QLĐT Khoa GDMN

Một phần của tài liệu BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC MẦM NON Theo tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo (Trang 115 - 117)

P. CTHSSV CVHT Hằng năm 2 Khắc phục điểm tồn tại

Tăng cường trao đổi với nhà tuyển dụng ở tất cả các khâu của quá trình đào tạo

P. QLĐT Khoa GDMN Khoa GDMN

P. CTHSSV

Năm học 2021 - 2022

Tiêu chí 10.3. Mức độ hài lòng của các bên liên quan được xác lập, giám sát và đối sánh để cải tiến chất lượng.

1.Mô tả hiện trạng

Định kỳ hằng năm, khoa GDMN, phòng QLĐT tổ chức Hội nghị Tổng kết năm học, hội nghị cán bộ viên chức, người lao động để tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ năm học và đề ra phương hướng nhằm cải tiến chất lượng các hoạt động đào tạo của Nhà trường, đặc biệt là công tác tổ chức quản lý đào tạo [H10.10.03.01].

Hội đồng khoa học đào tạo của Nhà trường cũng phát huy vai trò trong việc tổ chức họp định kỳ, đề ra chiến lược phát triển CTĐT, chất lượng các hoạt động tổ chức quản lý đào tạo của Nhà trường [H10.10.03.02].

Hàng năm, Nhà trường và Khoa đều tổ chức Hội nghị Đối thoại HSSV, trong đó người học được đối thoại trực tiếp với lãnh đạo Trường và lãnh đạo các phòng, Khoa, Ban. Đây là dịp quan trọng để lãnh đạo Nhà trường lắng nghe tâm tư, nguyện vọng; giải đáp thắc mắc và đáp ứng kịp thời những nguyện vọng chính đáng của NH liên quan đến CTĐT, chất lượng tổ chức các hoạt động quản lý đào tạo [H10.10.03.03].

Sau khi kết thúc học phần, phòng Khảo thí và Đảm bảo CLGD đã tiến hành khảo sát, lấy ý kiến phản hồi của SV về hoạt động của giảng viên trong đó có khảo sát về chương trình đào tạo và sau mỗi khóa học đều khảo sát mức độ hài lòng của sinh viên cuối khóa nhằm thu thập thông tin phản hồi để làm cơ sở điều chỉnh, cải tiến chương trình dạy học và dịch vụ hỗ trợ [H10.10.03.04].

Trường cũng tiến hành khảo sát ý kiến của cựu sinh viên về kiến thức, kỹ năng học tập được sau một khóa đào tạo tại trường [H10.10.03.05] và khảo sát mức độ hài lòng của nhà tuyển dụng đối với người học tốt nghiệp từ trường CĐSP Trung ương, đã nhận được phản hồi theo bảng thông tin dưới đây:

Bảng 10.4. Tỉ lệ người học trả lời những kiến thức và kỹ năng cho công việc

Các tiêu chí 2015-2018 2016-2019 2017-2020 Tỷ lệ người học trả lời đã học được

những kiến thức và kỹ năng cần thiết cho công việc theo ngành tốt nghiệp (%).

91,62% 98,96% 95%

Tỷ lệ người học trả lời chỉ học được một phần kiến thức và kỹ năng cần thiết cho công việc theo ngành tốt nghiệp (%).

6,29% 1,04% 5%

những kiến thức và kỹ năng cần thiết cho công việc theo ngành tốt nghiệp

Bảng 10.5. Đánh giá mức độ hài lòng của nhà tuyển dụng trong 4 năm gần đây

Các tiêu chí 2017 2018 2019 2020

Tỷ lệ người học đáp ứng yêu cầu của công việc, có thể sử dụng được ngay (%).

89,4% 86% 86,7% 90,1%

Tỷ lệ người học cơ bản đáp ứng yêu cầu của công việc, nhưng phải đào tạo thêm (%).

10,6% 14% 13,3% 9,9%

Tỷ lệ người học phải được đào tạo lại hoặc đào tạo bổ sung ít nhất 6 tháng (%).

0% 0% 0% 0%

Nhận xét: Nhìn chung các nhà tuyển dụng đều đánh giá cao năng lực hoạt động nghề nghiệp của SV ngành GDMN. Tuy nhiên, nhà tuyển dụng cũng bổ sung những kỹ năng nghề nghiệp cần đưa vào CTĐT để đáp ứng yêu cầu về vị trí việc làm đối với SV ngành [H10.10.03.06]. Đây cũng là cơ sở quan trọng để Trường và Khoa cải tiến CTĐT và cải thiện chất lượng giáo dục cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn của xã hội và nhà tuyển dụng.

2.Điểm mạnh

Kết quả khảo sát các bên liên quan về các hoạt động của Nhà trường, mức độ hài lòng của các bên liên quan được xác lập, giám sát là cơ sở để Nhà trường và Khoa nâng cao chất lượng đào tạo.

3.Điểm tồn tại

Đối tượng lấy ý kiến phản hồi của các bên liên quan chưa thực sự phong phú, đa dạng.

4.Kế hoạch hành động

TT Mục tiêu Nội dung Đơn vị/cá nhân

thực hiện Thời gian thực hiện/hoàn thành 1 Phát huy điểm mạnh

Tiếp tục nâng cao chất lượng đào tạo kiến thức, kỹ năng, thái độ cho người học, đảm bảo luôn nhận được sự hài lòng của nhà tuyển dụng

Khoa GDMN

P. QLĐT Hằng năm

2 Khắc phục điểm tồn tại

Mở rộng đối tượng của các bên liên quan về CTĐT và các hoạt động liên quan

Một phần của tài liệu BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC MẦM NON Theo tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo (Trang 115 - 117)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(162 trang)