- Công tác chẩn đoán bệnh
Làm tốt công tác chẩn đoán sẽ giúp con vật nhanh chóng khỏi bệnh, giảm tỷ lệ chết, giảm thời gian dùng thuốc và giảm thiệt hại về kinh tế. Vì vậy, hàng ngày chúng tôi cùng cán bộ kỹ thuật tiến hành theo dõi lợn ở các ô chuồng, phát hiện những lợn có biểu hiện khác thường.
Khi mới phát bệnh, lợn không có biểu hiện triệu chứng điển hình, thường thấy con vật ủ rũ, mệt mỏi, ăn uống giảm hoặc bỏ ăn, lười vận động, thân nhiệt tăng. Do vậy, để chẩn đoán chính xác được bệnh không những dựa vào biểu hiện bên ngoài của con vật mà còn phải dựa vào kinh nghiệm của cán bộ kỹ thuật, công nhân có tay nghề cao và đôi khi còn phải sử dụng những biện pháp phi lâm sàng khác.
- Công tác điều trị bệnh
Trong thời gian thực tập tại trại lợn công ty, bằng kiến thức đã học, cùng với sự giúp đỡ của các cán bộ kĩ thuật, ngoài hội chứng M.M.A trên đàn lợn nái em đã tiến hành chẩn đoán và điều trị một số bệnh khác xảy ra trên đàn lợn con. Cụ thể:
* Hội chứng M.M.A
+ Triệu chứng: Quan sát lợn nái sau khi sinh, xác định lợn mắc hội chứng M.M.A dựa vào các triệu chứng lâm sàng như: sốt, tiết dịch viêm (lỏng, nhờn đục, lợn cợn hoặc mủ đặc, loãng có mùi hôi,...) chảy ra, vú sưng viêm không có sữa...
+ Điều trị:
- Vetrimoxin LA: 1ml/10kgTT
- Hanalgin-C: 1ml/10kgTT
- Catosal: 5ml/30kgTT
- Thụt rửa: dung dịch Han-Iodine 10%, 10ml pha với 1lít nước đun sôi để nguội, 500ml/lần/con/ngày đối với bệnh viêm tử cung.
- Dùng khăn mềm thấm nước ấm xoa bóp nhẹ vài lần/ ngày cho vú mềm dần đối vơi bệnh viêm vú và mất sữa.
* Hội chứng tiêu chảy ở lợn con
+ Nguyên nhân: Vệ sinh rốn khi cắt rốn không tốt cũng có thể làm cho heo con bị viêm rốn, tạo điều kiện cho các vi khuẩn cơ hội như E. Coli,
Salmonella, Clostridium, Staphylococcus,... xâm nhập, dẫn đến tiêu chảy cho
heo con. Vệ sinh chuồng trại, đặc biệt là nước uống và thức ăn không tốt. Có thể thức ăn bị nấm, mốc, đặc biệt là những ngày nồm ẩm ướt làm cho heo con bị tiêu chảy do ngộ độc độc tố nấm mốc.
+ Triệu chứng: Phân lỏng màu vàng hay màu trắng đục dính ở hậu môn, hậu môn ướt đỏ, lợn sút cân nhanh chóng, mắt lờ đờ, dáng đi siêu vẹo, chán ăn.
+ Điều trị:
Hội chứng tiêu chảy ở lợn con có thể điều trị bằng nhiều loại thuốc. Tại trang trại điều trị bằng thuốc sau:
- Baytrill: 1ml/20kgTT/ngày sử dụng tiêm bắp đối với lợn con <10 ngày
tuổi.
- Enrofloxacin: 1ml/ 20kgTT/ngày/tiêm bắp. Điều trị liên tục trong 3 - 5 ngày.
* Hội chứng hô hấp trên lợn con
+ Nguyên nhân: Là một bệnh truyền nhiễm đa nguyên nhân mà trước đây chúng ta quen gọi là bệnh suyễn hoặc viêm phổi địa phương. Mycoplasma là tác nhân chính kết hợp với hệ vi khuẩn gây bệnh cộng phát như: Pasteurella multocida, Bordetella, Chlamydia, Streptococcus, Staphylococcus và một số siêu vi khuẩn khác. Mycoplasma thường cư trú tại amidan hoặc xâm nhập từ
ngoài vào cơ thể dưới tác động trực tiếp của các yếu tố stress có hại và sức đề kháng của cơ thể yếu, chúng tăng cường độc lực chui vào phế quản và phế nang, ký sinh và sinh sản ở đó gây bệnh.
Lợn mẹ bị bệnh có thể truyền cho con trong thời gian mang thai.
+ Triệu chứng: Ở lợn con bệnh có thể xảy ra ngay sau khi sinh. Lợn gầy còm lông xù, thở thể bụng có khi ngồi thở, bụng hóp lại. Lợn bị bệnh không tranh bú với các con khác được nên ngày càng gầy yếu hơn, dễ mắc kế phát bệnh viêm khớp. Nếu không điều trị kịp thời tỷ lệ chết rất cao.
+ Điều trị: Bệnh viêm phổi có thể sử dụng nhiều loại thuốc khác nhau để điều trị, ở trong trại thường sử dụng phác đồ sau để điều trị:
+ Vetrimoxin LA: 1ml/10kgTT tiêm bắp ngày/lần
+ Hanflor LA: 1ml/20kg TT tiêm bắp ngày/lần.
Nếu lợn có hiện tượng ho nhiều, thở gấp thì tiêm Tylosin-50: 1-2 ml/10kg TT.
Điều trị trong 3 - 6 ngày.
*Bệnh viêm khớp ở lợn con + Triệu chứng
Lợn con 3 đến 4 ngày tuổi đi khập khiễng, khớp chân sưng lên vào ngày 7- 15 sau khi sinh, tử vong thường xảy ra lúc 2 đến 5 tuần tuổi. Thường thấy xảy ra ở các vị trí như cổ chân, khớp háng và khớp bàn chân.
Lợn ăn ít, hơi sốt, chân lợn có hiện tượng què, đi đứng khó khăn, chỗ khớp viêm tấy đỏ, sưng, sờ nắn có phản xạ đau.
+ Điều trị Stepen LA: 1 ml/con.
Điều trị liên tục trong 5 ngày.