7. Kết cấu của luận án
2.8.2. Kinh nghiệm quản lý biểu diễn nghệ thuật của Trung Quốc
Trung quốc và Việt Nam có nhiều điểm tương đồng về văn hóa truyền thống phương Đông; hai nước cùng có thể chế chính trị như nhau. Vì vậy, trên bước phát triển, hai đất nước có nhiều điểm chung trong phương thức quản lý kinh tế, văn hóa, xã hội…
Từ nằm 1949 đến trước năm 1978, về cơ bản phương thức quản lý văn hóa của Trung Quốc do Nhà nước thống nhất quản lý và có kế hoạch. Trong đó, nhà nước Trung Quốc có vai trò toàn năng, độc quyền chỉ đạo văn hóa, quản lý theo kiểu tập trung quyền lực cao.59 Tất nhiên phương thức quản lý này có những ưu điểm của nó là “tập trung nguồn vốn, bảo đảm sự phát triển văn hóa có kế hoạch và triệt để tuân theo đường lối, chính sách văn nghệ của ĐCS Trung Quốc”60 Tuy nhiên, đến thập niên 70 của thế kỷ XX, khi thể chế kinh tế thị trường ở Trung Quốc hình thành và đi vào vận hành thì phương thức quản lý văn hóa trên không còn phù hợp, đòi hỏi phải có sự thay đổi. Để thích ứng yêu cầu phát triển kinh tế thị trường Trung Quốc cần phải xây dựng thể chế quản lý văn hóa “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý vĩ mô, tập thể, cá nhân cùng làm văn hóa”.
Điểm then chốt trong quá trình này chính là Trung Quốc đã tiến hành cải cách từ chỗ nhà nước bao cấp hoàn toàn chuyển sang cơ chế Nhà nước, tập thể, cá nhân cùng tham gia vào lĩnh vực văn hóa. Trong đó, chức năng của Chính phủ đã thay từ làm văn hóa chuyển sang quản lý văn hóa, từ quản lý vi mô sang quản lý vĩ mô, từ quản lý trực tiếp sang quản lý gián tiếp, từ quản lý đơn vị trực thuộc sang quản lý xã hội.61
Bước đi đầu tiên trong tiến trình cải cách phương thức quản lý văn hóa này là 59 Báo cáo tổng quan (2015), Cải cách thể chế văn hóa Trung Quốc từ năm 1978 đến nay, Đề tài cấp Bộ năm 2013 - 2014, chủ nhiệm đề tài: TS.Nguyễn Thị Thu Phương, Cơ quan chủ trì: Viện nghiên cứu Trung Quốc, Hà Nội, tr59].
60 Báo cáo tổng quan (2015), Cải cách thể chế văn hóa Trung Quốc từ năm 1978 đến nay, Đề tài cấp Bộ năm 2013 - 2014, chủ nhiệm đề tài: TS.Nguyễn Thị Thu Phương, Cơ quan chủ trì: Viện nghiên cứu Trung Quốc, Hà Nội, tr.59.
cải cách chế độ sở hữu văn hóa. Theo đó, hình thức sở hũu văn hóa của Trung Quốc có hai loại chính: công hữu và phi công hữu. Đặc biệt, theo nghiên cứu của nhóm thực hiện đề tài, trong quá trình triển khai chế độ sở hữu mới, còn xuất hiện một hình thức sở hữu hỗn hợp với sự đan xen giữa hình thức sở hữu trên:
Loại thứ nhất, các tổ chức, cơ quan đoàn thể, các tổ chức xã hội có vốn bên ngoài kết hợp với các đoàn nghệ thuật hình thành liên hiệp văn hóa kinh tế thực hiện hoạt động kinh doanh hai bên cùng có lợi… Loại thứ hai, các hoạt động văn hóa như ngày hội nghệ thuật, thi đấu giải thưởng lớn,… được tổ chức từ sự kết hợp giữa các nhà máy, xí nghiệp, các đơn vị sự nghiệp với các tổ chức xã hội, cá nhân.62
Riêng đối với lĩnh vực NTBD, Nhà nước Trung Quốc đã tiến hành một số biện pháp mạnh để cải cách phương thức hoạt động của các đoàn NTBD công hữu. Qua khảo sát công trình nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Trung Quốc.63
Như vậy, liên quan đến QLNN về BDNT của Trung Quốc, có một số điểm nổi bật sau:
- Trước hết là cơ cấu lại bộ máy vốn cồng kềnh, chồng chéo bằng việc loại bỏ các đơn vị chuyên nghiệp hoạt động không có hiệu quả; hợp nhất các đoàn có chương trình trùng nhau, tinh giảm biên chế với chế độ thoả đáng; song song với đó thành lập một số đoàn mới có loại hình nghệ thuật phù hợp với nhu cầu văn hóa mới người dân; cho phép các đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp xây dựng một cơ chế mở để các nghệ sĩ mới có thể giam gia vào hoạt động văn hóa;
- Chuyển cơ chế quản lý kinh doanh theo hướng đơn giản hóa, có nghĩa là tuỳ theo tình hình thực tế mà các đoàn NTBD chuyên nghiệp do Trung ương quản lý thí điểm thực hiện chế độ trách nhiệm ở các hình thức khác nhau; có thể thực hiện cơ chế hợp đồng mời diễn viên. Cơ chế linh hoạt này nhằm xoá bỏ phương thức phân phối bình quân chủ nghĩa trong hoạt động kinh doanh của các đoàn NTBD chuyên nghiệp.
- Chuyển từ hình thức sản xuất các sản phẩm mang tính tuyên truyền giáo dục thuần tuý sang hình thức kết hợp sản xuất và kinh doanh các sản phẩm văn hóa vừa có giá trị nghệ thuật, hiệu ứng xã hội, vừa có giá trị thương mại.
- Các cơ quan chính phủ và các cơ quan văn hóa chuyển từ quản lý trực tiếp sang quản lý gián tiếp đối với các hoạt động của các đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp… Nghĩa là, từng bước giúp các đoàn biểu diễn thóat khỏi cơ chế vận hành 62 Báo cáo tổng quan (2015), Cải cách thể chế văn hóa Trung Quốc từ năm 1978 đến nay, Đề tài cấp Bộ năm 2013 - 2014, chủ nhiệm đề tài: TS.Nguyễn Thị Thu Phương, Cơ quan chủ trì: Viện nghiên cứu Trung Quốc, Hà Nội, tr62
phụ thuộc vào cơ quan quản lý văn hóa của Nhà nước và xác lập một cơ chế vận hành nội bộ có khả năng giúp các đoàn biểu diễn chuyên nghiệp trở thành một thực thể kinh doanh sản xuất nghệ thuật tương đối độc lập”.
- Đối với các đoàn NTBD ở các địa phương trên toàn quốc, Nhà nước Trung Quốc áp dụng chế độ trách nhiệm kinh doanh khóan thầu, nhằm khắc phục cơ chế bình quân chủ nghĩa, nâng cao năng lực sáng tạo của người làm công tác văn hóa, loại bỏ những tệ nạn và sức ì tồn tại từ chế độ bao cấp trước đó.
Để tiến hành phương thức quản lý đối với các đoàn NTBD ở Trung ương cũng như ở địa phương, Nhà nước Trung Quốc đã triển khai “Phương án xây dựng và cải cách các đoàn NTBD” với trọng tâm là thực hiện “chế độ kép ” (người Trung Quốc gọi tắt là “Song quỹ”). Nghĩa là: Đối với các đoàn nghệ thuật đại diện cho quốc gia và dân tộc sẽ thực hiện chế độ quốc hữu do Nhà nước quản lý và hỗ trợ. Các đơn vị này chịu sự quản lý của các cơ quan chủ quản về lĩnh vực văn hóa trực thuộc Chính phủ. Đối với các đoàn nghệ thuật quy mô nhỏ, phân tán, có hình thức sở hữu phi công hữu đa dạng do các lực lượng xã hội, các cá nhân quản lý và thực hiện chế độ tự chủ kinh doanh và hạch toán độc lập.64
Về cơ bản, chính sách chuyển đổi từ cơ chế bao cấp sang cơ chế xã hội hóa (XXH) hoạt động văn hóa nói chung, hoạt động của các đơn vị NTBD nói riêng, của Trung Quốc và Việt Nam là giống nhau, nhất là đề cao vai trò của Đảng Cộng sản và vai trò ở tầm vĩ mô của Nhà nước, các thành phần xã hội có quyền tham gia vào các quá trình sản xuất, phân phối và tiêu thụ sản phẩm văn hóa; Các hình thức sở hữu mà Trung Quốc gọi lạ công hữu và phi công hữu chính là các hình thức sở hữu mà ở Việt Nam gọi là công lập và ngoài công lập.
Tuy nhiên, cải cách của Nhà nước Trung Quốc đã đi trước Việt Nam mấy chục năm (từ năm 1978), được thể chế hóa một cách rõ ràng, kiên quyết và lập tức đi vào cuộc sống. Còn ở Việt Nam, mặc dù chính sách đổi mới bắt đầu từ năm 1986, còn chủ trương XHH hoạt động văn hóa chính thức có từ năm 1997, nhưng đến nay vẫn còn nhiều điểm chưa thực sự rõ ràng ngay ở khâu ban hành chính sách, thiếu sự vào cuộc đồng bộ của các Bộ, ngành, dẫn đến ở khâu triển khai thực hiện còn nhiều lúng túng, thiếu kiên quyết.
Vì vậy, các chính sách cải cách thể chế văn hóa, đặc biệt là cải cách phương thức quản lý các đoàn NTBD ở Trung ương cũng như địa phương, của Trung Quốc là bài học hữu ích để Việt Nam học tập.
64 Báo cáo tổng quan (2015), Cải cách thể chế văn hóa Trung Quốc từ năm 1978 đến nay, Đề tài cấp Bộ năm 2013 - 2014, chủ nhiệm đề tài: TS.Nguyễn Thị Thu Phương, Cơ quan chủ trì: Viện nghiên cứu Trung Quốc, Hà Nội, tr65
2.8.3. Quản lý về biểu diễn nghệ thuật ở Hàn Quốc
Ở Hàn Quốc, khối doanh nghiệp văn hóa đều là các doanh nghiệp tư nhân, nhưng Nhà nước hết sức quan tâm hỗ trợ phát triển ngành công nghiệp văn hóa Hàn Quốc. Cục Công nghiệp văn hóa thuộc Bộ Văn hóa và Du lịch là cơ quan chuyên hoạch định các chính sách nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh của ngành công nghiệp văn hóa Hàn Quốc trên thị trường quốc tế. Cục hỗ trợ ngành công nghiệp văn hóa xây dựng và hiện đại hóa cơ sở hạ tầng; hỗ trợ các ngành công nghiệp văn hóa thâm nhập vào thị trường quốc tế; phát triển các giá trị gia tăng cho các sản phẩm văn hóa và tăng cường thúc đẩy đào tạo nguồn nhân lực chuyên môn cho ngành công nghiệp văn hóa.
Cục Công nghiệp văn hóa Hàn Quốc có các phòng theo từng lĩnh vực mà Bộ quản lý như: Bản quyền tác giả; điện ảnh, phim hoạt hình và video; công nghiệp trò chơi và công nghệ âm nhạc; công nghệ văn hóa và đào tạo nhân lực. Trong bối cảnh phát triển mạnh mẽ của công nghệ truyền thông đa phương tiện và kỹ thuật số, Cục này cũng có một đơn vị chuyên chăm lo phát triển nội dung cho các phương tiện kỹ thuật truyền thông hiện đại, phát triển nhân vật trò chơi, hoạt hình và truyện tranh.
Quy định pháp luật: Đối với các khuôn khổ pháp lý liên quan đến đa dạng văn hóa, Đạo luật bảo vệ và thúc đẩy đa dạng văn hóa (Được ban hành vào năm 2014), Đạo luật khung về văn hóa (ban hành năm 2013) và Đạo luật khuyến mãi văn hóa địa phương (ban hành vào năm 2014) gần đây đã được ban hành. Ngoài ra, Đạo luật quảng cáo nghệ thuật và văn hóa, Đạo luật phúc lợi nghệ sĩ, Hỗ trợ Đạo luật giáo dục nghệ thuật và văn hóa, Đạo luật quảng bá hình ảnh chuyển động và sản phẩm video, Quảng cáo phim hoạt hình và Đạo luật quảng cáo ngành công nghiệp âm nhạc.
Mục đích của Luật biểu diễn trước công chúng là nhằm bảo đảm quyền tự do hoạt động nghệ thuật cũng như khuyến khích các hoạt động BDNT trước công chúng.
Quy định chi tiết về biểu diễn nghệ thuật tại Luật biểu diễn trước công chúng (public performance act).
Thứ nhất, vai trò quản lý của Nhà nước đối với nghệ thuật biểu diễn được thể hiện vai trò quy hoạch, lập kế hoạch và định hướng sự phát triển của nghệ thuật biểu diễn trước công chúng tại Hàn Quốc
Tại Điều 3 Luật biểu diễn trước công chúng quy định trách nhiệm của “Chính phủ và chính quyền địa phương sẽ xây dựng và thực hiện các kế hoạch xúc tiến nghệ thuật biểu diễn” (khoản 1). Cụ thể, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chịu trách nhiệm lập và thực hiện quy hoạch tổng thể biểu diễn trước công
chúng trên cơ sở các đề xuất của lãnh đạo các địa phương bao gồm các vấn đề sau: “1. Các vấn đề liên quan đến việc đào tạo và hỗ trợ cho nghệ sĩ biểu diễn; 2. Các vấn đề liên quan đến việc đào tạo và bố trí nguồn nhân lực cho hoạt động biểu diễn, đạo cụ, chiếu sáng sân khấu, thiết kế sân khấu, âm thanh sân khấu, vv;
3. Các vấn đề liên quan đến việc mở rộng các cơ sở cho hoạt động biểu diễn trước công chúng, chẳng hạn như các nhà hát;
4. Các vấn đề liên quan đến việc sử dụng các cơ sở vật chất phục vụ thể thao thể thao và giáo dục như nhà hát,
5. Các vấn đề liên quan đến biểu diễn nghệ thuật ở nước ngoài;
6. Các vấn đề liên quan đến việc thúc đẩy ngành công nghiệp biểu diễn; 7. Các vấn đề quan trọng khác liên quan đến việc quảng bá nghệ thuật biểu diễn theo quy định của Nghị định của Tổng thống.”
Trong Quản lý văn hóa ở Hàn Quốc, chính sách hỗ trợ phát triển công nghiệp văn hóa là một đặc điểm nổi bật. Ở Hàn Quốc, khối doanh nghiệp văn hóa đều là các doanh nghiệp tư nhân, nhưng Nhà nước hết sức quan tâm hỗ trợ phát triển ngành công nghiệp văn hóa Hàn Quốc. Cục Công nghiệp văn hóa thuộc Bộ Văn hóa và Du lịch là cơ quan chuyên hoạch định các chính sách nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh của ngành công nghiệp văn hóa Hàn Quốc trên thị trường quốc tế. Cục hỗ trợ ngành công nghiệp văn hóa xây dựng và hiện đại hóa cơ sở hạ tầng; hỗ trợ các ngành công nghiệp văn hóa thâm nhập vào thị trường quốc tế; phát triển các giá trị gia tăng cho các sản phẩm văn hóa và tăng cường thúc đẩy đào tạo nguồn nhân lực chuyên môn cho ngành công nghiệp văn hóa.
Cục Công nghiệp văn hóa Hàn Quốc có các phòng theo từng lĩnh vực mà Bộ quản lý như: Bản quyền tác giả; điện ảnh, phim hoạt hình và video; công nghiệp trò chơi và công nghệ âm nhạc; công nghệ văn hóa và đào tạo nhân lực. Trong bối cảnh phát triển mạnh mẽ của công nghệ truyền thông đa phương tiện và kỹ thuật số, Cục này cũng có một đơn vị chuyên chăm lo phát triển nội dung cho các phương tiện kỹ thuật truyền thông hiện đại, phát triển nhân vật trò chơi, hoạt hình và truyện tranh
Bên cạnh vai trò lập quy hoạch xây dựng và vận hành các nhà hát, Chính phủ và chính quyền địa phương còn trực tiếp thành lập vận hành nhà hát hoặc ủy thác cho cá nhân, tổ chức khác để nâng cao hiệu quả việc vận hành nhà hát. Ngoài ra, Chính quyền các tỉnh sẽ thông qua đề xuất thành lập và quản lý các nhà hát của mọi chủ thể có nhu cầu (Điều 9)
Thứ hai, Chính phủ quy định về các tiêu chuẩn bằng cấp áp dụng đối với những người hoạt động biểu diễn nghệ thuật cũng như cung cấp các sở vật chất và
tổ chức các kỳ thi để tạo thuận lợi cho những người hoạt động biểu diễn nghệ thuật. Thứ ba, việc QLNN đối với hoạt động biểu diễn nghệ thuật được thực hiện thông qua cơ chế giám sát và chế tài xử phạt.
Về xử lý hành chính đối hoạt động biểu diễn hoặc hoạt động của địa điểm biểu diễn, theo quy định tại Điều 33 thì thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính trong biểu diễn nghệ thuật trước công chúng là người đứng đầu các tỉnh (Thị trưởng các thành phố, thống đốc các thành phố tự trị hoặc người đứng đầu các Si/Gun/gu). Theo đó, các hành vi vi phạm quy định về biểu diễn trước công chúng sau sẽ bị đình chỉ hoạt động biểu diễn trong vòng không quá 06 tháng:
Vi phạm quy định biểu diễn nghệ thuật gây hại cho trẻ vị thành niên.
Vi phạm quy định hạn chế biểu diễn nghệ thuật bởi người nước ngoài (phải được Ủy ban giám sát truyền thông KMRB kiểm duyệt và khuyến nghị)
Vi phạm các quy định về đăng ký và quản lý địa điểm biểu diễn.
Vi phạm các quy định về đảm bảo an ninh buổi biểu diễn (chi phí quản lý an ninh và tổ chức quản lý an ninh..)
Không đảm bảo các biện pháp để đối phó với các thảm họa như kế hoạch quản lý các thảm họa được đề xuất lên lãnh đạo chính quyền địa phương.
Vi phạm các quy định về kiểm tra và giám sát và đảm bảo cơ sở vật chất của địa điểm biểu diễn theo quy định của Tổng thống.
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là trong vòng 02 tháng kể từ thời điểm vi phạm. (Điều 33)
Về chế tài xử phạt hành chính, Luật biểu diễn trước công chúng quy định các mức phạt tiền phụ thuộc vào mức độ các hành vi vi phạm.