Phương pháp xử lý và phân tích số liệu

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của phát triển du lịch đến sinh kế của hộ nông dân tỉnh Điện Biên. (Trang 65 - 72)

- Số liệu thu được sau quá trình điều tra sẽ đưa vào xử lý trong phần mềm Excel, SPSS để phân tích. Số liệu thống kê mô tả và phân tích so sánh được thực hiện để hiểu được thực trạng, đặc điểm, nhận thức và ứng xử của các tác nhân nghiên cứu.

3.3.3.1. Phương pháp thống kê mô tả

- Đây là phương pháp nghiên cứu các hiện tượng kinh tế - xã hội, nghiên cứu mặt lượng trong mối liên hệ mật thiết với mặt chất của số lớn các hiện tượng kinh tế xã hội dựa trên quan điểm số lớn, để tìm ra bản chất, quy luật vận động của hiện tượng từ đó rút ra các kết luận có tính chất khoa học và có thể dự báo trong tương lai.

- Trong đề tài này phương pháp thống kê mô tả được sử dụng để nêu lên đặc trưng cơ bản của các tác nhân tham gia. Trong đó có sử dụng các chỉ tiêu thống kê

như: số trung bình, tổng số, tần số, tần suất, khoảng biến động...Các chỉ tiêu này được trình bày bằng các bảng biểu, sau đó sẽ được bình luận theo các nhận định trước đó.

3.3.3.2. Phương pháp so sánh

- Phương pháp này đòi hỏi bao gồm cả so sánh tuyệt đối và so sánh tương đối để nghiên cứu sự khác nhau về nguồn vốn sinh kế, các chiến lược sinh kế, kết quả sinh kế trước và sau khi phát triển du lịch tại địa phương, so sánh giữa các hộ có tham gia kinh doanh du lịch và hộ không kinh doanh du lịch.

3.3.3.3. Phương pháp kiểm định Chi - square

- Kiểm định Chi square được sử dụng phổ biến trong việc kiểm định mối liên hệ giữa hai biến định danh – định danh hoặc định danh – thứ bậc. Phép kiểm định này cho chúng ta biết có sự tồn tại hay không mối liên hệ giữa hai biến trong tổng thể. Trong nghiên cứu này, Chi square được dùng để kiểm định xem có sự liên hệ giữa các biến số loại hộ (hộ có hoặc không kinh doanh dịch vụ du lịch) với các biến thể hiện nguồn vốn sinh kế của các hộ nông dân.

3.3.3.4. Phân tích ảnh hưởng dựa trên chỉ số ảnh hưởng sinh kế LEI

- Chỉ số ảnh hưởng sinh kế LEI (livelihood effect index) được sử dụng để tính toán sự tác động của một yếu tố nào đó tới các nguồn vốn sinh kế: vốn con người, vốn tự nhiên, vốn vật chất, vốn xã hội, vốn tài chính. Thông thường, chỉ số LEI thường được tính cùng với các chỉ số dễ bị tổn thương sinh kế (LVI) và chỉ số dễ bị tổn thương sinh kế theo IPCC (LVI –IPCC). Trong nghiên cứu này, chỉ số LEI được ước tính dựa trên các yếu tố chính do Hahn & cs. (2009) và các nghiên cứu có liên quan cũng như xem xét các điều kiện sẵn có của số liệu tại địa bàn nghiên cứu, đồng thời tham vấn chuyên gia. Downing & cs. (2001) nêu rõ rằng, các chỉ số về tính dễ bị tổn thương có thể giúp xác định và nhắm đến các khu vực, ngành nghề hoặc quần thể dễ bị tổn thương, nâng cao nhận thức và là một phần trong các chiến lược giám sát. Các chỉ số dễ bị tổn thương được xác định dựa trên các yếu tố không gian (vật chất) hoặc phi không gian (xã hội và kinh tế). Adger (1999) phân biết giữa chỉ số tổn thương chung và cụ thể. Cả LVIvà LEI đều cung cấp các chỉ số tổng hợp dựa trên cộng đồng, trong khi LEI còn cung cấp chỉ số tổng hợp dựa trên hộ gia đình.

- Trong khuôn khổ của nghiên cứu này, tác giả chỉ ước tính chỉ số ảnh hưởng sinh kế LEI nhằm làm rõ ảnh hưởng của phát triển du lịch tới sinh kế hộ nông dân trên các địa bàn nghiên cứu khác nhau. Từ đó, so sánh ảnh hưởng của phát triển du lịch giữa các huyện, thành phố thuộc tỉnh Điện Biên.

- Việc tính toán chỉ số ảnh hưởng sinh kế LEI thông qua các bước sau: Bước 1: Xác định các yếu tố chính và yếu tố hợp thành;

- Bước 2: Chuẩn hóa số liệu để loại bỏ thứ nguyên của các yếu tố hợp thành; Bước 3: Tính toán các yếu tố chính;

- Bước 4: Tính toán chỉ số LEI.

- Bước 1: Luận án đã xác định các yếu tố chính và yếu tố hợp thành của chỉ số LEI như sau:

- Bảng 3.4. Các yếu tố chính và yếu tố hợp thành của chỉ số LEI

-

- STT Các yếu tố chính của LEI

Các yếu tố hợp thành

-

- Diện tích đất canh tác, chất lượng đất 1 Nguồn vốn tự nhiên (N)

- -

-

2 Nguồn vốn con người (H) - - - 3 Nguồn vốn vật chất (P) - - - - 4 Nguồn vốn xã hội (S) - - - 5 Nguồn vốn tài chính (F)

- Chất lượng nguồn nước Chất lượng môi trường khác Hiện trạng sức khỏe

- Trình độ, kỹ năng của chủ hộ và lao động chính Chất lượng nhà ở - Tài sản phục vụ sản xuất và sinh hoạt Cơ sở hạ tầng địa phương - Tham gia hội đoàn tại địa phương Mối quan hệ cộng đồng - An toàn, uy tín Tiết kiệm

-

-

- Bước 2: Chuẩn hóa số liệu

- Các số liệu được đo lường theo hệ thống khác nhau và có đơn vị khác nhau, do đó, chúng cần được chuẩn hóa để không phụ thuộc vào đơn vị cũng như xem xét mối quan hệ thuận - nghịch giữa các yếu tố. Luận án áp dụng phương pháp loại bỏ thứ nguyên được sử dụng trong Báo cáo chỉ số phát triển con người của UNDP (2007) để chuẩn hóa số liệu:

- - (2.1) - - - Trong đó: - (2.2) -

- Công thức 2.1 sử dụng cho các yếu tố thuận, công thức 2.2 sử dụng cho các yếu tố nghịch;

- là giá trị chuẩn hóa của Xij;

- Xij là các giá trị gốc (giá trị thực) của yếu tố hợp thành thứ i của xã j;

- MinXij và MaxXij lần lượt là các giá trị nhỏ nhất và lớn nhất của dãy số liệu ij.

- Theo phương pháp này, quá trình chuẩn hóa được thực hiện cho cấp số liệu thấp nhất, đó là các yếu tố hợp thành, các số liệu sẽ được chuẩn hóa để nằm trong khoảng từ 0 đến 1.

- Bước 3: Tính toán các yếu tố chính

- Giá trị của yếu tố chính sẽ là trung bình cộng của các yếu tố hợp thành (sau khi đã được chuẩn hóa) và được tính toán dựa trên công thức 2.3 dưới đây: - ∑ - - Trong đó: - MC là giá trị từng yếu tố chính; - (2.3) -

- N là số yếu tố hợp thành thuộc yếu tố chính đó;

- Xij là giá trị yếu tố hợp thành thứ i xã j đã được chuẩn hóa. - Bước 4: Tính toán chỉ số ảnh hưởng sinh kế:

- - - - ∑ - - (2.4) ∑

- Trong đó:

- RC là H/N/F/P/S của từng xã;

- Mi là giá trị yếu tố chính thứ I được xác định tại công thức 2.3

- WMi là số lượng yếu tố hợp thành cấu tạo nên yếu tố chính thứ i/ trọng số của yếu tố chính.

- Sau khi các nguồn vốn được xác định, LEI được tính toán theo công thức sau: - ∑

- -

-

- Trong đó:

- LEI: chỉ số ảnh hưởng sinh kế của xã, phường nghiên cứu

- Rci là giá trị nguồn vốn sinh kế đã được tính toán tại công thức 2.4; - là số lượng yếu tố hợp thành cấu tạo nên yếu tố chính thứ i của từng xã/trọng số của yếu tố chính

- Trị số LEI nằm trong khoảng giá trị từ 0 (mức ảnh hưởng nhỏ nhất) đến 1 (mức ảnh hưởng cao nhất).

- Bằng việc tham khảo các nghiên cứu trước, luận án phân mức độ ảnh hưởng như sau:

- Bảng 3.5. Phân cấp mức độ ảnh hưởng sinh kế LEI

-

- Khoảng giá trị - Phân cấp mức độ ảnh hưởng sinh

kế LEI

- 0 – < 0,25 -Thấp

- 0,25 – < 0,5 -Trung bình

- 0,5 – < 0,75 -Cao

- 0,75 – 1 -Rất cao

- Nguồn: Urothody & cs. (2010); González & Bertran (2013); Sattar & cs. (2017)

3.3.3.4. Phương pháp phân tích cụm

- Phương pháp này là tên của một nhóm các kỹ thuật đa biến có mục tiêu chính là phân loại các đơn vị dựa vào một số đặc tính của chúng. Luận án sử dụng phương pháp này nhằm nhận diện và phân loại các đối tượng có cùng một cụm tương tự nhau. Mức độ mà các hộ nông dân tham gia vào du lịch và thu nhập mà họ thu được từ du lịch rất khác nhau. Bốn nhóm hộ gia đình có thể được đưa ra tùy thuộc vào tỷ lệ thu nhập từ du lịch trong tổng thu nhập của hộ.

- Để diễn giải các cụm, các giá trị Y mô tả độ lệch giữa trung bình cụm và trung bình tổng thể được tính như sau:

- Y = (XK – X)/X

- Anton Van Rompaey & cs. (2019) Với XK = trung bình của biến x trong cụm k,

- X = trung bình của biến x.

- Giá trị Y > 0 thể hiện một biến cụ thể có điểm cao hơn điểm trung bình Đối với từng nhóm hộ, bằng việc sử dụng kiểm định Mann–Whitney– - Wilcoxon, tình trạng các nguồn vốn sinh kế, các kết quả sinh kế của các cụm hộ gia đình được so sánh sự khác biệt.

3.3.3.5. Phương pháp phân tích biệt số

- Trong nghiên cứu này, mô hình phân tích biệt số được sử dụng nhằm phân tích sự khác biệt giữa các nhóm hộ khác nhau. Mô hình có thể viết dưới dạng như sau: - D = b0 + biXi Với: - D: Biệt số - b: hệ số hay trọng số phân biệt X: biến độc lập

- Trong đó, X là các biến thể hiện đặc điểm của các nhóm nghiên cứu. Trong nghiên cứu này, biến X đại diện cho các nguồn lực của các nhóm, như: con người (học vấn, số lao động được đào tạo), tự nhiên (diện tích đất của hộ, nguồn nước sử dụng, hộ có đủ nước sinh hoạt), vật chất (loại nhà đang ở, loại nhà vệ sinh đang sử dụng), tài chính (thu nhập, vay vốn, mức vay, tiết kiệm), xã hội (sự tham gia hội nhóm, mối quan hệ với hàng xóm).

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của phát triển du lịch đến sinh kế của hộ nông dân tỉnh Điện Biên. (Trang 65 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(187 trang)
w