Bùn lắng hóa lý từ hệ thống xử lý nước thải của nhà máy

Một phần của tài liệu so 6_full (Trang 63)

xử lý nước thải của nhà máy sản xuất giấy (bùn giấy) được thử nghiệm để đánh giá khả năng hấp phụ các kim loại nặng (KLN) trong nước thải. Ni2+, Cr6+, Zn2+ là những thành phần KLN điển hình có trong nước thải xi mạ được chọn là đối tượng xử lý. Ảnh hưởng của những yếu tố đến hiệu quả của quá trình xử lý như pH, thời gian và nồng độ KLN cũng được nghiên cứu đánh giá. Kết quả nghiên cứu cho thấy, bùn giấy với thành phần gồm: 38 % cellulose và 37 % tro có khả năng hấp phụ cao đối với cả ba KLN. Hiệu suất xử lý đạt được với Cr6+ là 96 %, Zn2+ là 98 % và Ni2+ là 89% trong điều kiện hấp phụ tĩnh phù hợp. Kết quả khảo sát cân bằng hấp phụ theo mô hình hấp phụ đẳng nhiệt Langmuir đã xác định được dung lượng hấp phụ cực đại đối với Cr6+, Zn2+, Ni2+ lần lượt là 9,6 mg/g; 12,5 mg/g và 3,5 mg/g CHP khô.

i. mở đầu

bùn “giấy” có chứa thành phần cenllulose được tạo ra từ các nhà máy sản xuất giấy và bột giấy. ở Việt nam, mỗi năm ngành công nghiệp giấy thải ra một lượng lớn loại bùn này. hiện nay bùn giấy được xử lý chủ yếu bằng cách chôn lấp hoặc đốt rất tốn kém và gây ra các vấn đề ô nhiễm môi trường [1,7].

nước thải ngành xi mạ thường có ph thấp và chứa hàm lượng cao các muối vô cơ và đặc biệt là thành phần các kim loại nặng (Kln). tùy theo yêu cầu của lớp mạ mà nguồn ô nhiễm chính có thể là đồng, kẽm, crom hoặc niken [3].

nghiên cứu được thực hiện nhằm khảo sát khả năng hấp phụ của bùn giấy đối với các ion Kln và trên cơ sở đó đánh giá khả năng sử dụng vật liệu trong điều kiện xử lý nước thải thực tế.

Một phần của tài liệu so 6_full (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)