Một số bệnh thường xảy ra trên gia súc, gia cầm

Một phần của tài liệu Tiếp cận thị trường và phân phối sản phẩm của công ty cổ phần đức hạnh marphavet thuộc tập đoàn đức hạnh marphavet tại các đại lý tỉnh thái nguyên (Trang 25 - 34)

2.2.5.1. Bệnh Đầu đen trên gà (Histomonosis)

- Nguyên nhân: bệnh do đơn bào Histomonas meleagridis gây ra ở gà. - Động vật cảm thụ: Trong tự nhiên bệnh đã phát ra hầu hết các loại gia cầm và hoang cầm như: gà Tây, gà ta, chim trĩ, chim công, chim câu, chim sẻ, chim cút, gà lôi, đà điểu, vịt, ngan… Trong đó, theo Lotfi A. R. và cs. (2012) [18] cho biết: gà tây và gà là loại gia cầm mẫn cảm nhất, tỷ lệ mắc, ốm, chết cao nhất so với các loại gia cầm và hoang cầm khác.

- Đường lây nhiễm: Histomonas meleagridis thâm nhập vào cơ thể gà bằng hai đường cơ bản: đó là đường miệng và lỗ huyệt. Trong tự nhiên gà bị nhiễm Histomonas meleagridis chủ yếu qua đường tiêu hóa.

- Cơ chế sinh bệnh: Các H. meleagridis khi vào trong cơ thể sẽ nhanh chóng bám vào niêm mạc dạ dày, ruột và di hành đến các tế bào biểu mô ở đoạn hồi tràng đặc biệt là manh tràng. Tại đây, chúng chui vào ký sinh trong các tế bào đích và sinh trưởng, phát triển rất nhanh theo nguyên tắc trực phân và chỉ trong thời gian rất ngắn chúng đã tăng lên với số lượng khổng lồ dẫn đến các tế bào biểu mô đích bị phá vỡ và giải phóng ra hàng loạt các H. meleagridis thế hệ mới gọi là thể phân lập 1. Các thể phân lập 1 này nhanh chóng thâm nhập vào các tế bào biểu mô mới và tiếp tục sinh trưởng, phát triển để tạo ra các thể phân lập thế hệ 2, 3… Về bản chất quá trình này của bệnh do H. meleagridis gây ra hoàn toàn có cơ chế sinh bệnh và tác hại của bệnh giống hệt như bệnh cầu trùng (Lê Văn Năm, 2011) [7].

- Triệu chứng của bệnh Theo Lê Văn Năm (2010) [6], bệnh xảy ra hết sức đột ngột, gà đột nhiên ủ rũ và rúc đầu vào dưới cánh, đứng dạng rộng chân, sã cánh, xù lông, bỏ ăn, sốt cao 43 - 44oC, tiêu chảy phân vàng lẫn bọt màu lưu huỳnh, nhưng đôi khi là phân vàng xanh, vàng trắng lẫn máu. Da mép, da vùng đầu, mào, tích nhanh chóng có màu xám xanh rồi chuyển sang xanh đen hoặc thâm đen, nhìn thấy rõ nhất là ở gà Tây, từ đây bệnh có tên là bệnh đầu đen (Black Head).

- Bệnh tích bệnh do Histomonas tập trung chủ yếu ở manh tràng và gan. Manh tràng bị viêm sưng, thành manh tràng dày lên gấp nhiều lần. Sau đó trong dịch tiết có hồng cầu, bạch cầu, ký sinh trùng và chất dịch từ thức ăn tích lại tạo thành kén rắn chắc, màu trắng giống như pho mát. Đôi khi còn thấy manh tràng bị viêm loét, thủng, rò rỉ chất chứa gây viêm phúc mạc.

Tổn thương gan thường bắt đầu vào ngày thứ 10. Gan sưng to cực đại, gấp 2 - 3 lần bình thường, mềm nhũn và nhìn thấy rất nhiều ổ viêm xuất huyết, hoại tử trên bề mặt gan. Lúc đầu trên bề mặt gan có các đốm đỏ thẫm làm cho gan lỗ chỗ như đá hoa cương, sau đó biến thành ổ hoại tử màu trắng hình hoa cúc như ổ lao hoặc như khối u của bệnh marek. Về sau các ổ viêm loét hoại tử có màu trắng xám đỏ, đặc nhưng lõm ở giữa. Chúng có hình tròn, rìa mép ổ viêm có hình răng cưa. Với độ lớn rất khác nhau, nhưng chủ yếu to từ 1 - 2 cm, khi cắt đôi ổ loét ta thấy chúng có hình nón chứa đầy chất chứa đặc quánh.

Nếu lấy chất chứa xung quanh ổ loét để xét nghiệm sẽ thấy chúng gồm các tế bào bạch cầu, đại thực bào, đơn bào và ký sinh trùng Histomonas còn sống.

Các tổn thương ở các cơ quan khác như túi Fabricius, phổi, lá lách, tuyến tụy, thận, dạ dày tuyến và màng treo ruột đôi khi có thể xảy ra dưới dạng các ổ hoại tử tròn, màu trắng hoặc màu vàng (Shivaprasaud H. L. và cs., 2002) [20].

* Chẩn đoán bệnh

- Với gà còn sống

Hiện nay, ở các cơ sở chăn nuôi, việc chẩn đoán đối với gà còn sống chủ yếu dựa vào các triệu chứng của bệnh (xù lông, đứng nhắm mắt, ăn ít, lười vận động, thường đứng giấu đầu dưới cánh, da vùng đầu sạm màu, đi ỉa phân màu vàng lưu huỳnh…). Trong đó, triệu chứng điển hình nhất là gà đi ỉa phân màu vàng lưu huỳnh, da vùng đầu xanh xám, thậm chí xanh đen (Trương Thị Tính, 2016) [11]

- Với gà đã chết

Phương pháp chẩn đoán sau khi gia cầm chết là phương pháp chính xác nhất. Việc chẩn đoán được tiến hành qua phương pháp mổ khám, kiểm tra bệnh tích kết hợp với việc lấy các cơ quan nội tạng như gan, manh tràng để tìm đơn bào H. meleagridis ký sinh. Tiến hành mổ khám gà chết do Histomonosis, quan sát thấy ở gan và manh tràng bị tổn thương nặng, bệnh tích điển hình của bệnh là: gan to gấp 2 - 3 lần, bề mặt gan có những ổ hoại tử lỗ chỗ như đá hoa cương hoặc ổ hoại tử hình hoa cúc màu trắng hoặc vàng nhạt (Trương Thị Tính và cs., 2015) [10].

* Biện pháp phòng, trị bệnh - Phòng bệnh:

Để phòng bệnh Histomonosis, trước hết không được nuôi chung gà Tây với gà ta. Không nuôi nhiều lứa gà trong cùng một cơ sở chăn nuôi (Lê Văn Năm, 2011) [7].

Thường xuyên quét dọn, vệ sinh khu vực chăn nuôi. Chia khu vực chăn nuôi thành nhiều ô, thực hiện nuôi luân phiên gà trên các ô, tiến hành làm sạch, khử trùng tiêu độc ô chuồng vừa nuôi, để trống chuồng một thời gian dài giúp phòng bệnh Histomonosis có hiệu quả. Thức ăn và nước uống phải được vệ sinh sạch sẽ, thiết kế vị trí để sao cho không lây nhiễm phân vào thức ăn, nước uống của gà.

H. meleagridis có thể tồn tại 2 - 3 năm trong trứng của giun kim, gà ăn phải trứng giun kim có chứa H. meleagridis sẽ bị bệnh, do đó cần hạn chế cho gà tiếp xúc với đất, nên nuôi gà trên nền bê tông.

Hàng tuần cần phun thuốc khử trùng chuồng trại, cuốc xới vườn rồi rắc vôi bột để diệt trứng giun kim.

- Trị bệnh

Ở Hoa Kỳ, Dimetridazole và Ipronidazole là 2 loại thuốc điều trị

Histomonosis hiệu quả. Cả hai đều là thuốc thuộc nhóm Nitro - imidazoles. Tuy nhiên, những năm 1990 các nhà quản lý thực phẩm và thuốc ở Hoa Kỳ đã có quyết định cấm sử dụng 2 sản phẩm này vì thuốc tồn dư lâu trong sản phẩm và có thể gây ung thư. Nitarsone, một hợp chất chứa asen, có hiệu quả trong ngăn ngừa bệnh đầu đen khi sử dụng liên tục trong thức ăn, nhưng đây là một loại thuốc đắt tiền.

Hiện tại, chưa có loại hóa dược đặc hiệu nào điều trị đầu đen có hiệu quả cao.

2.2.5.2. Bệnh viêm đường hô hấp mãn tính trên gà (CRD)

- Đặc điểm của bệnh: Bệnh CRD - còn gọi là bệnh hô hấp mãn tính - là một bệnh truyền nhiễm của nhiều loài gia cầm, trong đó phổ biến nhất là ở gà tây. Bệnh gây viêm thanh dịch có fibrin ở niêm mạc mũi, niêm mạc đường hô hấp trên và các thành túi hơi.

- Nguyên nhân: Vi khuẩn Mycoplasma Gallisepticum gây nên, chúng ít mẫn cảm với kháng sinh thông thường nên điều trị phải lựa chọn, và chúng có nhiều serotype khác nhau: có loại gây viêm đường hô hấp, có loại gây viêm khớp, có loại gây viêm túi khí.

- Sức đề kháng: Mycoplasma có sức đề kháng rất yếu, ngoài thiên nhiên nó bị tiêu diệt rất nhanh. Các chất sát trùng thông thường cũng dễ dàng tiêu diệt. Nó có khả năng tồn tại trong phân, chất độn chuồng ẩm ướt khá lâu. Đặc biệt là Mycoplasma có sức đề kháng cao với kháng sinh như: Penicilin và Thalium axetat.

- Loài mắc bệnh: Trong thiên nhiên gà và gà tây dễ mắc bệnh. Bồ câu, vịt, ngan, ngỗng ít bị bệnh hơn. Thường gà lớn và gà đẻ tỷ lệ mắc bệnh cao hơn gà con nhưng tỷ lệ chết thấp hơn. Gà nuôi theo hướng công nghiệp bị bệnh nhiều hơn gà nuôi gia đình vì mật độ gia cầm cao rất thuận tiện cho việc lan truyền bệnh theo đường hô hấp.

- Đường lây nhiễm: Mầm bệnh lấy trực tiếp từ ngoài không khí (do gà bệnh hắt hơi sổ mũi bắn ra) vào cơ thể gà khoẻ mạnh qua đường hô hấp.

- Cơ chế sinh bệnh: Sau khi mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể gia cầm, nó ký sinh và gây viêm nhẹ niêm mạc đường hô hấp, niêm mạc mũi và các xoang quanh mũi, thành túi khí. Nếu sức đề kháng của gia cầm tốt thì quá trình viêm nhẹ có khi không nhìn thấy. Nếu sức đề kháng giảm sút bệnh sẽ nặng hơn và khi này các vi khuẩn khác có sẵn trong đường hô hấp sẽ kế phát gây bệnh, gây viêm đường hô hấp nặng, niêm mạc đường hô hấp bị tổn thương con vật gầy, kiệt sức dần rồi chết.

- Triệu chứng của bệnh: Gà con những ngày đầu bị bệnh thấy dịch chảy ra ở mũi, mắt, lúc đầu trong sau đặc lại và nhầy trắng. Gà ho, thở khò khè về đêm, ăn ít, gầy. Ở gà lớn thở khò khè, chậm lớn, đẻ giảm, trứng đổi màu, vỏ xù xì. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Bệnh tích của bệnh: Bệnh cấp tính ở xoang mũi và khí quản chứa đầy dịch viêm keo nhầy màu trắng hơi vàng, màng túi khí trắng đục. Bệnh mạn tính thì màng túi khí dầy và đục trắng như chất bã đậu. Nếu kế phát bệnh E. coli thì bề mặt gan, màng ngoài bao tim và màng bụng tăng sinh, viêm dính vào gan, tim, ruột.

- Chẩn đoán bệnh: chẩn đoán dựa vào đặc điểm dịch tễ và triệu trứng lâm sàng.

Cần chẩn đoán phân biệt với 1 số bệnh:

+ Bệnh tụ huyết trùng gia cầm: thường xảy ra ở gia cầm lớn và vào những khi thời tiết thay đổi, vi khuẩn tác động chủ yếu đến bộ máy hô hấp

gây khó thở bại huyết và chết rất nhanh. Ngoài ra còn có các bệnh tích đặc trưng là: Xuất huyết lớp mỡ vành tim và cơ tim, gan có những điểm hoại tử nhỏ, xoang ngực, xoang bao tim tích nước vàng. Gia cầm chết nhanh sau những tác động mạnh.

+ Bệnh Newcastle: Xác chết gầy, cũng có triệu chứng hắt hơi, sổ mũi nhưng gia cầm còn có triệu chứng thần kinh, đi đứng không vững, thức ăn không tiêu. Bệnh tích đặc trưng ở đường tiêu hoá: viêm xuất huyết, loét ruột, dạ dày cơ và dạ dày tuyến.

+ Bệnh viêm thanh khí quản truyền nhiễm: Chỉ xảy ra ở gà đẻ (5 - 12 tháng), gà con không bị bệnh, bệnh cũng có những triệu chứng hô hấp nhưng không có bệnh tích ở buồng trứng, không viêm mắt, bệnh rất khó chẩn đoán.

+ Bệnh nấm phổi: Chủ yếu ở gà con, phổi gà bệnh có những u nấm màu vàng xám to nhỏ không đều.

- Phòng bệnh:

Vắc xin phòng bệnh: Nobivac.Mg: tiêm dưới da cho gà bố mẹ từ 35 - 40 ngày tuổi. Phòng bệnh dùng tiamulin 1g/8 lít nước uống 3 ngày/tuần, gà đẻ uống 1 tuần/tháng.

- Điều trị: Sử dụng một trong những thuốc sau để điều trị: + Tylosin 98 %. Liều dùng: 1g/2 lít nước hoặc 10 kg P.

+ Timicosin 25 %. Liều dùng: 1g/4 - 5 lít nước hoặc 20 - 25kg P. + Flor 20 %. Liều dùng: 1g/2 - 3 lít hoặc 10 - 15kg P.

+ Doxy 50 %. Liều dùng: 1g/5 - 6 lít hoặc 25 - 30kg P. Hoà nước cho uống hoặc trộn cám, dùng liên tục 5 - 7 ngày. Kết hợp: + Bromhexin liều dùng 1 - 2g/1 lít nước.

+ Anagin liều dùng 1 - 2g/1 lít nước.

Ngoài ra nếu dùng tylosin phòng bệnh 1g/4 lít và chữa dùng liều 1g/2 lít nước.

Các thuốc khác cũng tốt như gentamycin, gentadox, tetramycin. Kết hợp uống B.complex và cải thiện môi trường nuôi gà, giảm mật độ, giữ ấm khi trời lạnh.

2.2.5.3. Bệnh phân trắng ở lợn con

Bệnh phân trắng ở lợn con khá phổ biến ở lợn con theo mẹ, đặc điểm của bệnh là viêm dạ dày - ruột, đi ỉa và gầy sút nhanh. Bệnh phân trắng ở lợn con đã có từ rất lâu và ngày càng phổ biến ở các trại chăn nuôi tập trung và các nông hộ. Tác nhân gây bệnh chủ yếu là do E. coli, bệnh xuất hiện vào thời kỳ đầu sau khi sinh và suốt trong thời kỳ bú mẹ.

Bệnh thường xảy ra ở lợn con sơ sinh đến 21 ngày tuổi, tỷ lệ mắc bệnh cao có thể 100 %. Nếu bệnh xảy ra ngay ở những ngày đầu mới sinh, tỷ lệ chết 20 - 50 % có khi tới 100 % số con ốm. Lợn con sau khi khỏi bệnh thường còi cọc, sinh trưởng, phát dục chậm hẳn từ 26 - 40 % so với con khỏe mạnh, đặc biệt rất dễ kế phát các bệnh khác.

a, Nguyên nhân

Bệnh phân trắng ở lợn con đã và đang được nhiều tác giả quan tâm, nghiên cứu và đưa ra những nhận định khác nhau về nguyên nhân gây bệnh. Song, nguyên nhân tập trung theo hai hướng chính như sau:

- Nguyên nhân nội tại

- Nguyên nhân do ngoại cảnh

* Nguyên nhân nội tại

Theo Hồ Văn Nam và cs., (1997) [5]: Khi mới sinh, cơ thể lợn con chưa phát triển hoàn chỉnh về hệ tiêu hóa và hệ miễn dịch. Trong dạ dày lợn con thiếu HCl, do đó pepsinogen tiết ra không được hoạt hóa để chuyển thành pepsin. Khi thiếu men pepsin mà sữa bị kết tủa dưới dạng cazein không tiêu hóa được bị đẩy xuống ruột già gây rối loạn tiêu hóa, từ đó dẫn tới bệnh và phân có màu trắng là màu của cazein chưa được tiêu hóa.

Theo Phạm Ngọc Thạch, Đỗ Thị Nga (2006) [12], nguyên nhân gây bệnh phân trắng ở lợn con chủ yếu do bản thân gia súc non (do sự phát dục của bào thai kém). Do những đặc điểm sinh lý bộ máy tiêu hóa của gia súc non như dạ dày và ruột của lợn con trong 3 tuần đầu chưa có khả năng tiết dịch vị, thức ăn trực tiếp kích thích vào niêm mạc mà tiết dịch, trong dịch vị chưa có HCl, hàm lượng và hoạt tính của men pepsin rất ít. Mặt khác, lợn con trong thời kỳ bú sữa có tốc độ phát triển về cơ thể rất nhanh đòi hỏi phải cung cấp đầy đủ đạm, khoáng và vitamin. Trong khi đó sữa mẹ ngày càng giảm về số lượng và chất lượng. Nếu không kịp thời bổ sung dinh dưỡng, lợn con sẽ còi cọc, chậm lớn, dễ nhiễm bệnh, nhất là bệnh phân trắng ở lợn con.

* Nhóm nguyên nhân ngoại cảnh

Nhiều công trình nghiên cứu trong và ngoài nước đã có nhận định bệnh phân trắng ở lợn con xảy ra do nhiều nguyên nhân phối hợp, liên quan đến hàng loạt yếu tố. Qua tài liệu của nhiều tác giả có thể chia thành những nguyên nhân sau:

+ Do điều kiện thời tiết khí hậu + Do đặc điểm nuôi dưỡng + Do stress

+ Do vi khuẩn, virus, kí sinh trùng. b, Triệu chứng, bệnh tích (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Triệu chứng

Bệnh thường xảy ra ở lợn con, đặc biệt ở lợn con sơ sinh đến 21 ngày tuổi. Có con mắc sớm hơn ngay sau khi sinh 2 - 3 giờ nhưng cũng có con mắc muộn hơn khi 4 tuần tuổi. Lợn mắc bệnh lúc đầu vẫn bú bình thường, nhưng sau đó giảm bú, khi nặng thì bỏ bú. Lợn gầy tóp nhanh, lông xù đuôi rũ, da nhăn nheo, nhợt nhạt, hai chân sau dúm lại và run rẩy, đuôi và khoeo dính đầy phân. Khi lợn con đi ỉa rặn nhiều lưng uốn cong, bụng thóp lại, nằm nhiều hơn đi lại. Đa số thân nhiệt không tăng, nếu tăng chỉ sau 2 - 3 ngày sẽ trở lại bình thường.

- Bệnh tích

Theo Tạ Thị Vịnh (1996) [15]: Khi lợn chết, xác gầy, thân sau bê bết phân. Mổ khám thấy bên trong dạ dày dãn rộng, chứa đầy sữa đông vón không tiêu. Ruột non căng phồng chứa đầy hơi với những đám xuất huyết ở thành ruột. Chất chứa trong ruột lẫn máu, hạch lâm ba ruột tụ huyết. Các cơ quan khác như phổi, gan, thận ít biến đổi.

c, Phòng và trị bệnh

Để việc phòng và trị bệnh phân trắng ở lợn con được hiệu quả phải kết

Một phần của tài liệu Tiếp cận thị trường và phân phối sản phẩm của công ty cổ phần đức hạnh marphavet thuộc tập đoàn đức hạnh marphavet tại các đại lý tỉnh thái nguyên (Trang 25 - 34)