địa bàn tỉnh Thái Nguyên
4.3.1.1. Kết quả chẩn đoán bệnh cho đàn vật nuôi
Có thể thấy rằng, ở một số vùng thuộc tỉnh Thái Nguyên như huyện Phú Bình, Đồng Hỷ,... có điều kiện tự nhiên là đồi núi thấp xen kẽ với đồng bằng nên nơi đây rất thích hợp để chăn nuôi gà thả vườn. Cơ cấu chăn nuôi ở đây chủ yếu là chăn nuôi theo hộ gia đình, gia trại với quy mô vừa và nhỏ từ 500 đến 10.000 con. Con giống được sử dụng nhiều trên địa bàn đối với con gà là 3 giống gà: Lạc Thủy (Mía Hòa Bình), gà Mía Sơn Tây và gà Lương Phượng, đối với con vịt có 2 giống chủ yếu là vịt Grimaud và vịt Đại Xuyên.
Gà thịt lông màu tại một số huyện như Phú Bình, Đồng Hỷ,… được nuôi chủ yếu theo phương thức chăn thả ra đồi, môi trường tự nhiên rộng lớn cho phép gà tự do vận động, sức đề kháng tốt hơn so với gà nuôi nhốt công nghiệp. Mặc dù tính đến thời điểm hiện tại trên địa bàn vẫn chưa xuất hiện ổ dịch cúm gia cầm nào do sự vào cuộc sớm từ ban lãnh đạo các cấp. Tuy nhiên, trước tình hình thời tiết thay đổi thất thường cộng với tình hình diễn biến phức tạp của đại dịch COVID-19 mà người chăn nuôi đã gặp phải không
ít khó khăn khi giá cám, giá thuốc tăng, vật nuôi thường xuyên mắc bệnh, thị trường tiêu thụ gặp nhiều khó khăn, trở ngại.
Trong thời gian thực tập tại công ty, ngoài việc hỗ trợ giao hàng cho các đại lý, em còn được trực tiếp hỗ trợ về kỹ thuật cho một số đại lý dưới sự giám sát của cán bộ kỹ thuật công ty. Trong thời gian đó em đã được cùng với cán bộ kỹ thuật đi thăm khám, chẩn đoán và điều trị cho đàn vật nuôi của một số trang trại trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, đặc biệt là các trang trại thuộc địa bàn các huyện Phú Bình, Đồng Hỷ, thị xã Phổ Yên,… do thời điểm năm 2020 là khi dịch tả Châu Phi phát tán trên địa bàn mới phần nào được kiểm soát nên số lượng gia súc, đặc biệt là con lợn trên địa bàn không có nhiều nên đa số các ca bệnh mà em được thăm khám và điều trị đều ở trên gia cầm, thủy cầm điển hình là gà, vịt, ngan,… Kết quả thăm khám, chẩn đoán và điều trị được thể hiện ở các bảng 4.7, 4.8 và 4.9.
Bảng 4.7. Các triệu chứng lâm sàng điển hình trên gia cầm mắc bệnh Tên
Triệu chứng lâm sàng bệnh
Gà ủ rũ, lông xù Sốt cao > 43oC
Đầu Rét run, đứng rụt cổ, rúc đầu vào cánh
đen Tiêu chảy phân màu hồng lẫn máu hoặc vàng màu lưu huỳnh hoặc màu trắng đục lẫn bã trầu
Mào tích, da vùng đầu nhợt nhạt hoặc thâm tím Chảy nước mũi, thở khò khè, vẩy mỏ
CRD
Kết quả ở bảng 4.7 cho thấy:
Trong số các bệnh thường gặp ở gà thả vườn, có 2 bệnh điển hình thường gặp là bệnh đầu đen và bệnh hô hấp mãn tính. Đối với bệnh đầu đen xảy ra nghiêm trọng nhất ở lứa tuổi từ 8 đến 12 tuần tuổi. Gà ủ rũ, lông xù, sốt cao > 43˚C. Gà gầy, uống nhiều nước, giảm hoặc bỏ ăn, rét run, đứng rụt cổ, rúc đầu vào cánh. Tiêu chảy phân màu hồng lẫn máu, mào tích, da vùng đầu nhợt nhạt hoặc tái xanh. Tiêu chảy phân vàng màu lưu huỳnh hoặc màu trắng đục lẫn bã trầu, mào tích, da vùng đầu thâm tím. Đối với bệnh CRD có thời gian ủ bệnh lâu, khoảng 5 - 10 ngày. Bệnh phát triển nhanh khi thể trạng gà giảm, thời tiết bất lợi, không khí chuồng nuôi nhiễm nhiều khí độc hại. Triệu chứng bao gồm thở khò khè, hắt hơi và chảy nước mũi. Ở gà tây, xoang mặt, xoang mắt thường bị sưng lên. Khi mổ khám bệnh tích trên gà, khí quản có thể bị viêm, xuất huyết, tích dịch, túi khí dày lên và có mủ. Đối với gà thịt: Bệnh hay xảy ra lúc đàn gà được 4 - 8 tuần. Triệu chứng thường nặng hơn so với các loại gà khác do sự phụ nhiễm các loại vi trùng khác mà thông thường nhất là E.coli. Vì vậy, trên gà thịt người ta còn gọi là thể kết hợp E.coli - CRD (C-CRD) với các triệu chứng giảm ăn, chảy nước mũi, khó thở trầm trọng hơn, viêm kết mạc mắt, chảy nước mắt, sưng đầu, viêm túi khí nặng. Gà ủ rũ và chết sau khi mắc bệnh 3 - 4 ngày. Tỷ lệ tử vong có thể lên đến 30%, số còn lại chậm lớn và còi cọc. Trong quá trình chẩn đoán lâm sàng, chúng em dựa vào những triệu chứng lâm sàng điển hình để phân biệt bệnh. Tuy nhiên, để có thể chẩn đoán chính xác được bệnh và có phác đồ điều trị hiệu quả thì cần phải mổ khám bệnh tích để có kết luận chính xác. Kết quả mổ khám bệnh tích trên đàn gia cầm được em thể hiện ở bảng 4.8:
Bảng 4.8. Bệnh tích mổ khám của gà nhiễm bệnh Cơ quan, Tên bệnh bộ phận của gà Gan Đầu Manh tràng đen Thận Manh tràng Đầu, mắt CRD Phổi, túi khí Màng bao tim Khí quản
Qua bảng 4.8 cho thấy:
Bệnh đầu đen ở gà, đối bệnh tích ở manh tràng 100 % số gà manh tràng viêm, sưng, niêm mạc manh tràng xuất huyết hoặc hoại tử, thành manh tràng tăng sinh, dày gấp nhiều lần so với bình thường. Gà có chất chứa trong lòng manh tràng nhớt, có màu hồng, màu máu cá hoặc có máu tươi hay manh tràng có chất chứa trong lòng rắn, màu vàng xám, đóng kén rắn chắc, màu trắng trông giống như những con sâu. Bệnh tích ở gan bị sưng to hơn so với bình thường, bề mặt gan có nhiều ổ viêm xuất huyết, gan sưng gấp 2 - 3 lần so với bình thường, bề mặt có nhiều ổ hoại tử hình hoa cúc, các ổ hoại tử có màu trắng xám hoặc trắng ngà, lõm ở giữa, khi cắt dọc gan, thấy ổ hoại tử có hình nón ngược. Như vậy, các tổn thương ở gan và manh tràng như trình bày ở trên là những bệnh tích đặc trưng nhất của Histomonosis. Việc mổ khám bệnh tích
Trong thực tế cho thấy bệnh CRD thường hay ghép với bệnh do E. coli, khi gà bị CRD ghép với E. coli thì gà thường sốt cao, tỷ lệ chết có thể lên đến 30 %. Bệnh thường xảy ra lúc giao mùa hoặc khi thời tiết thay đổi hoặc khi gà bị stress, vì vậy biện pháp phòng bệnh cần được thực hiện đầy đủ đó là vệ sinh chuồng trại kết hợp sử dụng kháng sinh để điều trị và sử dụng thuốc tăng sức đề kháng cho gà.
Đối với lợn, vì số lượng đầu con ít cộng với giá thành lợn còn cao nên chúng em không áp dụng phương pháp mổ khám đối với đàn lợn mà chỉ điều trị dựa trên những triệu chứng thu thập được. Kết quả thu được ở bảng 4.9:
Bảng 4.9. Các triệu chứng lâm sàng trên gia súc mắc bệnh Tên
Triệu chứng bệnh
Lợn giảm bú, bỏ bú
Phân Lợn gầy tóp đi, lông xù, đuôi rũ
trắng Da nhăn nheo, nhợt nhạt
lợn Hai chân sau dúm lại, run rẩy
con Đi ỉa rặn nhiều, lưng cong, bụng thóp lại Mệt mỏi ủ rũ, nằm nhiều hơn đi lại
Bảng 4.9 cho thấy:
Đối với hội chứng phân trắng ở lợn con, các dấu hiệu về đường tiêu hóa như lợn con đi ỉa rặn nhiều, lưng cong, bụng thóp lại (68,18 %), lợn con gầy rạc đi, lông xù đuôi rũ (54,55 %) là những triệu chứng phổ biến trên con vật bị bệnh, ta có thể kết hợp với quan sát phân để từ đó đưa ra kết luận về bệnh trên đàn vật nuôi của trang trại.
4.3.1.2. Kết quả điều trị cho gia súc, gia cầm mắc bệnh
Trong quá trình thăm khám và mổ khám một số gia súc, gia cầm mắc bệnh, trên cơ sở các bệnh tích điển hình của vật nuôi mắc bệnh, em xác định được đúng bệnh và đưa ra phác đồ điều trị hiệu quả đối với một số bệnh. Kết quả được trình bày bên dưới:
+ Bệnh CRD ghép E. coli trên gà:
Cho uống MYCOSIN - NEW kết hợp với trộn AMOX - COLIS vào thức ăn cho toàn đàn. Tăng sức đề kháng cho gà bằng cách cho uống điện giải GLUCO-K-C + SORBITOL - MAR sau khi dùng kháng sinh. Giữ chuồng trại thông thoáng vào ban ngày và kín gió vào ban đêm.
+ Bệnh đầu đen trên gà:
Điều trị bằng cách pha nước uống hoặc trộn vào thức ăn 12B - SUL TRI, kết hợp cho uống ĐIỆN GIẢI GLUCO-K-C + SORBITOL - MAR để tăng sức đề kháng cho con vật. Sau khi khỏi bệnh bổ sung men tiêu hóa BO VIT MAR cho toàn đàn.
+ Bệnh phân trắng ở lợn con điều trị theo các bước như sau:
Bước 1: Cho lợn giảm ăn hoặc nhịn ăn 1 - 2 ngày, chỉ cho uống nước sạch có pha LACTOMARA
Bước 2: Tiêm CEF 750 hoặc CEF 500 để điều trị bệnh sau đó tiêm thêm GLUCO-K-C Namin để trợ sức cho lợn.
Bước 3: Những con có biểu hiện nôn mửa thì cho uống điện giải GLUCO-K-C Thảo dược + lá ổi.
Quá trình tìm hiểu và chữa trị bệnh cho đàn vật nuôi của các hộ, các trang trại giúp em hiểu biết nhiều hơn về các bệnh, tích lũy cho bản thân được nhiều kiến thức thực tế về các loại thuốc cũng như cách sử dụng và tác dụng điều trị lên các loài gia súc, gia cầm. Trong quá trình mang thuốc đến cho các hộ chăn nuôi điều trị bệnh cho vật nuôi mắc bệnh, tùy thuộc vào đặc điểm của bệnh và mức độ mắc bệnh của đàn, thời gian điều trị của từng đàn có thể khác nhau. Tuy nhiên, qua quá trình điều trị bằng thuốc của công ty, thì số vật nuôi mắc bệnh
giảm đi rõ rệt, thông qua thăm khám lâm sàng không còn thấy các triệu chứng mắc bệnh, từ đó có thể đưa ra kết luận chung là đàn vật nuôi khỏi bệnh.
Trong suốt quá trình điều trị, em cùng với cán bộ kỹ thuật định kỳ quay lại kiểm tra mức độ hồi phục và tiên lượng của con vật và góp ý với chủ trang trại những việc cần làm để khắc phục tình trạng bệnh lý cho toàn đàn, từ đó vừa thiết lập được tình cảm với khách hàng vừa theo dõi được mức độ hiệu quả của phác đồ điều trị thông qua số lượng và mức độ khỏi bệnh của đàn vật nuôi. Kết quả điều trị được em thể hiện ở bảng 4.10.
Bảng 4.10. Kết quả điều trị trên một số đàn vật nuôi
STT
2 3 4
Qua bảng 4.10 cho thấy:
Tỷ lệ vật nuôi khỏi bệnh trên toàn đàn cao (từ 95,72 % - 98,83 %) từ đó cho thấy hiệu quả của thuốc cũng như phác đồ điều trị trên đàn vật nuôi. Đây cũng là cơ sở để các chủ trang trại đặt niềm tin cũng như tin tưởng vào đại lý cũng như sản phẩm của công ty, tạo động lực to lớn cho cán bộ thị trường có thể quảng bá cũng như tự hào về sản phẩm của công ty.
Phần 5
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết luận
Trải qua đợt thực tập tại công ty cổ phần thuốc thú y Đức Hạnh Marphavet thuộc tập đoàn Đức Hạnh Marphavet, được sự giúp đỡ tận tình của Ban lãnh đạo công ty cũng như Ban lãnh đạo tập đoàn, nhân viên quản lý và sự chỉ bảo tận tình của cô giáo hướng dẫn, em đã bước đầu tiếp cận được với thực tiễn sản xuất và kinh doanh thuốc thú y, hiểu được phần nào về thị trường thuốc thú y. Qua đợt thực tập này em cảm thấy mình đã trưởng thành hơn về kiến thức chuyên môn cũng như kỹ năng giao tiếp và xử lý tình huống, bằng sự nỗ lực của bản thân em đã hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Điều quan trọng hơn cả là em đã rút ra được bài học kinh nghiệm về chuyên môn từ thực tiễn sản xuất. Cụ thể là:
- Tham gia được 14 buổi tập huấn kỹ năng mềm, giao lưu với Ban lãnh đạo và họp khối kinh doanh hàng tháng. Giao hàng cho đại lý và xử lý các vấn đề liên quan đến đại lý thuốc thú y đạt 61 ngày công. Hỗ trợ đại lý bán hàng đạt 56 ngày công và hỗ trợ kho thành phẩm đạt 29 ngày công.
- Ghi được 1003 thẻ kho, xuất được 460 đơn hàng, kiểm tra được 82 đơn hàng nhập trả lại từ đại lý, sắp xếp được 356 thùng thuốc và vệ sinh kho được 15 lần từ đó giúp em hiểu được về sản phẩm của công ty, cơ chế cũng như cách thức hoạt động của kho thành phẩm, con đường thuốc thú y đi từ nhà máy tới đại lý.
- Tìm hiểu được gần 200 sản phẩm thuốc thú y và vắc xin của công ty cổ phần Đức Hạnh Marphavet, hiểu được công dụng cũng như hiệu quả vượt trội của một số sản phẩm, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho bản thân trong việc lên phác đồ điều trị bệnh cho đàn vật nuôi sau này.
- Hiểu được chính sách phát triển thị trường cũng như các chế độ đãi ngộ dành cho đại lý phân phối cấp I của công ty, từ đó rút ra kinh nghiệm
trong việc giao tiếp giữa cán bộ thị trường và đại lý, cách thức để giới thiệu sản phẩm.
-Được tham gia mổ khám, chẩn đoán bệnh tích và điều trị cho đàn vật nuôi. - Được điều trị cho 3054 vật nuôi trên địa bàn với các bệnh thường gặp là bệnh CRD ghép E. coli trên gà, bệnh đầu đen trên gà và hội chứng phân trắng ở lợn con.
- Kết quả điều trị cho đàn vật nuôi như sau: tỉ lệ khỏi bệnh CRD ghép
E. coli là 98,83 %, tỉ lệ khỏi bệnh đầu đen trên gà là 95,72 %; tỉ lệ khỏi bệnh phân trắng lợn con là 97,93 %. Từ những ca bệnh thực tế được điều trị đó em rút ra kinh nghiệm cũng như kỹ năng chuyên môn được nâng cao.
- Giao hàng cho gần 20 đại lý phân phối sản phẩm của công ty cổ phần
Đức Hạnh Marphavet trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Tạo sự tin tưởng với quý đại lý và khách hàng về sự ổn định và chất lượng của sản phẩm.
- Thiết lập được tình cảm với khách hàng.
- Xử lý tình huống phát sinh trong quá trình làm việc.
Công ty cổ phần Đức Hạnh Marphavet đảm bảo các điều kiện sản xuất theo tiêu chuẩn GMP của tổ chức y tế thế giới. Toàn bộ các khâu được kiểm tra, theo dõi nghiêm ngặt đảm bảo sản phẩm tạo ra đạt tiêu chuẩn của GMP. Công ty có bộ sản phẩm đa dạng với 198 sản phẩm đăng ký lưu hành.
Thái Nguyên là một tỉnh rất rộng và thị trường rất lớn, chính vì vậy với kiến thức và năng lực chuyên môn cao của đội ngũ nhân viên kinh doanh công ty đã tiếp cận được thị trường rất là tốt gay cho khách hàng lòng thiện cảm với sản phẩm của công ty và đứng vững trên thị trường địa bàn tỉnh như ngày hôm nay.
5.2. Đề nghị
Kính mong đề nghị ban lãnh đạo công ty cần hỗ trợ người chăn nuôi sâu hơn nữa. Nhất là trong tình hình chăn nuôi còn gặp nhiều khó khăn như hiện giờ. Để giúp người chăn nuôi có khả năng tái đàn tiếp tục duy trì đầu
con, tổng đàn. Ban lãnh đạo công ty cần tăng cường tập huấn, chấn chỉnh lại tác phong làm việc đối với một số cán bộ công nhân viên trong công ty, tránh để làm mất hình tượng công ty trong lòng khách hàng.
Các cơ quan chức năng về thú y phối hợp với ủy ban nhân dân các cấp tăng cường công tác tuyên truyền, huấn luyện cho bà con chăn nuôi. Nâng cao nhận thức của bà con, cân bằng dinh dưỡng và khống chế hiện tượng chất lượng sản phẩm thịt không mong muốn cũng như tồn dư một số chất trong sản phẩm động vật.
TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu Tiếng Việt
1. Cục Thống kê tỉnh Thái Nguyên. Tình hình kinh tế, xã hội Thái Nguyên năm 2019
2. Trần Đức Hạnh (2013), Nghiên cứu vai trò của E.coli, Salmonella và