* Tình hình nghiên cứu bệnh đầu đen
Theo Nguyễn Thị Kim Lan và cs., (2008) [3], H.meleagridis sống ký sinh trong trứng loài giun kim Heterakis gallinae. Cả hai loài này đều sống ký sinh trong ruột gà, gà tây và cả hai đều gây bệnh cho gà.
Về sự biến động của bệnh theo mùa vụ, Nguyễn Thị Kim Lan và cs., (2008) [3], sau khi tập hợp các nghiên cứu của một số tác giả đã rút ra kết luận: bệnh cầu trùng gà phân bố không đồng đều qua các tháng trong năm. Vào những tháng có khí hậu ẩm ướt, mưa nhiều, nhiệt độ thích hợp từ 18 - 35oC bệnh thường xuất hiện và dễ bùng phát hơn các tháng khác. Vì vậy, ở nước ta mùa xuân và mùa hè là hai mùa có tỷ lệ nhiễm cầu trùng cao hơn mùa đông và mùa thu.
* Tình hình nghiên cứu bệnh CRD
Phạm Sỹ Lăng và cs., (2002) [4] cho biết, bệnh CRD có thể làm giảm tỷ lệ đẻ trứng xuống tới 30 %, giảm tỷ lệ ấp nở tới 14 % và giảm trọng lượng của gà thịt thương phẩm tới 16 %. Ngoài ra bệnh còn kết hợp với các bệnh khác như: Newcastle, viêm phế quản truyền nhiễm, tụ huyết trùng, bệnh do E. coli… đã gây nên những vụ dịch với tỷ lệ chết cao. * Tình hình nghiên cứu bệnh phân trắng ở lợn con
Nguyễn Việt Thái (2005) [13] cho biết, hội chứng tiêu chảy lợn con là một hội chứng hay nói cách khác là một trạng thái lâm sàng rất đa dạng, đặc biệt là dạng viêm dạ dày ruột, tiêu chảy và gầy sút nhanh. Tác nhân gây bệnh chủ yếu là E. coli, ngoài ra có sự tham gia của Salmonella và vai trò thứ yếu là Proteus, Streptococcus. Bệnh xảy ra quanh năm ở những nơi tập trung nhiều ở gia súc, bệnh thường phát mạnh từ mùa đông sang mùa hè (tháng 11 đến tháng 5) đặc biệt khi thời tiết thay đổi đột ngột (từ oi bức chuyển sang mưa rào, từ khô ẩm chuyển sang rét). Tỷ lệ mắc bệnh tới 50 % và tỷ lệ chết tới 30 - 45 %.
Trần Đức Hạnh (2013) [2] cho rằng: tỷ lệ tiêu chảy ở lợn con từ sơ sinh đến 60 ngày tuổi trung bình là 30,32 %; trong đó tỷ lệ tiêu chảy cao nhất ở lợn con là giai đoạn từ 21- 40 ngày tuổi (34,54 %) và có chiều hướng giảm dần ở giai đoạn tuổi tiếp theo, từ 41 - 60 ngày tuổi là 28,44 %.
Phần 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH 3.1. Đối tượng
- Các sản phẩm của công ty cổ phần Đức Hạnh Marphavet thuộc tập đoàn Đức Hạnh Marphavet.
- Hệ thống đại lý kinh doanh thuốc thú y Đức Hạnh Marphavet trong khu vực tỉnh Thái Nguyên.
3.2. Địa điểm và thời gian thực hiện
- Địa điểm:
+ Công ty cổ phần tập đoàn Đức Hạnh Marphavet có trụ sở đặt tại tại xóm Thanh Tân, xã Trung Thành, thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.
+ Các đại lý phân phối có kinh doanh thuốc thú y Đức Hạnh Marphavet tại địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
- Thời gian: 25/07/2020 - 03/01/2021.
3.3. Nội dung và các chỉ tiêu theo dõi
- Khảo sát tình hình sản xuất thuốc thú y tại công ty cổ phần tập đoàn Đức Hạnh Marphavet.
+ Cơ cấu bộ máy và tổ chức của công ty cổ phần Đức Hạnh Marphavet. + Hệ thống chất lượng, cơ sở hạ tầng, danh mục các sản phẩm của công ty cổ phần Đức Hạnh Marphavet.
+ Cơ cấu tỷ lệ sản phẩm thuốc thú y trên thị trường. + Tình hình kinh doanh chung của công ty.
- Khảo sát tình hình kinh doanh các sản phẩm của công ty cổ phần Đức Hạnh Marphavet trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
+ Số lượng các đại lý kinh doanh thuốc thú y của công ty cổ phần Đức Hạnh Marphavet trên địa bàn.
+ Tình hình kinh doanh thuốc thú y tại các đại lý.
- Khảo sát sơ bộ tình hình sử dụng các sản phẩm thuốc thú y của công ty cổ phần Đức Hạnh Marphavet tại các trang trại và hộ chăn nuôi.
+ Cơ cấu nhóm sản phẩm đang sử dụng chủ yếu.
3.4. Phương pháp tiến hành
3.4.1. Phương pháp thu thập thông tin
* Tình hình sản xuất tại công ty cổ phần tập đoàn Đức Hạnh Marphavet: Tiến hành điều tra, khảo sát thực trạng việc sản xuất thuốc thú y dựa trên các số liệu về cơ cấu sản phẩm, doanh thu của cả công ty kết hợp làm việc tại các phòng ban, kho qua đó đưa ra các đánh giá thông qua các chỉ tiêu.
- Quy mô sản xuất.
- Quá trình sản xuất, lưu trữ, bảo quản. - Quá trình xuất hàng và vận chuyển.
- Nhóm sản phẩm chủ yếu của công ty cổ phần Đức Hạnh Marphavet. * Tình hình kinh doanh tại các đại lý ở địa bàn tỉnh Thái Nguyên: Trực tiếp điều tra, tìm hiểu tại các đại lý thông qua việc giới thiệu sản phẩm, hỗ trợ đại lý bán hàng, hỗ trợ đại lý mở các cuộc hội thảo, tri ân khách hàng.
+ Đánh giá việc thực hiện các quy định về điều kiện kinh doanh hiện tại của các đại lý thông qua phụ lục XXIV thông tư 13/2016/TT - BNNPTNT.
+ Đánh giá về tỷ lệ của các nhóm thuốc thú y thông qua hoạt động kinh doanh của các đại lý.
* Trực tiếp điều tra, phỏng vấn các chủ trang trại, hộ chăn nuôi kết hợp với điều tra doanh thu tại đại lý, lập thành phiếu điều tra, để đánh giá về tình hình sử dụng thuốc thú y trên địa bàn.
+ Đánh giá nhóm sản phẩm dùng nhiều tại địa bàn, giải thích nguyên nhân. * Phương pháp phân phối, quảng bá để đưa sản phẩm vào thị trường.
+ Quảng bá về thương hiệu của Đức Hạnh Marphavet: thông qua mạng xã hội, catalog, các cuộc hội nghị khách hàng, hội thảo đầu bờ…
+ Tạo sự tin tưởng của khách hàng về chất lượng và sự ổn định của sản phẩm.
+ Thiết lập tình cảm với khách hàng qua ngoại hình, giao tiếp, thái độ làm việc.
3.4.2. Phương pháp chẩn đoán và điều trị bệnh cho gia súc, gia cầm
Để xác định tình hình nhiễm bệnh của đàn vật nuôi, chúng em tiến hành theo dõi sức khỏe của chúng hàng ngày, thông qua phương pháp chẩn đoán lâm sàng. Quan sát các biểu hiện như: trạng thái cơ thể, lông, da, niêm mạc, phân và hoạt động của đàn vật nuôi. Nếu trong đàn có con chết, tiến hành mổ khám bệnh tích, ghi chép vào nhật ký thực tập hàng ngày. Từ các triệu chứng thu thập được, tiến hành chẩn đoán và lên phác đồ điều trị bệnh dưới sự hướng dẫn của nhân viên kỹ thuật của công ty.
Trong quá trình thăm khám chẩn đoán bệnh cho vật nuôi ở các trang traị, phương pháp khám mà em thường sử dụng như sau:
* Phương pháp chẩn đoán lâm sàng đối với con bị bệnh
- Phương pháp quan sát: Đây là phương pháp khám bệnh đơn giản nhưng chính xác, được sử dụng trong khám lâm sàng thú y. Khi quan sát, cần quan sát cẩn thận để nhận biết được trạng thái sức khỏe của tổng đàn, cách đi đứng, màu sắc và tình trạng lông, da, niêm mạc và các triệu chứng khác của con vật. Ngoài ra quan sát trạng thái và màu sắc của phân trên nền chuồng. Từ đó có thể giúp ta sàng lọc được những con có nghi vấn mắc bệnh. Khi quan sát tổng đàn nên quan sát từ xa đến gần, nên quan sát dưới ánh sáng ban ngày.
- Phương pháp nghe: Để chẩn đoán con vật bị bệnh đường hô hấp, sử dụng phương pháp nghe, dùng tai hoặc ống nghe, áp sát gần vào cơ thể con vật để nghe tiếng thở, nhịp thở.
- Khám tổng thể bên ngoài.
+ Kiểm tra thể trạng của con vật nghi mắc bệnh xem gầy hay béo. + Kiểm tra phần đầu: Dịch mũi, mào, màu sắc mào, dịch nhầy ở mắt và miệng.
* Phương pháp mổ khám chẩn đoán bệnh trên gia cầm, thủy cầm: việc này sẽ mang lại hiệu quả cao cho việc điều trị đàn gia cầm, thủy cầm.
+ Làm chết gia cầm bằng cách bẻ cổ, sau đó cắt tiết. + Làm ướt lông và da của gia cầm.
+ Đặt gia cầm nằm ngửa: Mở mỏ, cắt dọc cổ theo thực quản để kiểm tra hầu họng. Sau đó cắt vùng da háng, bẻ doãng chân ra hai bên, mở xác gia cầm quan sát, tạo một lỗ khuyết áo ở cuối chạc xương đòn, rạch thẳng qua xương đòn, cắt dọc theo xương sườn, nâng chạc xương đòn về phía đầu, quan sát túi khí và các cơ quan (tim và gan), quan sát các cơ quan trước khi tiến hành mổ xẻ và lấy mẫu.
+ Quan sát cơ quan tiêu hóa: Cần quan sát dạ dày tuyến và dạ dày cơ, quan sát niêm mạc, chất chứa và tìm những bệnh tích xuất huyết hay lở loét, tiếp đến quan sát manh tràng, hồi tràng, trực tràng (quan sát niêm mạc và chất chứa trong ruột). Kiểm tra gan và túi mật, quan sát hình dáng, màu sắc của tuyến tụy.
+ Quan sát cơ quan hô hấp: Quan sát trạng thái của khí quản, quan sát phổi và khám các túi khí vùng ngực, bụng.
+ Quan sát hệ thống sinh dục: Quan sát buồng trứng, ống dẫn trứng đối với con mái. Và quan sát tinh hoàn, vị trí, mầu sắc, kích thước đối với con trống.
- Quan sát cơ quan miễn dịch: Quan sát hình dáng, mầu sắc, kích thước và độ rắn chắc của lách.
- Quan sát túi Fabracius ở gần hậu môn: Quan sát hình dáng, kích thước và màng nhày của túi Fa....
3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu
Các số liệu thu thập được trong quá trình theo dõi được xử lý theo phương pháp thống kê, sử dụng phần mềm Microsoft Office Excel 2010.
Phần 4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1. Kết quả các công việc thực hiện tại nhà máy
4.1.1. Kết quả công việc thực hiện tại cơ sở thực tập
Trong quá trình thực tập, em được phân công làm việc tại nhiều bộ phận, cơ sở khác nhau nhằm phục vụ cho chuyên đề của mình. Kết quả các công việc thực hiện trong quá trình thực tập được thể hiện ở bảng 4.1.
Bảng 4.1. Kết quả công việc thực hiện tại cơ sở
STT Công việc thực hiện
1 Tập huấn kỹ năng mềm, giao lưu gặp gỡ Ban lãnh đạo công ty, họp khối kinh doanh hàng tháng. 2 Giao hàng các đại lý và khảo sát kinh doanh các
đại lý, tiếp nhận xử lý phản hồi các đại lý. 3 Hỗ trợ đại lý bán hàng, sắp xếp hàng hóa, tư vấn
về sản phẩm của công ty, khảo sát kinh doanh. 4 Hỗ trợ kho thành phẩm
Thời gian làm việc hành chính: 7h - 16h30 Từ bảng 4.1 cho thấy: Do thường xuyên được tham gia các chương
trình tập huấn về kỹ năng mềm, kỹ năng ứng xử giúp em thêm tự tin, tăng cường kỹ năng giao tiếp và hoàn thiện bản thân. Qua đó, giúp em có đủ khả năng tham gia bộ phận kinh doanh của công ty.
Công việc em thực hiện nhiều nhất là giao hàng tại các đại lý, khảo sát tình hình kinh doanh và hỗ trợ đại lý bán hàng. Qua đó, có cơ hội thực hiện các khảo sát trong chuyên đề để đưa ra đánh giá thật khách quan. Việc vào thăm các trang trại, các đại lý cấp 2 cũng là một phần rất quan trọng giúp em điều tra về tình hình chăn nuôi trên địa bàn mà em thực tập.
Em cũng dành một thời gian để điều tra, khảo sát thu thập các ý kiến của chủ các trang trại, hộ chăn nuôi trong địa bàn giúp em thu thập số liệu để đưa ra đánh giá về tình hình sử dụng thuốc thú y Marphavet trên địa bàn. Hỗ trợ hội thảo, chương trình du lịch là công việc rất tốt giúp em tăng khả năng giao tiếp cũng như kỹ năng ứng xử trước đám đông.
4.1.2. Kết quả khảo sát tình hình sản xuất thuốc thú y Marphavet tại nhàmáy của công ty cổ phần tập đoàn Đức Hạnh Marphavet máy của công ty cổ phần tập đoàn Đức Hạnh Marphavet
4.1.2.1. Kết quả các công việc thực hiện tại nhà máy sản xuất của công ty cổ phần tập đoàn Đức Hạnh Marphavet
Việc nắm bắt được tên sản phẩm cũng như công dụng của chúng để nâng cao kiến thức chuyên môn cũng như các bước cơ bản ban đầu khi vào một doanh nghiệp, em đã được phân công về kho thành phẩm tham gia làm việc tại đó 1 tháng. Em được phân công làm việc theo giờ hành chính của công ty từ 7h00 - 16h30.
Bảng 4.2. Kết quả công việc thực hiện tại nhà máy sản xuất của công ty
STT Nội dung công việc
1 Ghi thẻ kho nhập thuốc làm quen với tên các sản phẩm của công ty
2 Sắp xếp thuốc
3 Xuất thuốc thú y theo đơn hàng 4 Kiểm tra đơn hàng
phần công dụng của thuốc. Đồng thời biết thêm được nhiều loại thuốc bổ và chế phẩm sinh học hữu ích cho chăn nuôi đối với từng loại gia súc gia cầm.
Được làm việc tại công ty, được luân chuyển các công việc khác nhau giúp em có thêm nhiều kiến thức trong xã hội, tích lũy được nhiều kinh nghiệm cho bản thân. Qua đó, giúp em tự tin hơn khi giao tiếp, nâng cao tinh thần cầu tiến trong công việc. Đó là khoảng thời gian thực tập hết sức quý báu đối với em.
4.1.2.2. Kết quả tìm hiểu các sản phẩm thuốc thú y của công ty cổ phần Đức Hạnh Marphavet thuộc tập đoàn Đức Hạnh Marphavet
Điều tra cơ cấu sản phẩm của công ty để đưa ra đánh giá, nhận xét về bộ sản phẩm của công ty. Dựa theo số liệu của phòng kinh doanh tập đoàn Đức Hạnh Marphavet, danh mục sản phẩm được phép lưu hành của công ty cổ phần Đức Hạnh Marphavet [14] được thể hiện ở bảng 4.3.
Từ bảng 4.3 cho thấy:
Công ty cổ phần Đức Hạnh Marphavet có bộ sản phẩm cực kỳ đa dạng và mỗi sản phẩm là một công thức khác nhau, để đáp ứng các nhu cầu sử dụng khác nhau của khách hàng, đặc biệt là trong thời gian thị trường biến động nhiều như hiện nay. Hơn nữa, tuy nhiều sản phẩm nhưng các sản phẩm của công ty đều được quý bà con đánh giá chất lượng cao và tin dùng.
Công ty có quy mô sản xuất lớn, hiện đại, đảm bảo thực hiện nghiêm ngặt theo tiêu chuẩn GMP - WHO của tổ chức y tế thế giới. Các nhà máy sản xuất thuốc đều thực hiện tốt các quy định của GMP.
Các nhóm sản phẩm chủ yếu của công ty cổ phần Đức Hạnh Marphavet là: Nhóm kháng sinh tiêm cao cấp dạng dung dịch và huyễn dịch có tác dụng kéo dài, nhóm kháng sinh dạng dung dịch uống, nhóm kháng sinh bột hòa tan hoàn toàn hàm lượng cao, thuốc sát trùng và các chế phẩm sinh học.
Nhóm sản phẩm thế mạnh của Marphavet là nhóm kháng sinh tiêm cao cấp dạng dung dịch và dạng huyễn dịch có tác dụng kéo dài được các giới chuyên môn đánh giá rất cao, người chăn nuôi tin tưởng sử dụng.
Bảng 4.3. Thống kê danh mục dòng sản phẩm chính được phép lưu hành của công ty cổ phần Đức Hạnh Marphavet
STT Tên nhóm sản phẩm
Kháng sinh tiêm cao cấp 1 dạng huyễn dịch tác dụng
kéo dài
Kháng sinh tiêm cao cấp 2 dạng dạng dung dịch tác dụng kéo dài Thuốc, chế phẩm tiêm 3 dạng dung dịch Kháng sinh dạng bột tan 4
hoàn toàn hàm lượng cao
Các sản phẩm của công ty đều không chứa các chất kháng sinh vượt quá chỉ tiêu cho phép. Nguyên liệu chủ yếu được nhập từ nước ngoài đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho nên không có hiện tượng tồn dư kháng sinh trong cơ thể vật nuôi.
Mặt khác, trong khi thị trường đang khó khăn về giá cả chăn nuôi thì công ty đã đưa ra các phương án khác nhau nhằm hỗ trợ người chăn nuôi như: hỗ trợ về giá, các gói khuyến mại,… Điều đó cho thấy tâm huyết của công ty