P. Khảo thí và
Năm học 2021 - 2022
đến đào tạo ĐBCLGD
5.Tự đánh giá: Đạt mức 4 theo thang đánh giá 7 mức
Kết luận về Tiêu chuẩn 10: Với lịch sử bề dày 33 năm tổ chức đào tạo HSSV ngành GDMN, gần như 100% HSSV học ngành GDMN tại Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương tốt nghiệp ra trường đều nhanh chóng tìm được việc làm và được các nhà tuyển dụng ghi nhận, hài lòng cao.
Nhà trường, Khoa và các đơn vị trong toàn trường đều rất tích cực, nỗ lực trong công tác đào tạo và tạo môi trường để HSSV có cơ hội được học tập, rèn luyện, trau dồi kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp, đáp ứng tối đa yêu cầu ngày càng cao của nhà tuyển dụng, xu thế và hội nhập quốc tế.
Tuy nhiên, Trường chưa có phân tích dự báo tỉ lệ SV thôi học của ngành để có những cơ chế chính sách hỗ trợ, khích lệ SV thực hiện kết quả đầu ra như mong muốn. Quá trình trao đổi, làm việc của trường với các đơn vị sử dụng lao động chưa được thực hiện ở tất cả các khâu của quá trình đào tạo. Đối tượng lấy ý kiến phản hồi của các bên liên quan chưa thực sự phong phú, đa dạng.
Trong những năm tới, Trường sẽ tiến hành phân tích dự báo tỉ lệ SV thôi học của ngành để có những cơ chế chính sách hỗ trợ, khích lệ SV thực hiện kết quả đầu ra như mong muốn. Tăng cường trao đổi với nhà tuyển dụng ở tất cả các khâu của quá trình đào tạo. Mở rộng đối tượng của các bên liên quan về CTĐT và các hoạt động liên quan đến đào tạo.
Kết quả tự đánh giá: Tiêu chuẩn 10 có 1 tiêu chí đạt mức 5/7, 2 tiêu chí đạt mức 4/7.
PHẦN III: KẾT LUẬN 1.Tóm tắt những điểm mạnh 1.Tóm tắt những điểm mạnh
Qua quá trình tự đánh giá, Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương nhận thấy CTĐT ngành GDMN trình độ cao đẳng có những điểm mạnh chủ yếu sau đây:
(1) Về mục tiêu và CĐR: Thể hiện được tầm nhìn cũng như sứ mạng của một trường cao đẳng có bề dày truyền thống về đào tạo GVMN; đón trước sự phát triển, đổi mới của GDMN. Hoạt động đào tạo đi trước một bước như vậy góp phần làm cho công cuộc đổi mới GDMN được đồng bộ, thuận lợi. CĐR của CTĐT phản ánh được nhu cầu của các bên liên quan, được định kì rà soát, điều chỉnh theo hướng tiếp cận năng lực.
(2) Về Bản mô tả CTĐT: Bản mô tả CTĐT và ĐCCT học phần ngành GDMN được xây dựng phù hợp với tình hình chung của Nhà trường và xu thế mới; có đầy đủ các thông tin cần thiết cho các đối tượng liên quan và công khai qua nhiều kênh thông tin khác nhau; được điều chỉnh, cập nhật thường xuyên.
(3) Về cấu trúc và nội dung CTDH: CTDH của Nhà trường được được thiết kế dựa trên CĐR, phù hợp với sứ mạng, mục tiêu và chức năng, nhiệm vụ của Trường, đồng thời gắn với nhu cầu nguồn nhân lực ở địa phương. Tất cả các học phần đều có đều có đóng góp rõ ràng trong việc đạt được CĐR của CTDH. CTDH có cấu trúc, trình tự logic, nội dung cập nhật và có tính tích hợp. CTDH được xây dựng/chỉnh sửa với sự tham gia của giảng viên,cán bộ quản lí và được định kỳ rà soát, điều chỉnh và bổ sung.
(4) Về phương pháp tiếp cận trong dạy và học: Các hoạt động dạy và học được thiết kế phù hợp với mục tiêu giáo dục, CĐR, nội dung, phương pháp kiểm tra đánh giá, khả năng của người học cũng như cơ sở vật chất của trường. Các hoạt động dạy học đã thúc đẩy việc hình thành và phát triển những phẩm chất, năng lực cần thiết giáo viên mầm non cũng như nâng cao khả năng học tập suốt đời cho người học. Giảng viên luôn tự bồi dưỡng và được bồi dưỡng về chuyên môn, phương pháp và kĩ thuật dạy học, trong đó có các phương pháp giáo dục mới để ứng dụng khoa học, linh hoạt và sáng tạo trong quá trình tổ chức hoạt động dạy học. Trường luôn cố gắng hỗ trợ tối đa các điều kiện thuận lợi cho hoạt động dạy - học phù hợp với khả năng của trường.
(5) Về tuyển sinh và hỗ trợ người học: Chính sách tuyển sinh của Trường được xác định rõ ràng, được công bố công khai và được cập nhật trong đề án tuyển sinh hàng năm. Các thông tin về ngành học, chương trình dạy học, đề cương chi tiết các học phần và việc tổ chức thực hiện được mô tả rõ ràng, đầy đủ và dễ tiếp cận. Người học thuộc đối tượng ưu tiên được hưởng các chính sách ưu tiên tuyển sinh và hỗ trợ học tập. Nhà trường có môi trường tâm lý, xã hội và cảnh quan sư phạm tạo thuận lợi cho hoạt động đào tạo, nghiên cứu và sự thoải mái cho cá nhân người học.
(6) Về đánh giá kết quả học tập của người học: Đánh giá kết quả người học được thực hiện thường xuyên trong quá trình dạy học tại trường CĐSPTƯ. GV sử dụng phương pháp kiểm tra đánh giá và thiết kế nội dung, hình thức kiểm tra đánh giá phù hợp với người học, CTĐT để đạt được CĐR. Trong quá trình tổ chức dạy học, trường có các tài liệu hướng dẫn về các nội dung liên quan đến kiểm tra đánh giá và kết quả học tập của người học như thời gian, hình thức, phương pháp, tiêu chí… kiểm tra đánh giá. Người học được phổ biến các quy định về kiểm tra, đánh giá kết quả học tập cũng như các nội dung liên quan đến kiểm tra đánh giá ngay từ lúc vào trường, trước mỗi học kì và học phần. Khi có thắc mắc về kết quả kiểm tra đánh giá, sinh viên được phản hồi và giải quyết kịp thời theo đúng quy định, tuy nhiên tình trạng khiếu nại về kết quả học tập của người học hàng năm không nhiều.
(7) Về đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên, giáo viên và nhân viên: Đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên, nhân viên tham gia CTĐT ngành GDMN trình độ cao đẳng có đủ về số lượng, cơ cấu, có phẩm chất chính trị và trình độ chuyên môn phù hợp với yêu cầu của nội dung chương trình, đáp ứng tốt yêu cầu đào tạo; Công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng chuyên môn, nghiệp vụ được chú trọng; nhiều giảng viên được tham gia các khóa học tập
trong và ngoài nước. Công tác tuyển dụng, bổ nhiệm, điều chuyển được thực hiện công khai, minh bạch, đúng quy trình và quy định.
(8) Về Thư viện, trang thiết bị học tập và CSVC khác: Trường đảm bảo tốt các điều kiện về cơ sở trang thiết bị học tập, cơ sở vật chất, thư viện đáp ứng yêu cầu giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học. Thư viện có đủ tài liệu, sách, báo, tạp chí thiết yếu để tham khảo và học tập đáp ứng yêu cầu của CTĐT. Có đủ phòng học và diện tích phòng học cho việc dạy và học; có đủ các phòng thực hành, thí nghiệm và trang thiết bị theo yêu cầu CTĐT. Đặc biệt, trường có 3 Trường mầm non thực hành trực thuộc Trường là nơi tổ chức các hoạt động thực hành thực tập cho học sinh sinh viên. Phòng làm việc cho các cán bộ, giảng viên và nhân viên cơ hữu được bố trí phù hợp, thuận tiện cho công tác quản lý và chuyên môn. Đảm bảo tốt công tác an ninh trật tự và phòng cháy, chữa cháy.
(9) Về bảo đảm và nâng cao chất lượng: Công tác bảo đảm và nâng cao chất lượng đào tạo ngành GDMN được Nhà trường hết sức quan tâm nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về nguồn nhân lực của xã hội và nhà tuyển dụng. Nhà trường đã xây dựng các chính sách phù hợp để để thực hiện hiệu quả các hoạt động bảo đảm chất CTĐT; Tổ chức có chất lượng, hiệu quả các hoạt động kiến tập, thực tập sư phạm; Quá trình dạy và học, việc đánh giá kết quả học tập của người học được rà soát và đánh giá thường xuyên để đảm bảo sự tương thích và phù hợp với CĐR; Chất lượng các dịch vụ hỗ trợ và tiện ích tại thư viện, phòng thí nghiệm, hệ thống công nghệ thông tin và các dịch vụ hỗ trợ khác được đánh giá và cải tiến; hệ thống khảo sát, thu thập ý kiến phản hồi từ các bên liên quan; Thông tin phản hồi và nhu cầu của các bên liên quan được sử dụng làm căn cứ để thiết kế và phát triển CTĐT.
(10) Về kết quả đầu ra: Tỷ lệ người học ngành GDMN bị buộc thôi học ít, tỷ lệ người học tốt nghiệp ra trường đúng thời hạn cao, gần 100% HSSV học ngành GDMN tại Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương tốt nghiệp ra trường đều nhanh chóng tìm được việc làm và được các nhà tuyển dụng ghi nhận, hài lòng cao. HSSV có cơ hội được học tập, rèn luyện, trau dồi kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp, đáp ứng tối đa yêu cầu ngày càng cao của nhà tuyển dụng, xu thế và hội nhập quốc tế.