3.1. Đánh giá ý thức tuân thủ công tác BVMT và sử dụng hóa chất công tác BVMT và sử dụng hóa chất theo TCVN 5507:2002
Kết quả tổng kết ở hình 1 cho thấy, số lượng ptn chỉ thực hiện việc tuân thủ sử dụng hóa chất dưới 50% (chiếm 30%) tương đương 18 ptn. bên cạnh đó, chỉ có 4 (7%) và 9 (15%) ptn tuân thủ 50 - 65% và 65 - 75% sử dụng hóa chất theo tiêu chuẩn. Đáng chú ý, số lượng ptn tuân thủ trên 75% sử dụng hóa chất theo tiêu chuẩn chỉ là 22 ptn (chiếm 37%), trong khi đó có đến 11% (7 ptn) không tuân thủ tiêu chuẩn sử dụng hóa chất.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, mức độ tuân thủ về bVmt và an toàn lao động như sau: các doanh nghiệp tư nhân thường có mức độ tuân thủ cao hơn so với các Viện nghiên cứu và mức độ kém ở ptn các trường
đại học. Sở dĩ như vậy là vì các ptn trong doanh nghiệp vận hành theo quy định bVmt của doanh nghiệp. họ có sẵn hệ thống xử lý nước thải, hệ thống quản lý chất thải nguy hại (ctnh), chất thải thông thường, nên ý thức bVmt khá tốt. các hoạt động thanh kiểm tra về công tác bVmt được thực hiện thường xuyên trong những năm gần đây nên họ có ý thức tốt hơn. Đối với các ptn thuộc Viện nghiên cứu, do là các cán bộ làm việc dài hạn, có kinh nghiệm nên vấn đề an toàn lao động và hóa chất họ cũng ý thức được. tại các ptn thuộc các trường đại học do mục đích chủ yếu là giảng dạy và cho sinh viên thực tập nên ý thức tuân thủ kém. nhưng phân theo ptn nhóm 1, 2, và 3 trong phần 2.1 thì có thể kết luận là mức độ tuân thủ công tác bVmt đối với các ptn lần lượt giảm tăng theo thứ tự nhóm 1, 2, 3.
3.2. Đánh giá công tác thu gom, phân loại và vận chuyển phân loại và vận chuyển
hiện nay do chưa có quy định nào đối với việc xả thải các chất thải gây ô nhiễm từ ptn, chính vì vậy, không thể đánh giá được về mức độ và ý thức tuân thủ của họ trong vấn đề bVmt chung. tuy nhiên, một số tiêu chuẩn áp dụng và quy định trước đây đã được ban hành, song do việc kiểm soát và quản lý không chặt chẽ, chưa có tính răn đe nên tính áp dụng hiện nay chưa cao.
Việc thu gom phân loại chất thải ptn hiện nay được thực hiện theo nội quy riêng của từng ptn. những
loại hóa chất này khi thải ra thường được các ptn phân loại vào những chai lọ thủy tinh khác nhau để chờ đến khi có số lượng lớn thì đem đi xử lý. tuy nhiên ở Việt nam, số lượng các ptn thực hiện phân lưu giữ chất thải như vậy là rất ít, hầu như các thất thải đều được xả thải vào hệ thống cống chung. các loại hóa chất chưa được thu gom riêng biệt. một số ptn mới được đầu tư hệ thống xử lý nước thải, tuy nhiên khả năng duy trì vận hành kém.
Việc phân loại chất thải rắn còn gặp nhiều khó khăn do chưa có quy định cụ thể, tất cả đều tập trung lại để đưa đến công ty thu gom và xử lý, nên việc xử lý rất khó. phân loại chất thải lỏng thì chưa được thực hiện. các loại dung môi sau khi sử dụng để chiết tách mẫu đều được đổ chung xuống hệ thống cống.
3.3. kết quả khảo sát về hiện trạng quản lý và an toàn môi trường trạng quản lý và an toàn môi trường trường tại các cơ sở nghiên cứu hóa học, sinh học
Theo kết quả tổng kết trên hình 1 và 2 cho thấy, số lượng ptn chỉ thực hiện việc tuân thủ an toàn ptn dưới 50% và từ 50 - 65% (chiếm 37 và 26%) tương đương 22 và 16 ptn. bên cạnh đó, chỉ có 3 ptn (4%) tuân thủ 65 - 75% an toàn ptn. Đáng chú ý, số lượng ptn tuân thủ trên 75% an toàn ptn chỉ là 16 ptn chiếm 26%, trong khi đó có đến 7% (4 ptn) không tuân thủ an toàn ptn.
những con số này đối với ptn là thấp, bởi ptn an toàn thì tính mạng, sức khỏe, công việc của cán bộ làm trong ptn mới có thể được đảm bảo.
như vậy, hầu hết các ptn hiện tại vẫn chưa tuân thủ những nội quy chặt chẽ, tuy nhiên có một số ptn trọng điểm, thuộc các trung tâm lớn, thuộc các công ty tư nhân tuân thủ tốt. tất cả các ptn cần nâng cao trách nhiệm an toàn cho cán bộ, môi trường xung quanh ptn.
3.4. Những tồn tại trong quản lý chất thải các PTN hóa học và sinh học chất thải các PTN hóa học và sinh học
những ptn trong quá trình nghiên cứu, thực hiện những thao tác
VHình 1. Mức độ tuân thủ về sử dụng hóa chất theo TCVN 5507:2002 khảo sát 60 PTN
thí nghiệm có phát sinh một lượng ctnh. ở các nước trên thế giới đã có những hướng dẫn riêng về quản lý chất thải dành riêng cho ptn. người làm nghiên cứu không phải lo việc xử lý chất thải nguy hiểm, vì họ có 1 -2 chuyên gia hoặc một cơ quan chuyên trách của trường/viện làm việc đó. Ví dụ, chất thải nhiễm phóng xạ, chất thải có tiềm ẩn nguy cơ an toàn sinh học, các chất thải hóa học nguy hại, sẽ thu lại riêng rẽ và ghi rõ thành phần hóa học; sau đó, cơ quan xử lý của viện/trường sẽ đem đi xử lý. trong khi ở Việt nam, chưa có quy trình và đội ngũ chuyên xử lý rác thải trong ptn, mà mới chỉ có hướng dẫn về an toàn trong ptn (an toàn trong các thao tác trong ptn).
mỗi năm, lượng chất thải từ ptn ở các trường đại học, trung tâm, viện nghiên cứu thải ra ngoài môi trường là không nhỏ. nhưng vấn đề xử lý, bảo quản chúng thì vẫn chưa được quan tâm đúng mức. tại nhiều trường đại học, viện nghiên cứu, khí thải độc hại sau khi thí nghiệm được qua hệ thống tủ hút xả ra ngoài môi trường, chất lỏng được đổ thẳng xuống cống chung, chất thải rắn bỏ vào thùng rác chung. mỗi ptn đều có một quy định riêng để giảm thiểu nguy hiểm, nhưng khâu thải bỏ ra nhằm đảm bảo an toàn với môi trường xung quanh hầu như không đề cập. chưa có một quy trình cụ thể trong việc xử lý rác thải từ ptn, đặc biệt là ctnh hầu hết chưa được phân loại, thu gom riêng để xử lý mà vẫn được thu gom cùng với rác thải khác của ptn.
ctnh ptn có thể gây nên hoặc làm gia tăng tỷ lệ tử vong, nghiêm trọng hơn là gây tử vong cấp tính
nếu không được xử lý, lưu trữ, thải bỏ, vận chuyển và quản lý thích hợp. mặt khác, nhận thức của thí nghiệm viên về ctnh còn mơ hồ, chưa có khái niệm đúng đắn cũng như những hiểu biết về tác hại của ctnh gây ra cho sức khỏe và môi trường, đặc biệt là sinh viên thực hành tại các ptn. Theo kết quả khảo sát về ý thức của sinh viên đối với ctnh tại một số trường Đại học cho thấy, 80% sinh viên không biết về ctnh, 20% sinh viên có kiến thức về ctnh chỉ dừng ở khái niệm mà chưa hiểu về đặc tính cũng như tác hại mà ctnh gây ra. 95% sinh viên không biết cách phân loại ctnh sau quá trình thực nghiệm và 90% sinh viên không quan tâm đến ctnh. Đây cũng là tình trạng chung của nhiều ptn trên địa bàn cả nước, các thí nghiệm viên thiếu hiểu biết và không biết cách phân loại ctnh. Điều này cho thấy, việc giảng dạy, phổ biến kiến thức về ctnh nói chung và ctnh từ ptn nói riêng còn hạn chế.
hầu hết chất thải của các ptn được thu gom chung với toàn bộ chất thải sinh hoạt của cơ quan quản lý các ptn. Số lượng ptn có hợp đồng thuê
công ty môi trường để thu gom, xử lý chất thải là rất ít. ngoài ra, các thiết bị an toàn không đầy đủ nếu xảy ra cháy nổ các loại chất thải do không được quản lý chặt chẽ, đúng quy trình.