Quy trình phòng bệnh tại farm

Một phần của tài liệu Theo dõi tình hình mắc hội chứng viêm tử cung, viêm vú, mất sữa (m m a) ở lợn nái ngoại và biện pháp điều trị tại trang trại s2 công ty TNHH MNS farm nghệ an (Trang 44 - 47)

Công tác vệ sinh trong chăn nuôi là một trong những khâu rất quan trọng. Nếu công tác vệ sinh được thực hiện tốt thì gia súc ít mắc bệnh, sinh trưởng và phát triển tốt, chi phí thuốc thú y thấp, làm cho hiệu quả chăn nuôi cao hơn. Do nhận thức rõ được điều này, nên trong suốt thời gian thực tập, em đã thực hiện tốt các công việc như:

+ Hàng ngày, trước khi vào chuồng làm việc phải đi qua phòng sát trùng và tắm sạch sẽ, mặc quần áo lao động, đi ủng rồi mới vào chuồng.

+ Việc đầu tiên vào chuồng là cào phân tránh lợn mẹ nằm đè phân.

+ Bắt nhốt lợn con vào ô úm rồi lau sàn nhựa (hoặc rắc vôi rồi quét).

+ Rắc vôi giữa lối đi, xung quanh chuồng và dưới gầm chuồng.

+ Quét dọn sạch sẽ quanh chuồng.

Chuồng nuôi luôn được vệ sinh sạch sẽ và được tiêu độc bằng thuốc sát trùng Virkon S 3 lần/tuần, pha với tỷ lệ l/100 lít nước.

Lịch sát trùng được trình bày qua bảng 3.1.

Bảng 3.1. Lịch sát trùng trại lợn nái Thứ Chủ nhật Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5

Thứ 7

Ở các chuồng nái đẻ sau khi cai sữa, lợn mẹ được chuyển lên chuồng nái mang thai. Sau khi xuất lợn con, các tấm đan nhựa được xịt vệ sinh sạch sẽ.

Khung chuồng cũng được cọ sạch, sau đó phun khử trùng ủ chuồng 3 - 5 ngày bằng dung dịch TH4 được pha với tỷ lệ 1/50 lít nước. Gầm chuồng cũng được vệ sinh sạch sẽ tiêu độc khử trùng kỹ sau đó rắc vôi bột. Để khô chuồng sau đó đuổi lợn chờ đẻ từ chuồng nái mang thai lên.

Một phần của tài liệu Theo dõi tình hình mắc hội chứng viêm tử cung, viêm vú, mất sữa (m m a) ở lợn nái ngoại và biện pháp điều trị tại trang trại s2 công ty TNHH MNS farm nghệ an (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(69 trang)
w