D. Tác động lan truyền từ việc kinh tế Trung Quốc giảm tốc trong giai đoạn 2013-
3. Tọa đàm Các nguồn lực cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2016 –
Thời gian tổ chức: Ngày 24/05/2016 Đơn vị thực hiện: Học viện Ngân hàng Chủ trì hội thảo:
Nội dung hội thảo:
Bước sang giai đoạn 2016 – 2020, tăng trưởng kinh tế Việt Nam hứa hẹn nhiều tín hiệu khả quan với sự phục hồi của kinh tế thế giới cũng như những chuyển biến tích cực của tình hình trong nước từ lộ trình tái cơ cấu, từ dòng vốn FDI, từ Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP)… Bên cạnh đó, Báo cáo Cạnh tranh toàn cầu (GCR) 2015-2016 do Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) công bố ngày 29/9/2015 cho thấy, chỉ số cạnh tranh quốc gia (GCI) của Việt Nam đạt 4,3 điểm, xếp ở vị trí 56/140. Tại Đông Nam Á, Việt Nam là quốc gia có mức tăng bậc mạnh nhất.
Dù có những dấu hiệu khả quan, song phải thừa nhận những thách thức lớn phía trước: kinh tế phục hồi chậm, tính bền vững chưa cao; năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp; trình độ công nghệ, chất lượng lao động, trình độ quản lý có cải thiện nhưng chưa đáng kể; dư địa mở rộng CSTK và CSTT ngày càng thu hẹp, nợ công đang tiến gần ngưỡng an toàn… Như vậy, để nâng cao chất lượng tăng trưởng hướng tới mục tiêu tăng trưởng bền vững, việc xác định những nguồn lực then chốt cũng như xây dựng hệ thống giải pháp phát triển đồng bộ các nguồn lực đóng góp cho tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2016 – 2020 là vấn đề cấp thiết đối với nền kinh tế Việt Nam.Việc nghiên cứu những vấn đề lý luận, kinh nghiệm quốc tế cũng như thực trạng nợ công hiện nay luôn là vấn đề được quan tâm.
Trong khuôn khổ chương trình triển khai nhiệm vụ Khoa học- Công nghệ năm học 2015 – 2016 của Học viện Ngân hàng (HVNH), chiều ngày 24/05/2016, tại Hội trường 305, Bộ môn Kinh tế- HVNH tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Các nguồn lực cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2016 - 2020” dưới sự chủ trì của TS. Nguyễn Thị Ngọc Loan – Chủ nhiệm Bộ môn Kinh tế- Học viện Ngân hàng. Đến với hội thảo có sự góp mặt của PGS. TS. Lưu Ngọc Trịnh- Viện Kinh tế & CTTG; TS. Trần Đức Vui- Đại học Kinh tế, ĐHQGHN; các chuyên gia kinh tế; ban lãnh đạo Viện NCKH – HVNH, giảng viên, nghiên cứu viên HVNH.
Tại buổi hội thảo các đại biểu đã được nghe các bài tham luận:
- “Chất lượng tăng trưởng kinh tế Việt Nam- thực trạng và giải pháp” của PGS. TS. Lưu Ngọc Trịnh
Trang 38
- “Đánh giá hiệu quả phân bổ nguồn lực tại Việt nam” được ThS. Đỗ Thị Thu trình bày
- “Đánh giá hiệu quả kỹ thuật của hệ thống NHTMVN: Ứng dụng phương pháp phân tích bao dữ liệu DEA và hồi quy kiểm duyệt Tobit” của ThS. Đỗ Minh Thu
- “Nghiên cứu thực nghiệm về mối liên hệ giữa tinh thần kinh doanh và tăng trưởng kinh tế” của ThS. Nguyễn Thị Hương Giang
Sau phần trình bày tham luận, các đại biểu tập trung thảo luận về một số nội dung chính như:
+ Các lý thuyết, mô hình, cũng như các quan điểm về tăng trưởng kinh tế và vai trò của các nguồn lực đối với mục tiêu tăng trưởng bền vững.
+ Kinh nghiệm các quốc gia đối với mục tiêu nâng cao chất lượng tăng trưởng, hướng tới tăng trưởng bền vững.
+ Đánh giá chất lượng tăng trưởng nền kinh tế Việt Nam thời gian qua từ đó đề xuất các giải pháp phù hợp cho giai đoạn 2016 - 2020.
+ Các chính sách tăng trưởng kinh tế của Việt Nam.
+ Đánh giá thực trạng cũng như sự đóng góp của các nguồn lực cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam thời gian qua từ đó đề xuất giải pháp phù hợp.
+ Phân tích cơ hội và thách thức đối với mục tiêu tăng trưởng bền vững và khả năng chuyển đổi sang mô hình tăng trưởng chiều sâu của Việt Nam giai đoạn 2016 – 2020.
Phát biểu tổng kết buổi tọa đàm, TS. Nguyễn Thị Ngọc Loan hy vọng rằng các ý kiến trình bày và trao đổi tại buổi tọa đàm sẽ góp phần hữu ích đối với mục tiêu tăng trưởng bền vững và khả năng chuyển đổi sang mô hình tăng trưởng chiều sâu của Việt Nam trong thời gian tới.
Theo http://hvnh.edu.vn/
Tổng thuật hội thảo Trở lại trang đầu
Trang 39
ẤN PHẨM KHOA HỌC