Việt Nam trong thời kì khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933)

Một phần của tài liệu Tài liệu ôn HSG Lịch sử 9 (Phần Việt Nam chi tiết) (Trang 31)

- Được bắt đầu từ năm 1920 khi Nguyễn Ái Quốc tiếp thu chủ nghĩa Mác Lenin, trở thành người cộng sản Việt Nam đầu tiên và kết thúc vào đầu tháng 1/1930 khi Đảng ra đời.Đảng Cộng sản Việt Nam là sản phẩm

1. Việt Nam trong thời kì khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933)

(Nguyên nhân, Điều kiện lịch sử của phong trào cách mạng 1930 -1935 ở VN.)

- Tác động khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933): VN là thuộc địa của Pháp, kinh tế phụ thuộc vào Pháp nên chịu nhiều hậu quả nặng nề của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, làm trầm trọng thêm tình trạng đói khổ của các tầng lớp nhân dân lao động.

- Tác động của phong trào thế giới:

+ Trong những năm 1929 - 1933, phong trào cách mạng ở các nước tư bản phát triển mạnh, có ảnh hưởng mạnh mẽ đến cách mạng VN.

+ Liên Xô xây dựng thành công CNXH, sự kiện đó đã cổ vũ phong trào cách mạng Đông Dương.

- Mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc VN với thực dân Pháp và tay sai phát triển gay gắt:

+ Đầu năm 1930, cuộc khởi nghĩa Yên Bái do Việt Nam Quốc dân đảng lãnh đạo đã bị thất bại. Chính quyền thực dân tiến hành một chiến dịch khủng bố dã man những người yêu nước.

+ Ảnh hưởng nặng nề của cuộc khủng hoảng kinh tế và chính sách đàn áp khủng bố khốc liệt của thực dân Pháp làm cho mâu thuẫn giữa cả dân tộc VN với thực dân Pháp xâm lược và tai sai phát triển vô cùng gay gắt. Đây là nguyên nhân sâu xa và trực tiếp dẫn đến phong trào đấu tranh của quần chúng.

- ĐCS VN ra đời và Sự lãnh đạo của ĐCS Việt Nam:

+ Đầu năm 1930, ĐCSVN ra đời với tổ chức chặt chẽ và cương lĩnh chính trị đúng đắn, nắm quyền lãnh đạo duy nhất đối với cách mạng VN, quy tụ lực lượng toàn dân tộc VN, kịp thời lãnh đạo nhân dân bước vào một thời kì đấu tranh mới.

=> Trong ba tác động (nguyên nhân trên) thì ĐCS VN ra đời và sự lãnh đạo của Đảng nguyên nhân chủ yếu và có ý nghĩa quyết định làm cho phong trào đấu tranh của quần chúng phát triển mạnh mẽ, bởi vì nếu không có sự lãnh đạo của Đảng thì tự bản thân những mâu thuẫn giai cấp xã hội chỉ có thể dẫn tới những cuộc đấu tranh lẻ tẻ, tự phát, mà không thể trở thành một phong trào tự giác trên quy mô rộng lớn được.

Một phần của tài liệu Tài liệu ôn HSG Lịch sử 9 (Phần Việt Nam chi tiết) (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(61 trang)
w