7. Kết cấu của luận án
2.7.3. Sự phát triển của khoa học công nghệ và hội nhập quốc tế
Trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, NTBD trở thành nền “công nghiệp văn hóa” không biên giới có nhập khẩu, xuất khẩu có cạnh tranh và có tính đến hiệu quả đầu tư; vừa phải giữ gìn phát huy bản sắc văn hóa dân tộc như một thương hiệu quốc gia, vừa phải trân trọng tiếp thu thành tựu văn minh nhân loại. Đó chính là vấn đề mà QLNN về BDNT phải đặc biệt chú trọng. Bất cứ quy định pháp quy nào nhằm “đóng cửa biên giới” hoặc “mở toang biên giới” đều có tác động cản trở sự phát triển đổi mới NTBD.
Trong giai đoạn hiện nay và sắp tới cùng với việc thành viên Tổ chức Sở hữu trí tuệ Thế giới (World Intellectual Property Organization - WIPO)52 đã thông qua Hiệp định Bắc Kinh về hoạt động biểu diễn trên các phương tiện nghe nhìn vào ngày 28 tháng 4 năm 2020, nhóm chủ thể này sẽ có nhiều biến động lớn theo hướng mở rộng rất nhiều lĩnh vực trên mọi nền tảng từ truyền thống đến hiện đại. Các chủ thể không chỉ bao gồm các doanh nghiệp kinh doanh lưu hành mà còn là rất nhiều tổ chức, cá nhân hoạt động lĩnh vực khác, đặc biệt là điện ảnh. Đặc biệt là, pháp luật Việt Nam về sở hữu trí tuệ (SHTT) cần đảm bảo sự tương thích với các quy định, cam kết quốc tế, ví dụ như đối với người biểu diễn: Cam kết bảo hộ quyền độc quyền của người biểu diễn trong định hình cuộc biểu diễn; Cam kết bảo hộ quyền độc quyền của người biểu diễn trong sao chép, phân phối, công bố, phát sóng đến công chúng cuộc biểu diễn đã định hình.53 Do đó, pháp luật về QLNN về BDNT cũng cần đảm bảo tuân thủ các quy định về SHTT nhằm đảm bảo thực hiện các cam kết của Việt Nam trong giai đoạn sắp tới.
Để đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT trong các cơ quan Nhà nước, thời gian qua, các cấp chính quyền từ huyện đến cơ sở chú trọng công tác chỉ đạo, triển khai thực hiện các kế hoạch, cơ chế, chính sách của huyện để đầu tư, nâng cấp hạ tầng kỹ thuật thông tin cơ bản đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ được giao. Các phòng, ban, ngành và UBND các cấp đã được quan tâm đầu tư, nâng cấp hạ tầng CNTT. Trong giai đoạn 2014-2020, Việt Nam đã duy trì việc tăng hạng Chính phủ điện tử của Liên hợp quốc liên tục, từ vị trí 99 lên vị trí 86; lọt vào nhóm các nước phát triển có
52 “Tổ Chức Sở Hữu Trí Tuệ Thế Giới (WIPO) - World Intellectual Property Organization (WIPO) | Hồ Sơ - Sự Kiện - Nhân Chứng,” accessed February 11, 2022, https://tulieuvankien.dangcongsan.vn/ho-so-su-kien- nhan-chung/to-chuc-quoc-te/to-chuc-so-huu-tri-tue-the-gioi-wipo-world-intellectual-property-organization- wipo-3327.
Chính phủ điện tử ở mức cao, thậm chí cao hơn chỉ số trung bình thế giới. Vị trí xếp hạng 86/193 quốc gia, vùng lãnh thổ.54
Quyết định số 942/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ: Phê duyệt Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030 đã đề ra mục tiêu cụ thể đó là: “ Cơ quan nhà nước thiết kế mô hình tổ chức, cách thức vận hành dựa trên dữ liệu và công nghệ số, tạo ra môi trường làm việc và công cụ làm việc để cán bộ, công chức, viên chức có thể thực hiện tốt nhất nhiệm vụ của mình, kết nối và hợp tác với nhau dễ dàng hơn, đưa ra quyết định kịp thời hơn, ban hành chính sách tốt hơn, sử dụng nguồn lực tối ưu hơn.” Chiến lược cũng đã đề ra chỉ tiêu cụ thể đó là: 90% hồ sơ công việc tại cấp bộ, tỉnh; 80% hồ sơ công việc tại cấp huyện và 60% hồ sơ công việc tại cấp xã được xử lý trên môi trường mạng (trừ hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật nhà nước). Như vậy, đối với các hoạt đông, chương trình BDNT cần phải có văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì cần phải ứng dụng công nghệ vào trong thực hiện thủ tục chấp thuận cho các hoạt động này.
Đặc biệt là trong bối cảnh phát triển công nghệ 4.0 - công nghệ số thì sức sáng tạo và ứng dụng công nghệ vào BDNT ngày càng trở nên đa dạng và phong phú. Ngoài ra, sự ảnh hưởng của Covid 19 cũng là một trong những yếu tố làm gia tăng sự ứng dụng công nghệ trong BDNT, số lượng các chương trình BDNT trên các phương tiện kỹ thuật trực tuyến (online) gia tăng, các loại hình, phương thức thể hiện cũng đa dạng hơn với các nền tảng mạng xã hội như Facebook (livestream). Các nghệ sỹ, cá nhân, tổ chức đã tận ứng dụng công nghệ vào tổ chức thực hiện BDNT. Tuy nhiên, điều này là một thách thức lớn đối với QLNN về BDNT trong việc kiểm soát nội dung các chương trình BDNT do các cá nhân, tổ chức thực hiện. Các nội dung phản cảm, lệch lạc, trái với thuần phong, mỹ tục rất khó được ngăn chặn kịp thời khi được phát trực tiếp bởi các cá nhân qua các mạng xã hội như facebook, tiktok… Do đó, sự phát triển của khoa học công nghệ và hội nhập toàn cầu là thách thức lớn đối với hoạt động QLNN đối với BDNT.
54 “Phát Triển Chính Phủ Điện Tử Hướng Tới Kinh Tế Số, Xã Hội Số,” https://dangcongsan.vn, accessed February 24, 2022, https://dangcongsan.vn/khoa-hoc-va-cong-nghe-voi-su-nghiep-cong-nghiep-hoa- hien-dai-hoa-dat-nuoc/diem-nhan-khoa-hoc-va-cong-nghe/phat-trien-chinh-phu-dien-tu-huong-toi-kinh- te-so-xa-hoi-so-590558.html.