Tôi viết cho những cảm xúc trong tôi và những đứa trẻ lớn lên từ “cái nôi Phong Phú”

Một phần của tài liệu DDPP_so_37 (Trang 36 - 37)

lớn lên từ “cái nôi Phong Phú”

Cho tới tận bây giờ, tôi cũng chẳng biết Phong Phú có từ đâu, ra đời từ khi nào hay đạt được lợi nhuận mỗi năm bao nhiêu vì những điều đó với tôi nó xa vời, không có nghĩa. Phong Phú trong tôi là một cái gì đó gần gũi và thân thiết lắm.

Tôi nhớ ngày tôi còn bé, khi bắt đầu hiểu chuyện tôi đã bắt đầu nghe về hai từ Phong Phú. Tôi vẫn cứ ngây ngô nói: “Mẹ con làm ở hãng dệt Phong Phú”. Phong Phú với tôi là nơi đó có mẹ, mỗi ngày mẹ sẽ từ đó về nhà với mình. Ngày nào cũng thế, có khi là sáng sớm, có khi là trưa nắng, không cần biết ngày nắng hay ngày mưa, chắc chắn mẹ sẽ vẫn đi đi về về giữa nhà và Phong Phú.

Ừ, mẹ tôi làm công nhân ở Nhà máy dệt Phong Phú.

Tôi không biết suy nghĩ về Phong Phú của một đứa trẻ là tôi năm ấy với suy nghĩ về Phong Phú của các bạn có giống nhau hay không, với tôi kỷ niệm ấy đã đi vào tiềm thức.

Lúc nhỏ, mẹ đi làm, chỉ có mấy chị em tôi ở nhà với nhau, việc mấy đứa nhóc tranh cãi nhau đến khóc lóc là hết sức bình thường. Nhà tôi cũng thế. Có lần bị chị hai đánh đòn, tôi lại đem nỗi ấm ức đó chạy qua nhà hàng xóm, xin gọi điện vào nhà máy: “A lô! Cô ơi, cho con gặp mẹ con là cô S ở xưởng X đi cô. Dạ, ở nhà con có chuyện gấp lắm cô”. Một hồi sau, tôi nghe giọng mẹ hớt hải: “Sao vậy con, ở nhà có chuyện gì?”. “Mẹ ơi, chị hai đánh con, mà con không có làm gì sai hết bla bla bla…”. Tối đó về, mẹ la cho chị em tôi, rồi phạt mỗi đứa vài roi, cái tội gọi điện tào lao. Từ đó hễ mỗi lần sắp bị chị hai đánh là tôi lại gào lên: “Em gọi cho

72 73

Một phần của tài liệu DDPP_so_37 (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(39 trang)