28,8
60
Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết
Như vậy, kết quả khảo sát trên cho thấy hầu hết GV đã quan tâm và thấy được sự cần thiết của việc phát triển năng lực tự học cho HS Điều này chứng tỏ Gv bước đầu đã tiếp cận đến việc dạy học nhằm phát triển năng lực cho HS Trong bối cảnh hiện nay, khi nguồn thông tin về tri thức vô cùng đa dạng, phong phú thì năng lực tự học là một năng lực mấu chốt, cần thiết đối với mỗi người Đặc biệt với môn LS, tri thức rất nhiều cho nên nếu chỉ trông chờ vào giờ học trên lớp thì không thể đủ để HS lĩnh hội kiến thức một cách tối đa được
Đối với HS, 60% số HS được khảo sát đều cho rằng việc phát triển năng lực tự học là rất cần thiết, 28,8% cho là cần thiết Thực tế đối với HS, việc tự học vẫn được tiến hành trong mọi hoàn cảnh, với mọi môn học Chỉ có điều việc tự học chưa được hướng dẫn một cách bài bản, khoa học và chưa thường xuyên Kết quả khảo sát cũng cho thấy HS đã đánh giá cao vai trò của tự học trong học tập nên từ đó quan tâm đến việc phát triển NLTH nói chung và NLTH môn Lịch sử nói riêng
Bảng 1 3 Khảo sát về mức độ sử dụng các công cụ công nghệ thông tin của giáo viên trong dạy học lịch sử
Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy nhìn chung GV đã biết ứng dụng CNTT trong quá trình giảng dạy LS Tuy nhiên hầu hết GV mới chỉ dùng đến CNTT ở mức độ đơn giản, thông dụng nhất như soạn thảo văn bản, sử dụng Powerpoint để trình chiếu bài giảng Đối với Padlet, có 47,4% số GV đã biết đến công cụ này nhưng chỉ có 5,3% số GV là sử dụng thường xuyên còn lại mới chỉ dừng ở mức độ thỉnh thoảng hoặc chưa bao giờ Điều đó có nghĩa là Padlet không quá mới lạ nhưng cũng chưa phổ biến đối với GV Như vậy vai trò của Padlet chưa thực sự được biết đến trong quá trình dạy học, công cụ Padlet chưa được phổ biến trong GV dạy học LS nói riêng và GV nói chung tại Ninh Binh Đây cũng là tình trạng chung của các GV THPT đặc biệt là ở vùng nông thôn như trường THPT Hoa Lư A
Tên công cụ
Mức độ sử dụng
Thường xuyên Thỉnh thoảng Hiếm khi Chưa bao giờ Số lượng Tỉ lệ% Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Word (soạn thảo văn bản) 18 94,7 1 5,3 0 0 0 0 Powerpoint (trình chiếu bài giảng) 14 73,6 4 21,1 1 5,3 0 0 Padlet (trang web dạy học trực tuyến) 1 5,3 8 42,1 6 31,5 4 21,1 Kahoot ( tạo câu hỏi trắc nghiệm trực tuyến) 1 5,3 8 42,1 8 42,1 2 10,5 Powtoon (thiết kế video) 2 10,5 6 31,5 9 47,4 2 10,5 Prezi (trình chiếu) 4 21,1 10 52,6 2 10,5 3 15,8 Công cụ khác: ……… 3 15,8 12 63,1 3 15,8 1 5,3
Biểu đồ 1 3 Mục đích sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học của giáo viên 20 18 16 14 12 10 8 6 4 2 3-D Column 1 0
Hướng dẫn Hướng dẫn Hướng dẫn Hướng dẫn Hình thức tự học trên tự học ở nhà
lớp
ôn tập kiểm tra đánh giá
khác
Kết quả khảo sát trên cho thấy, GV đã sử dụng CNTT trong dạy học LS với nhiều mục tiêu khác nhau nhưng 100% là nhằm hướng dẫn HS học bài mới Như vậy rõ ràng có thể thấy rằng CNTT đã được các thầy cô chú ý đến trong quá trình giảng dạy và được thừa nhận những ưu thế của nó
19
Biểu đồ 1 4 Đánh giá của giáo viên về những thuận lợi khi sử dụng công nghệ thông tin phát triển năng lực tự học cho học sinh
20 19 16 15 10 5 13 13 8 0 3-D Column 1 Cơ sở vật chất 13 Hứng thú của học sinh 19 Trình độ giáo viên 13 Tài nguyên phong 16 Khác 8
Khi được hỏi về thuận lợi khi sử dụng CNTT trong dạy học LS, 100% GV đều cho rằng HS hứng thú, hưởng ứng là thuận lợi lớn nhất Có nghĩa là thực tế cho thấy GV đều ghi nhận được sự hào hứng của HS đối với giờ học có sử dụng CNTT, đó cũng chính là động lực lớn nhất để GV nghiên cứu và sử dụng CNTT trong dạy học
Biểu đồ 1 5 Đánh giá của giáo viên về những khó khăn khi sử dụng công nghệ thông tin phát triển năng lực tự học cho học sinh
16 14 12 10 8 6 4 2 15 12 9 0 0 Column 1 Thời gian 15 Trình độ GV 12 Cơ sở vật chất 9 Khác 0
Ở một khía cạnh khác, 78,9% GV LS cho rằng khó khăn lớn nhất của họ khi sử dụng CNTT vào dạy học là tốn thời gian, mất nhiều công sức, 63,2 % GV đề cập đến trình độ của người thầy trong việc sử dụng CNTT Điều này phản ánh đúng thực tế dạy LS ở trường THPT Hoa Lư A nói riêng và các trường THPT khác trên địa bàn tỉnh Ninh Bình nói chung Đối với các GV, nhất là GV đã ra trường từ khoảng 10 năm trở lên, việc sử dụng các phần mềm, các công cụ trực tuyến hoàn toàn là do đam mê, tự tìm tòi, tự học, và tích lũy kinh nghiệm chứ không hề được tham gia một lớp học chính khóa nào Vì vậy, hạn chế trong việc khai thác và sử dụng CNTT trong dạy học là điều dễ hiểu Hạn chế vì trình độ làm cho GV khi muốn thiết kế 1 bài học theo hướng sử dụng công nghệ thường mất rất nhiều thời gian, dễ xảy ra sai sót nên làm cho GV ngại sử dụng
Với thực tế như vậy, việc sử dụng Padlet sẽ giúp không chỉ GV mà cả HS cải thiện được trình độ CNTT của mình đáng kể GV có thể dùng một thiết kế trên Padlet để sử dụng nhiều lần với nhiều đối tượng khác nhau HS cũng được rèn nhiều năng lực khác nhau khi thực hiện các nhiệm vụ học tập trên Padlet Điều này có thể khắc phục được phần nào những trở ngại mà GV và HS gặp phải trong quá trình sử dụng CNTT trong giờ học đơn thuần
1 2 2 Đánh giá thực trạng của việc sử dụng Padlet nhằm phát triển năng lực tựhọc lịch sử ở trường Trung học phổ thông Hoa Lư A học lịch sử ở trường Trung học phổ thông Hoa Lư A
Từ những kết quả khảo sát trên ở trường THPT Hoa Lư A và các trường THPT lân cận cho thấy rằng: cả GV và HS đều đã quan tâm đến việc sử dụng CNTT nhằm phát triển năng lực tự học cho HS trong môn LS Đây là tín hiệu đáng mừng đối với việc thực hiện đổi mới giáo dục hiện nay lấy phát triển năng lực làm định hướng hàng đầu
Đối với việc phát triển năng lực tự học LS, hầu hết tất cả các GV và HS đều cho rằng đây là vấn đề rất cần thiết trong dạy học LS Ở thời điểm chúng ta đang chuyển từ nền giáo dục định hướng nội dung sang giáo dục định hướng năng lực thì việc GV và HS có được nhận thức như vậy là một thuận lợi lớn để thực sự thay đổi mục tiêu, phương pháp dạy học Mặc dù vậy, việc phát triển năng lực tự học mới chỉ được gắn với việc hướng dẫn HS tự tìm hiểu kiến thức bài học trên lớp chứ chưa
đa dạng hóa các hoạt động học tập cho HS Ở đây, cần phải hiểu rằng, dạy học lích sử nhằm phát triển năng lực tự học cho HS là giúp HS có được động cơ học tập lịch sử, có khả năng chủ động tìm hiểu, phát hiện các vấn đề lịch sử và có thể áp dụng những kiến thức được học đó vào trong thực tế cuộc sống Chính vì vậy, các biện pháp để phát triển năng lực tự học Lịch sử cho bản thân là chưa đồng bộ và đầy đủ
Đối với việc sử dụng CNTT nói chung và Padlet nói riêng nhằm phát triển năng lực tự học cho HS trong giờ học LS tại trường THPT Hoa Lư A và một số trường lân cận, có thể nhận thấy một số điểm chính trong thực trạng như sau:
Thứ nhất, cả GV và HS được khảo sát đều đề cao việc sử sử dụng CNTT để phát triển năng lực tự học là rất cần thiết Tuy nhiên việc ứng dụng các công cụ CNTT nói chung và Padlet nói riêng còn nhiều hạn chế, chưa thực sự mang lại hiệu quả GV và HS chưa có cơ hội tiếp xúc, làm quen với các công cụ, phần mềm mới mà đã phổ biến trên thế giới như Padlet
Thứ hai, mặc dù nhận thức đúng đắn về việc sử dụng CNTT để phát triển năng lực tự học LS cho HS nhưng thực tế trong quá trình dạy học thì chưa hiệu quả Việc dạy học LS hiện nay ở địa bàn khảo sát chưa phát huy khả năng, sự sáng tạo của HS Tính độc lập, tự chủ trong suy nghĩ và hành động của HS chưa có cơ hội được phát triển GV ở một góc nhìn nào đó vẫn đang là người đóng vai trò trung tâm trong lớp học chứ chưa thực sự là người có vai trò tổ chức, định hướng HS vẫn còn thụ động và bị bó hẹp trong khuôn khổ giờ học trên lớp, tư liệu học tập chủ yếu vẫn chỉ là SGK LS Các công cụ CNTT mặc dù đã được sử dụng nhưng còn rất ít và chưa đa dạng, chưa bắt kịp sự phát triển của cách mạng khoa học công nghệ trong giáo dục
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trong việc sử dụng CNTT (trong đó có Padlet) để phát triển NLTH LS cho HS tại trường THPT Hoa Lư A, có thể kể đến một số lí do chủ yếu sau đây:
- Bản thân GV chưa mạnh dạn trong việc đổi mới các phương pháp dạy học Với độ tuổi trung bình của GV LS tại trường là 39 tuổi, ( đều đã có tuổi nghề từ 10 năm trở lên), điều này có nghĩa, các GV là sản phẩm của phương pháp dạy học
khó chấp nhận sự thay đổi và không muốn thay đổi sang các phương pháp dạy học mới Tuổi tác cùng những vướng mắc về kĩ thuật khi sử dụng CNTT làm cho 1 số GV rất ngại tiếp xúc với máy tính, ngại học hỏi, tìm tòi cái mới Mặt khác, GV ngoài công việc giảng dạy thì còn kiêm nhiệm thêm các nhiệm vụ khác, tham gia nhiều hoạt động khác nên thực sự không có thời gian để đầu tư vào việc soạn giảng theo lối mới Những hạn chế về trinh độ CNTT cũng là một trở ngại thực sự đối với nhiều GV
- Về phía các cấp lãnh đạo, mặc dù luôn tạo mọi điều kiện cho GV có thể tham gia các lớp tập huấn, tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, đồng thời tích cực tuyên truyền về chủ trương đổi mới giáo dục với GV tuy nhiên hiệu quả chưa cao Do những hạn chế nhất định của địa phương và còn có nhiều vấn đề khác cần quan tâm nên việc đào tạo đội ngũ GV còn chưa thường xuyên, chưa liên tục
- Về phía HS, do có sự phân biệt rõ ràng trong định hướng khối thi, ban thi nên ít nhiều hạn chế đến việc sử dụng CNTT phát huy năng lực tự học cho các em Một nhóm HS lựa chọn thi đại học với các tổ hợp xét tuyển có môn LS thì chỉ quan tâm đến kiến thức để phục vụ cho thi Các GV dạy các lớp đó cũng chủ yếu làm sao để HS nhớ được nhiều kiến thức nhất để đi thi tốt nhất Do đó, NLTH thực sự không được chú ý Với nhóm HS không lựa chọn môn LS để thi đại học thì chỉ tập trung vào môn thi của mình, rất ngại thực hiện các nhiệm vụ học tập với môn LS
- Trong khi đó, những hạn chế của cơ sở vật chất cũng là một nguyên nhân dẫn đến những tồn tại nêu trên Vẫn còn 2/3 số phòng học trong nhà trường chưa có máy chiếu, hệ thống kết nối Internet không đảm bảo, số HS trong 1 lớp khá đông (thường trên 40 HS/lớp) Do đó việc ứng dụng CNTT nói chung hay sử dụng Padlet nói riêng để phát triển NLTH LS cho HS tại nhà trường có thể thực hiện được song còn nhiều bất cập cần giải quyết
Từ những cơ sở lí luận và thực tiễn nêu trên, nghiên cứu này hi vọng có thể có thêm những đóng góp nhỏ bé nhằm thay đổi nhận thức của các thầy cô và HS, sẵn sàng tiếp cận và sử dụng những công cụ dạy học mới hơn như Padlet Cũng từ đó, luận văn đề xuất được một số biện pháp thiết thực, hữu ích giúp GV vận dụng vào quá trình giảng dạy, có thể phát huy được năng lực cho HS, nhất là năng lực tự học LS ở trường THPT
Tiểu kết chương 1
Tổ chức DH nói chung và DHLS nói riêng là một quá trình lâu dài phức tạp, trải qua nhiều khâu, nhiều công đoạn, gồm nhiều yếu tố khác nhau nhằm đạt mục tiêu giáo dục đề ra Mỗi yếu tố ấy lại có những vai trò, ý nghĩa riêng trong cả quá trình DH để nhằm phát triển NL cho HS Trong số các NL được bộ giáo dục đề cập đến trong chương trình giáo dục phổ thông mới thì NLTH là một NL cốt lõi cần tập trung phát triển cho HS THPT nói chung và HS trường THPT Hoa Lư A nói riêng Để đạt được mục tiêu đó, cần phát huy cao nhất tính độc lập, tự chủ, sáng tạo, tìm tòi cuả HS
Kiến thức LS có những đặc trưng riêng mà để đạt được mục tiêu giáo dục của môn học, GV cần kết hợp nhiều phương pháp khác nhau, hình thức dạy học khác nhau, vận dụng các kĩ thuật dạy học khác nhau, trên cơ sở đó phát triển NL cho HS Để phát triển NLTH cho HS, trước tiên GV cần phải giúp HS nhận thức đúng được vai trò, ý nghĩa và sự cần thiết của NLTH trong việc học tập hiện nay
Qua nghiên cứu những vấn đề lí luận và thực tiễn DH ở trường THPT Hoa Lư A, có thể thấy rằng bản thân các GV đã chủ động trong việc đổi mới phương pháp DH, đã có ứng dụng CNTT trong các giờ học nhưng chủ yếu vẫn mang tính hình thức, chưa có sự thay đổi về chiều sâu Bản thân HS cũng đã ít nhiều tiếp xúc với các công cụ CNTT trong dạy học nhưng chưa thường xuyên nên việc phát triển NLTH cho các em còn nhiều hạn chế
Thực tế này cho thấy rằng việc sử dụng Padlet để phát triển NLTH cho HS trường THPT Hoa Lư A nói chung và cho HS khối 11 khi học phần LSTG cận đại nói riêng là điều rất cần thiết Do vậy, GV phải là người chủ động tìm tòi, tiếp cận, tìm hiểu kĩ về Padlet và việc phát triển NLTH để từ đó đưa ra những biện pháp thiết yếu, hợp lí nhằm phát triển NLTH cho HS Ở chương 2, chúng tôi đưa ra một số biện pháp đề xuất nhằm sử dụng Padlet để phát triển NLTH phần LSTG cận đại cho HS trường THPT Hoa Lư A
CHƯƠNG 2 BIỆN PHÁP SỬ DỤNG PADLET ĐỂ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HOA LƯ A - NINH BÌNH THỬ NGHIỆM SƯ PHẠM
2 1 Vị trí, mục tiêu, nội dung cơ bản của phần lịch sử thế giới cận đại lớp 11trong chương trình phổ thông hiện hành trong chương trình phổ thông hiện hành
2 1 1 Vị trí
Theo kế hoạch giáo dục môn lịch sử (trước đây gọi là phân phối chương trình) thì phần lịch sử thế giới cận đại được sắp xếp ở ngay những chương mở đầu của chương trình lịch sử lớp 11, là sự nối tiếp của phần lịch sử thế giới cận đại cuối chương trình lớp 10 THPT Với vị trí như vậy, phần lịch sử thế giới cận đại được coi như chìa khóa để xem các vấn đề lịch sử sẽ đề cập đến trong chương trình lớp 11 Phần này gồm 3 chương:
Chương 1 Các nước châu Á, châu Phi và khu vực Mĩ Latinh (Thế kỷ XIX- Đầu thế kỷ XX), gồm các bài từ bài 1 đến bài 5 Toàn bộ chương 1 tập trung về