Để đánh giá ảnh hưởng của lứa đẻ đến tình hình mắc hội chứng M.M.A, em đã theo dõi 290 nái đẻ ở các lứa khác nhau. Kết quả được thể hiện ở bảng 4.6.
Bảng 4.6. Tỷ lệ mắc hội chứng M.M.A theo lứa đẻ của lợn nái
Lứa đẻ
1 - 23 - 4 3 - 4 5 - 6
Tính chung
Kết quả ở bảng 4.6. cho thấy:
Ở lứa đẻ 3 - 4 lợn nái có tỷ lệ mắc hội chứng M.M.A thấp nhất 11,49%. Tiếp
đó là lứa 1 - 2 có tỷ lệ mắc bệnh viêm đường sinh dục là 13,33%. Tỷ lệ mắc bệnh viêm đường sinh dục cao nhất là lợn nái đẻ từ lứa 5 - 6, với tỷ lệ 17,34%.
Như vậy, theo kết quả khảo sát của em thì hội chứng M.M.A thường xảy ra tập trung ở những lợn nái mới đẻ lứa đầu và những lợn nái đã đẻ nhiều lứa. Theo một số tác giả, nhiều lợn nái đẻ lứa đầu có hiện tượng khó đẻ, phải can thiệp bằng tay hoặc dụng cụ sản khoa nên dễ làm tổn thương niêm mạc đường sinh dục. Hơn nữa, thời gian sổ thai kéo dài hơn, đây là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn từ bên ngoài xâm nhập vào gây viêm đường sinh dục.
Đối với lợn nái đẻ nhiều lứa thì tình trạng mắc hội chứng M.M.A cũng tăng. Nguyên nhân hầu hết là do lợn đẻ từ lứa thứ 5 trở đi thì sức khỏe, thể trạng kém, việc sinh đẻ gặp nhiều khó khăn, lợn rặn đẻ khó, thời gian đẻ kéo dài, hay bị sát nhau, sức đề kháng giảm, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây viêm đường sinh dục. Bởi vì bản thân lợn khỏe đã mang một số mầm bệnh
nhưng không gây bệnh, chỉ khi sức đề kháng giảm, vi khuẩn hoạt động mới gây bệnh cho lợn và kế phát gây viêm đường sinh dục. Lợn đẻ nhiều lứa thể trạng kém, rặn đẻ kém, thai ra chậm, nhiều con tử cung không co bóp thải hết sản dịch, do đó dễ bị viêm đường sinh dục. Theo Nguyễn Văn Thanh (2002) [13], những nái đẻ nhiều lứa thời gian hồi phục tử cung lâu hơn, thời gian đóng kín cổ tử cung cũng chậm hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn từ môi trường bên ngoài xâm nhập qua cổ tử cung gây viêm, nhất là các trường hợp công tác vệ sinh chăm sóc lợn nái sau khi đẻ không đảm bảo.
Như vậy, hội chứng M.M.A ở lợn nái sinh sản xảy ra nhiều nhất ở lợn nái đẻ lứa 5 - 6 và ít nhất ở lứa đẻ 3 - 4.