7. Kết cấu của luận án
3.2.2. Chấp thuận hoạt động nghệ thuật biểu diễn
Khi thực hiện QLNN đối với hoạt động BNDT cụ thể, các chủ thể có thẩm quyền căn cứ vào các điều kiện, quy định của pháp luật hiện hành để thực hiện các hoạt động cụ thể như chấp thuận (cho phép) thực hiện hay thực hiện các biện pháp đình chỉ, tạm dừng các hoạt động BNDT. Đây chính là hoạt động áp dụng pháp luật quan trọng nhất của chủ thể có thẩm quyền mà có khả năng ảnh hưởng đến quyền của người biểu diễn nghệ thuật và đồng thời những người có quyền, lợi ích liên quan (khán giả, đơn vị tổ chức chương trình BNDT…).
Nghị định số 144/2020 đã bỏ hoàn toàn việc dùng từ “cấp phép” là hoạt động kiểm duyệt của cơ quan Nhà nước với hoạt động văn hóa văn nghệ, được thay bằng từ “văn bản chấp thuận”. Một số thủ tục cấp phép theo Nghị định 79/2012 đã được loại bỏ như: Cấp giấy phép cho người nước ngoài biểu diễn nghệ thuật tại Việt Nam; Cấp giấy phép cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài biểu diễn tại Việt Nam; Cấp phép cho cá nhân, tổ chức Việt Nam ra nước ngoài biểu diễn; Cấp phép thi người đẹp, người mẫu và cấp giấy phép phổ biến tác phẩm âm nhạc, sân khấu… Theo đó, các đơn vị, cá nhân tổ chức BDNT chỉ cần có văn bản chấp thuận của cơ quan QLNN. Bộ VHTTDL chịu trách nhiệm chấp thuận văn bản biểu diễn trong
khuôn khổ hợp tác quốc tế ở Trung ương; UBND cấp tỉnh, thành phố chịu trách nhiệm về sự kiện diễn ra trên địa bàn theo hướng giảm tiền kiểm, tăng hậu kiểm, chi tiết tại Điều 10.
Ví dụ như, trước năm 2021, hoạt động cấp phép BDNT là một trong những nội dung chủ yếu của áp dụng pháp luật trong QLNN đối với BNDT. Ví dụ, trong năm 2016, Cục NTBD đã cấp 267 giấy phép biểu diễn, tổ chức biểu diễn nghệ thuật cho các đơn vị nghệ thuật, đơn vị tổ chức nghệ thuật Trung ương đi biểu diễn trên địa bàn toàn quốc, ra nước ngoài biểu diễn nghệ thuật, vào Việt Nam biểu diễn nghệ thuật; cấp 205 giấy phép cho 337 lượt nghệ sĩ là người Việt Nam định cư nước ngoài vào Việt Nam tham gia biểu diễn nghệ thuật; cấp phép tổ chức thi người đẹp, người mẫu cho 04 cuộc thi hoa hậu, 08 cuộc thi hoa khôi; cấp phép cho 10 thí sinh đạt danh hiệu tại các cuộc thi người đẹp, người mẫu trong nước tham dự các cuộc thi người đẹp, người mẫu quốc tế; cấp 36 quyết định với tổng số 81.000 nhãn kiểm soát dán trên bản ghi âm, ghi hình, ca múa nhạc, sân khấu cho các hãng sản xuất, phát hành băng đĩa… Bắt đầu từ 23/9/2016, Cục NTBD đã triển khai áp dụng dịch vụ công trực tuyến cấp độ 3.70
Trong năm 2020, các đơn vị đã thẩm định hồ sơ và cấp: 1268 giấy phép cho các đơn vị nghệ thuật, đơn vị tổ chức biểu diễn nghệ thuật đi biểu diễn trên địa bàn toàn quốc; 59 giấy phép cho 87 lượt nghệ sĩ là người Việt Nam định cư ở nước ngoài vào Việt Nam tham gia biểu diễn nghệ thuật; 02 Giấy phép cho 02 thí sinh tham dự cuộc thi người đẹp, người mẫu quốc tế; 69 Giấy phép phê duyệt nội dung bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu; 05 giấy phép tổ chức cuộc thi người đẹp, người mẫu, 05 văn bản chấp thuận địa điểm đăng cai vòng chung kết cuộc thi người đẹp, người mẫu; cho phép 40 đoàn nghệ thuật nước ngoài vào Việt Nam tham gia biểu diễn nghệ thuật và 04 đoàn nghệ thuật trong nước ra nước ngoài tham gia biểu diễn nghệ thuật.71
Điểm đáng lưu ý, NĐ 144/2020 đã thay thế quy định cấp phép biểu diễn
bằng việc chấp thuận biểu diễn. Quy định mới này nhằm đáp ứng yêu cầu cải cách thủ tục hành chính, xóa bỏ các giấy phép con trong hoạt động QLNN nói chung. Chấp thuận nghệ thuật biểu diễn là hoạt động được quy định nhằm khắc phục những hạn chế trong quy định của NĐ 79/2012. Ví dụ như, tại điểm c khoản 1 Điều 10 Nghị định 79/2012 quy định về thời hạn cấp phép và hiệu lực của giấy phép: “Đối với các chương trình biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang phục vụ nhiệm vụ chính trị, các ngày lễ, lễ hội, chương trình có bán vé thu tiền và các
70 Cục Nghệ thuật biểu diễn, Báo cáo tổng kết công tác nghệ thuật biểu diễn, 2016. 71 Cục Nghệ thuật biểu diễn, Báo cáo tổng kết công tác nghệ thuật biểu diễn, 2020.
chương trình biểu diễn với mục đích khác, khi được cơ quan QLNN có thẩm quyền yêu cầu duyệt chương trình, tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép phải tổ chức để HĐNT duyệt chương trình trước khi biểu diễn.”
Như vậy, việc bãi bỏ thủ tục cấp phép BDNT trong NĐ 79/2012 đã khắc phục một số bất cập trong quá trình thẩm định và thực hiện thủ tục cấp phép, ví dụ như giải quyết được vấn đề gây tranh cãi trong việc cấp phép phổ biến ca khúc trước 1975, hoặc ca khúc của người Việt Nam sinh sống, định cư ở nước ngoài trong giai đoạn áp dụng NĐ 79/2012. Đặc biệt là, việc bãi bỏ thủ tục cấp phép và thay thế bằng thủ tục chấp thuận đã cho thấy phần nào khắc phục được những hạn chế của NĐ 79/2012, cụ thể là:
Tổ chức HĐNT duyệt chương trình trước khi cấp phép biểu diễn là một quy định chưa đảm bảo tính khả thi của Nghị định số 79 trên thực tế. Bởi vì trong thời gian qua, hầu hết các chương trình ca nhạc không thực hiện được buổi tổng duyệt trước khi chương trình diễn ra chính thức do có khó khăn về ca sĩ bởi vì chỉ có thể yêu cầu được ca sĩ đến chạy chương trình theo thời gian chọn của ca sĩ. Ngoài ra, những khó khăn, thách thức trong phê duyệt chương trình biểu diễn hiện nay không phải là chủ đề tư tưởng hay chuyện thuần phong mỹ tục mà là chất lượng nghệ thuật. Nhiều chương trình nghệ thuật không chỉn chu nhiều mặt, dự báo sẽ khó có thể tồn tại lâu. Nhưng dựa trên quy định thì tác phẩm không có gì sai phạm, không có lý do gì để cấm HĐNT khi đó chỉ góp ý cho đạo diễn và đơn vị nghệ thuật sửa chữa, nâng chất lượng chương trình đến mức tốt nhất trong khả năng có thể và phải đồng ý để chương trình được cấp phép.
Ngoài ra, hiệu lực của giấy phép Nghị định số 79/2012/NĐ-CP quy định Giấy phép cấp cho các chương trình, vở diễn sân khấu không có thời hạn. Tuy nhiên trong thực tiễn phát sinh những vấn đề bất cập. Như có những tổ chức đã giải thể, ngừng hoạt động nhưng do giấy phép vẫn có hiệu lực nên vẫn giao cho các tổ chức, cá nhân khác sử dụng đi tổ chức biểu diễn dẫn đến một số vi phạm, không đảm bảo về mặt nội dung, chất lượng nghệ thuật; Nhiều đơn vị nghệ thuật đổi tên, sát nhập nhưng vẫn sử dụng giấy phép với tên gọi cũ mang đi tổ chức biểu diễn gây nhầm lẫn. “Do không quy định thời hạn có hiệu lực của giấy phép nên mỗi địa phương khi cấp phép lại quy định thời hạn có hiệu lực khác nhau, nơi 3 tháng, 6 tháng, 8 tháng hay 1 năm…”
Do đó, Nghị định số 144, Điều 10, khoản 4 về thủ tục trả lời văn bản chấp thuận quy định: “a) Tổ chức, cá nhân gửi 01 bộ hồ sơ trực tiếp; qua bưu chính hoặc trực tuyến tới cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ít nhất 07 ngày làm việc trước ngày
dự kiến tổ chức biểu diễn nghệ thuật; b) Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có văn bản thông báo yêu cầu hoàn thiện hồ sơ; c) Trường hợp hồ sơ đầy đủ theo quy định, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền thẩm định, cấp văn bản chấp thuận tổ chức biểu diễn nghệ thuật (theo Mẫu số 03 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này) đồng thời đăng tải trên hệ thống thông tin điện tử. Trường hợp không chấp thuận, phải trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do;”
Như vậy, Nghị định số 144/2020 đã không quy định về HĐNT và sự cần thiết của HĐNT duyệt chương trình trước khi biểu diễn hay khi trả lời văn bản chấp thuận biểu diễn. Việc tổ chức duyệt nội dung chương trình BDNT sẽ thuộc về tổ chức nào thì Nghị định 144 chưa nêu rõ. Với thực tế đời sống BDNT đang nặng tính giải trí như hiện nay, đa dạng phong phú loại hình, hình thức, Nhà nước cần có những kế hoạch đầu tư cụ thể cho các sân khấu tư nhân, tạo điều kiện để các sân khấu nâng tầm. Nếu chỉ biết đòi hỏi, yêu cầu để các sân khấu tự bơi với gánh nặng cơm áo thì khó mà đòi hỏi chất lượng các chương trình nghệ thuật.
Tuy nhiên, hoạt động chấp thuận của cấp có thẩm quyền cũng sẽ gặp những khó khăn, thách thức nhất định xuất phát từ chính đặc thù của hoạt động BDNT. NTBD có những đặc thù riêng - người làm nghề cần được trao quyền tự do sáng tạo. Sự can thiệp quá mức về nghệ thuật sẽ khiến người làm nghề cảm thấy bị áp đặt, mất tự do. Hơn nữa, với cơ chế thị trường hiện nay, tác phẩm sân khấu cũng là một loại hàng hóa.
Ngoài ra, công tác hậu kiểm còn yếu. Không giống như phim ảnh - bản được duyệt sẽ không có sự thay đổi lớn so với bản trình chiếu, nhưng đối với các loại hình BDNT khác thì có thể có sự khác biệt lớn giữa bản xin chấp thuận và bản công diễn của sân khấu. Khi công diễn, diễn viên hay nghệ sĩ hoàn toàn chủ động, làm chủ sân khấu, có thể sáng tạo trong từng suất diễn dưới tác động của khán giả, bạn diễn, khả năng cảm thụ nhân vật thay đổi theo thời gian… Có những sự sáng tạo giúp nâng chất lượng vở diễn, cảm xúc của khán giả; nhưng cũng có những sáng tạo dẫn đến tác động xấu, có thể làm vở diễn lệch lạc về chủ đề tư tưởng, bị tầm thường hóa.72
Nghị định số 144 đã giao quyền cho địa phương nơi diễn ra hoạt động biểu diễn, phân cấp quản lý về cho địa phương là cách trao thêm cho họ trách nhiệm, nhưng muốn có trách nhiệm thì họ phải có quyền quyết định. Đồng thời, việc làm 72 https://www.phunuonline.com.vn/nen-dep-bo-hoi-dong-nghe-thuat-a63405.html, truy cập ngày 5/1/2021)
này cũng giúp tránh việc địa phương bắt buộc phải xem, tiếp nhận những thứ chưa chắc đã phù hợp với văn hóa bản sắc, chính sách đang phát triển của địa phương tùy vào từng giai đoạn…Vì thế, các Sở Văn hóa địa phương nên phân chia trách nhiệm, tăng cường cho các địa phương trực tiếp quản lý. Vì các địa phương đều có một bộ máy chính quyền xem xét, hỗ trợ giải quyết mọi vấn đề vướng mắc tại chỗ, thuận lợi hơn việc mỗi đơn vị, tổ chức phải quay ra Hà Nội xin ý kiến Cục hoặc một cơ quan nào đó.
Nghị định số 144 đã cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính trong QLNN về hoạt động NTBD, nhưng một số liệu có đơn giản quá trong một số nội dung cốt lõi của hoạt động BDNT. Nghị định đã cắt giảm 5/10 thủ tục hành chính bao gồm: cấp giấy phép cho người nước ngoài biểu diễn nghệ thuật tại Việt Nam; cấp giấy phép cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài biểu diễn nghệ thuật tại Việt Nam; cấp giấy phép cho cá nhân, tổ chức Việt Nam ra nước ngoài biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang; cấp giấy phép tổ chức cuộc thi người đẹp, người mẫu; cấp giấy phép phổ biến tác phẩm âm nhạc, sân khấu. Với 5 thủ tục hành chính còn lại cũng được đơn giản hóa, thay đổi hình thức quản lý từ kiểm duyệt sang kiểm tra, xử lý vi phạm (chuyển từ thẩm định, phê duyệt nội dung biểu diễn nghệ thuật, bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu sang đăng ký hoạt động biểu diễn nghệ thuật và lưu chiểu bản ghi âm, ghi hình có nội dung biểu diễn nghệ thuật).73