lượng CTĐT
Bên cạnh những điểm mạnh, CTĐT ngành GDMN trình độ cao đẳng của Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương còn một số điểm tồn tại, những vấn đề có thể cải tiến chất lượng trong thời gian tới như sau:
(1) Về mục tiêu và CĐR: Đối tượng lấy ý kiến của các bên liên quan góp ý về mục tiêu và CĐR của CTĐT chưa triển khai rộng, chưa tham khảo ý kiến của Nhà sử dụng lao động của các cơ sở GDMN có yếu tố nước ngoài.
(2) Về Bản mô tả CTĐT: Số lượng mẫu lấy ý kiến phản hồi của các bên liên quan về bản mô tả CTĐT, ĐCCT học phần chưa phủ rộng. Việc tiếp cận với các nhà tuyển dụng có yếu tố nước ngoài còn khó vì chưa có bản mô tả CTĐT bằng tiếng Anh.
(3) Về cấu trúc và nội dung CTDH: Việc mô tả CĐR của một số học phần hướng tới CĐR của CTĐT đôi chỗ còn chưa thể hiện rõ. Tính tích hợp một số nội dung dạy học chưa được thể hiện rõ ràng. Việc tổ chức lấy ý kiến về nội dung các học phần trong chương trình dạy học chưa được lớn về số lượng mẫu.
(4) Về phương pháp tiếp cận trong dạy và học: Mục tiêu giáo dục chưa có bản tuyên bố bằng tiếng Anh. Các hoạt động dạy và học ở một số học phần chưa được thiết kế nhiều cho thực hành nên việc vận dụng kiến thức và kỹ năng vào thực tế của sinh viên chưa cao. Điều kiện CSVC và cách bố trí bàn ghế trong một số phòng học chưa thật sự phù hợp với lớp học các học phần chuyên ngành, thực hành nghề nghiệp, chưa thuận lợi trong làm việc nhóm của SV.
(5) Về tuyển sinh và hỗ trợ người học: Hoạt động lấy ý kiến phản hồi của các bên liên quan về chính sách tuyển sinh chưa được phong phú về đối tượng lấy ý kiến. Một số thông tin về ngành học, CTĐT, chương trình dạy học trên chuyên trang thông tin điện tử của Khoa còn sơ sài. Việc tìm kiếm các nguồn hỗ trợ học tập như học bổng, trợ cấp… từ các tổ chức xã hội dành cho các đối tượng ưu tiên còn hạn chế. Việc tổ chức các hội đồng xét, cấp học bổng đôi khi còn chậm muộn; chưa kịp thời do phần mềm xét điểm sai số liệu. Một số hoạt động cố vấn học tập còn hạn chế như tư vấn cho người học sắp xếp hợp lý kế hoạch học tập cá nhân; chiến lược học tập hiệu quả đối với một số học phần. Cơ sở vật chất cho khu vận động thể chất còn hạn chế.
(6) Về đánh giá kết quả học tập của người học: Trong một số học phần, việc kiểm tra đánh giá còn chú trọng về mặt kiến thức, chưa đánh giá được nhiều về mặt kỹ năng cho người học. Phương pháp đánh giá kết quả học tập của người học theo hình thức trắc nghiệm quan còn tương đối hạn chế. Việc thông báo kết quả học tập, đặc biệt là điểm thành phần đôi lúc còn chậm. Chưa có sổ tay sinh viên cho sinh viên đầu khóa để cung cấp đầy đủ các thông tin về khóa học về các quy định kiểm tra đánh giá kết quả học tập của người học.
(7) Về đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên, giáo viên và nhân viên: Nguồn nhân lực trình độ cao còn hạn chế, các hoạt động tổ chức bồi dưỡng kỹ năng
mềm (kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm…) cho đội ngũ nhân viên chưa nhiều; việc tìm kiếm nguồn nhân sự tiềm năng bổ sung vào nguồn quy hoạch đội ngũ cán bộ quản lý gặp một số khó khăn nhất định.
(8) Về Thư viện, trang thiết bị học tập và CSVC khác: Diện tích mặt bằng đất của Trường có hạn, cơ sở vật chất dành cho khu giáo dục thể chất còn hạn chế. Việc bổ sung tài liệu mới đôi lúc còn chưa kịp thời. Một số thiết bị máy tính, máy chiếu đã cũ, xuống cấp cần sửa chữa và bổ sung, thay mới kịp thời. Việc khảo sát và phỏng vấn cán bộ quản lý, giảng viên, người học chưa được lấy trên diện rộng.
(9) Về bảo đảm và nâng cao chất lượng: Cán bộ tham gia mạng lưới ĐBCL của một số đơn vị chưa được tham gia các khóa bồi dưỡng, tập huấn về đảm bảo và kiểm định CLGD. Một số cơ sở trong mạng lưới thực hành thực tập của ngành mầm non đang trong quá trình chuẩn hóa theo chuẩn quốc gia hoặc chuẩn bị tham gia kiểm định chất lượng giáo dục. Chưa thường xuyên lấy ý kiến phản hồi của người học sau mỗi đợt thực hành, thực tập sư phạm. Chưa thực hiện thường xuyên các hoạt động thẩm định sự tương thích và phù hợp của quá trình dạy và học, đánh giá kết quả học tập với CĐR. Việc bổ sung, cập nhật tài liệu cho việc đổi mới CTĐT đôi lúc còn chưa kịp thời. Đối tượng lấy ý kiến phản hồi và nhu cầu của các bên liên quan vào việc thiết kế và phát triển CTĐT chưa thật sự đa dạng, phong phú.
(10) Về kết quả đầu ra: Chưa có phân tích dự báo tỉ lệ SV thôi học của ngành để có những cơ chế chính sách hỗ trợ, khích lệ SV thực hiện kết quả đầu ra như mong muốn. Quá trình trao đổi, làm việc của trường với các đơn vị sử dụng lao động chưa được thực hiện ở tất cả các khâu của quá trình đào tạo. Đối tượng lấy ý kiến phản hồi của các bên liên quan chưa thực sự phong phú, đa dạng.