nghiên cứu lý luận về khủng hoảng truyền thông, phân tích thực trạng xử lý khủng hoảng truyền thông của ngành Ngân hàng giai đoạn 2000 - 2015 để đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý khủng hoảng truyền thông, đề tài DTNH.14/2013 cấu trúc thành 03 chương với các nội dung như sau:

Chương 1 nghiên cứu những vấn đề cơ bản về khủng hoảng truyền thông trong hoạt động ngân hàng, bao gồm quan niệm, các loại hình khủng hoảng, mối quan hệ giữa khủng hoảng và truyền thông, quản lý truyền thông trong lĩnh vực tiền tệ - ngân hàng và kinh nghiệm quốc tế về truyền thông xử lý khủng hoảng trong lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng. Nghiên cứu tại chương 1 cho thấy bằng cách truyền thông công khai và rõ ràng, NHTW có thể xây dựng và củng cố lòng tin vào hệ thống ngân hàng. Tùy thuộc vào đặc điểm và tính chất của khủng hoảng, truyền thông xử lý khủng hoảng phải bám sát nhu cầu của các nhóm mục tiêu. NHTW cần phát đi những thông điệp rõ ràng và trực tiếp về những rủi ro mới phát sinh, sẵn sàng có phản ứng chính sách thích hợp; chuẩn bị các kế hoạch truyền thông để giải thích các biện pháp chính sách trước công luận một cách kịp thời và đầy đủ.

Chương 2 nghiên cứu thực trạng xử lý khủng hoảng truyền thông của ngành Ngân hàng giai đoạn 2000 - 2015, bao gồm một số tình huống khủng hoảng truyền thông về tiền tệ, ngân hàng và xử lý khủng hoảng truyền thông và đánh giá công tác xử lý khủng hoảng truyền thông trong ngành Ngân hàng. Nghiên cứu tại Chương 2 cho thấy trong giai đoạn 2000 - 2015, NHNN đã xử lý một cách nhanh chóng, có hiệu quả các tình huống khủng hoảng, có sự phối hợp khá chặt chẽ giữa các đơn vị thuộc NHNN, TCTD có liên quan với cơ quan báo chí và các cơ quan Nhà nước, nhờ đó các tình huống khủng hoảng đã sớm được ngăn chặn, giảm

Trang 27

thiểu tác động tiêu cực đến hoạt động ngân hàng và tình hình kinh tế - xã hội. NHNN ngày càng coi trọng và tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, góp phần vào thành công của các chính sách điều hành của NHNN. Thời gian tới, để nâng cao hiệu quả xử lý khủng hoảng truyền thông, NHNN cần chủ động dự báo các nguy cơ xảy ra khủng hoảng để xây dựng các kịch bản ứng phó phù hợp, chú trọng xây dựng mối quan hệ với truyền thông, quan tâm đến việc đào tạo kiến thức xử lý khủng hoảng truyền thông cho đội ngũ cán bộ làm công tác truyền thông của NHNN và các TCTD.

Chương 3 của đề tài tập trung vào việc đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý khủng hoảng truyền thông của ngành ngân hàng trong điều kiện hiện nay. Theo đó, NHNN cần tập trung triển khai các nhiệm vụ: xây dựng và tổ chức triển khai chiến lược, kế hoạch truyền thông của ngành Ngân hàng; phối hợp với các đơn vị báo chí, truyền thông để thông tin, tuyên truyền chính sách, kết quả hoạt động ngân hàng, giải thích những vấn đề dư luận quan tâm, hạn chế các tin đồn thiếu cơ sở gây ảnh hưởng đến hoạt động ngân hàng và nền kinh tế; phát triển truyền thông nội bộ; triển khai công tác giáo dục tài chính để nâng cao kiến thức tài chính, ngân hàng cho cộng đồng... Đối với các sự cố, cần xử lý sớm khi sự việc còn nhỏ; thông điệp NHNN đưa ra phải chính xác, nhất quán, dễ hiểu; cần công khai, minh bạch thông tin, sẵn sàng hợp tác, chia sẻ thông tin với báo chí. Các TCTD cần chủ động ngăn ngừa khủng hoảng truyền thông; tích cực củng cố, nâng cao hình ảnh của TCTD; ban hành, bổ sung, sửa đổi các chính sách, quy trình nghiệp vụtheo tiêu chuẩn ISO để thực hiện thống nhất trong toàn hệ thống, đáp ứng yêu cầu phục vụ khách hàng với chất lượng tốt nhất và đảm bảo an toàn, hiệu quả; xây dựng cẩm nang xử lý khủng hoảng truyền thông, trong đó hướng dẫn cụ thể cách thức nhận biết những dấu hiệu khủng hoảng, nguyên tắc xử lý, các bước xử lý,cơ chế tiếp nhận, xử lý thông tin, cơ chế phối hợp giữa các bộ phận, chế độ báo cáo… Các TCTD cũng cần thành lập nhóm xử lý khủng hoảng truyền thông để giúp lãnh đạo TCTD xử lý kịp thời các tình huống khủng hoảng phát sinh; tăng cường đào tạo cán bộ làm công tác truyền thông, trong đó đặc biệt chú trọng đào tạo kỹ năng xử lý khủng hoảng truyền thông./.

Trở lại trang đầu

Một phần của tài liệu Ban-tin-NCKH-Vien-CLNH-So-6-thang-06.2016-11.07.2016-Final (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(46 trang)