CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.2 Nghiên cứu định lượng
4.2.6 Phân tích hồi quy
4.2.6.1 Lý thuyết
+ Giá trị (R Square), hiệu chỉnh (Adjusted R Square) phản ánh mức độ giải thích biến phụ thuộc của các biến độc lập trong mô hình hồi quy. R2 hiệu chỉnh phản ánh sát hơn so với R2. Mức giao động của 2 giá trị này từ 0 đến 1, tuy nhiên việc đạt được mức giá trị bằng 1 là gần như không tưởng dù mô hình đó tốt đến nhường nào. Giá trị này nằm trong bảng Model Summary. Chúng ta chọn mức tương đối là 0.5 để làm giá trị phân ra 2 nhánh ý nghĩa mạnh/ yếu; từ 0.5 đến 1 thì mô hình là tốt; bé hơn 0.5 là mô hình chưa tốt. Đây là con số nhắm chừng chứ không có tài liệu chính thức nào quy định
+ Giá trị sig của kiểm định F được sử dụng để kiểm định độ phù hợp của mô hình hồi quy. Nếu sig < 0.05, ta kết luận mô hình hồi quy tuyến tính bội phù hợp với tập dữ liệu và có thể sử dụng được. Giá trị này nằm trong bảng ANOVA
+ Trị số Durbin – Watson (DW) dùng để kiểm tra hiện tượng tự tương quan chuỗi bậc nhất (kiểm định tương quan của các sai số kề nhau). DW có giá trị biến thiên trong khoảng từ 0 – 4; nếu các phần sai số không có tương quan chuỗi bậc nhất với nhau thì giá trị sẽ gần bằng 2, nếu giá trị càng nhỏ, gần về 0 thì các phần sai số có tương quan thuận; nếu càng lớn, gần về 4 có nghĩa là các phần sai số có tương quan nghịch. Theo Field (2009), nếu DW nhỏ hơn 1 và lớn hơn 3, chúng ta cần thực sự lưu ý bởi khả năng rất cao xảy ra hiện tượng tự tương quan chuỗi bậc nhất. Theo Yahua Qiao (2011), thường giá trị DW nằm trong khoảng 1.5 – 2.5 sẽ không xảy ra hiện tượng tự tương quan. Giá trị này nằm trong bảng Model Summary
+ Giá trị sig của kiểm định t được sử dụng để kiểm định ý nghĩa của hệ số hồi quy. Nếu sig kiểm định t của hệ số hồi quy của 1 biến độc lập < 0.05, ta kết luận biến độc lập đó có tác động đến biến phụ thuộc. Mỗi biến độc lập tương ứng với 1 hệ số hồi quy riêng, do vậy mà ta cũng có từng kiểm định t riêng. Giá trị này nằm trong bảng Coefficients
+ Hệ số phóng đại phương sai VIF dùng để kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến. Thông thường, nếu VIF của 1 biến độc lập lớn hơn 10 nghĩa là đang có đa cộng tuyến xảy ra với biến độc lập đó. Khi đó, biến này sẽ không có giá trị giải thích biến thiên của biến phụ thuộc trong mô hình hồi quy. Tuy nhiên trên thực tế, nếu hệ số VIF > 2 thì khả năng rất cao đang xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến độc lập. Giá trị này nằm trong bảng Coefficients
4.2.6.2 Thực hành
Model Summaryb
Bảng 4.57. Giá trị R2 (R Square), R2 hiệu chỉnh (Adjusted R Square)
a. Predictors: (Constant), TG, KT, KN b. Dependent Variable: CLHT
+ Giá trị R2 hiệu chỉnh bằng 0.520 > 0.5 cho thấy biến độc lập đưa vào chạy hồi quy ảnh hưởng 52% sự thay đổi của biến phụ thuộc, còn lại 48% là do các biến ngoài mô hình và sai số ngẫu nhiên
+ Hệ số Durbin – Watson = 2.195, nằm trong khoảng 1.5 – 2.5 nên không có hiện tượng tự tương quan chuỗi bậc nhất xảy ra
ANOVAa
a. Dependent Variable: CLHT
b. Predictors: (Constant), TG, KT, KN
+ Sig kiểm định F = 0.000 < 0.05 như vậy mô hình hồi quy tuyến tính bội phù hợp với tập dữ liệu và có thể sử dụng được
Bảng 4.59. Hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa (B) và hệ số hồi quy chuẩn hóa (Beta)
a. Dependent Variable: CLHT b. Predictors: (Constant), KN, KT
+ Sig kiểm định F = 0.000 < 0.05 như vậy mô hình hồi quy tuyến tính bội phù hợp với tập dữ liệu và có thể sử dụng được
Bảng 4.60. Hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa (B) và hệ số hồi quy chuẩn hóa (Beta)
a. Dependent Variable: CLHT
+ Sig kiểm định t hệ số hồi quy của các biến độc lập đều nhỏ hơn 0.05, do đó các biến độc lập này đều có ý nghĩa giải thích cho biến phụ thuộc, không biến nào bị loại khỏi mô hình
+ Hệ số VIF của các biến độc lập đều nhỏ hơn 2 do vậy không có hiện tượng đa cộng tuyến xảy ra
+ Các hệ số hồi quy đều lớn hơn 0. Như vậy tất cả các biến độc lập đưa vào phân tích hồi quy đều tác động cùng chiều với biến phụ thuộc. Dựa vào độ lớn của hệ số hồi quy chuẩn hóa Beta, thứ tự mức độ tác động từ mạnh nhất tới yếu nhất của các biến độc lập tới biến phụ thuộc CLHT là: KT(0.375) > TN(0.340). Tương ứng với:
+ Biến Kiến thức thu được sau khi nghiên cứu khoa học tác động mạnh nhất tới chất lượng học tập của sinh viên ĐHTM
+ Biến Kĩ năng thu được sau khi nghiên cứu khoa học tác động yếu nhất tới chất lượng học tập của sinh viên ĐHTM