Nghĩa: với việc kí Hiệp định sơ bộ, ta tránh được cuộc chiến đấu với nhiều kẻ thù cùng một lúc, đẩy được quân Trung Hoa Dân quốc về nước, ta có thêm thời gian để chuẩn bị lực

Một phần của tài liệu Tài liệu ôn HSG Lịch sử 9 (Phần Việt Nam chi tiết) (Trang 53 - 54)

một lúc, đẩy được quân Trung Hoa Dân quốc về nước, ta có thêm thời gian để chuẩn bị lực lượng...Pháp phải thừa nhận Việt Nam là một quốc gia tự do.

- Ta và Pháp tiếp tục đàm phán ở Hội nghị Phông-ten-nơ-blô, nhưng thất bại. Ngày

14/9/1946, Hồ Chí Minh kí với Chính phủ Pháp bản Tạm ước, tạo thêm thời gian hòa bình để chuẩn bị lực lượng.

=> Để đạt được những thắng lợi đó, Toàn dân ta đã đoàn kết một lòng, quyết tâm giữ vững thành quả của cách mạng tháng 8/1945.

- Nhờ sự lãnh đạo của Đảng, Chính phủ đứng đầu là Chủ tịch HCM với đường lối cách mạng vô cùng sáng suốt: cứng rắn về nguyên tắc,mềm dẻo về sách lược, phân hóa cô lập kẻ thù, đã đưa nước nhà vượt qua thời khắc khó khăn nguy hiểm, củng cố bảo vệ chính quyền cách mạng, tạo điều kiện để chuẩn bị toàn quốc kháng chiến.

BÀI 25: NHỮNG NĂM ĐẦU CỦA CUỘC KHÁNG CHIẾN TOÀN QUỐCCHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1946-1950) CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1946-1950)

1. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp bùng nổ.

a. Nguyên nhân:

Với âm mưu xâm lược trở lại Việt Nam, Thực dân Pháp bội ước tấn công ta sau khi ký Hiệp định Sơ bộ 6-3-1946 và Tạm ước 14-9-1946, Pháp đẩy mạnh các hoạt động mở rộng chiến tranh. Pháp khiêu khích ta ở Hải Phũng, Lạng Sơn. Tại Hà Nội, thực dân Pháp liên tiếp gây xung đột vũ trang, ngày 18-12-1946, Pháp gửi hai tối hậu thư buộc Chính phủ ta giải tán lực lượng tự vệ chiến đấu và giao quyền kiểm soát thủ đô cho quân đội Pháp. Nếu không được đáp ứng, chậm nhất là sáng 20/12/1946, Pháp sẽ hành động.

Trước âm mưu và hành động trắng trợn của Pháp đã đe dọa nghiêm trọng tới độc lập chủ quyền của Việt Nam, Đảng ta đứng trước lựa chọn một trong hai con đường: đầu hàng hoặc chiến đấu. Ngày 18 và 19/12/1946 Ban Thường Vụ TW Đảng họp tại làng Vạn Phúc, hà Đông họp mở rộng và quyết định phát động cuộc kháng chiến toàn quốc để bảo vệ độc lập dân tộc và chính quyền vừa giành được. Tối 19-12-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến. Cuộc cháng chiến chống thực dân Pháp bùng nổ.

Điều đó đã đáp ứng nguyện vọng độc lập của nhân dân, thể hiện tính chủ động của Đảng và chính phủ Việt Nam trước những âm mưu và hành động của kẻ thù.

* Nội dung đường lối kháng chiến:

Đường lối kháng chiến chống Pháp của ta được thể hiện qua những văn kiện chính sau đây: Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của chủ tịch Hồ Chí Minh (19/12/1946), bản Chỉ thị Toàn dân kháng chiến của Ban thường vụ trung ương Đảng (22/12/1946), và tác phẩm Kháng chiến nhất định thắng lợi của Trường Chinh (9/1947).

Nội dung đường lối kháng chiến chống Pháp của ta với mục đích là đánh đuổi thực dân Pháp xâm lược, bảo vệ độc lập dân tộc, mang tính chất: dân tộc, dân chủ, và tính quốc tế. Phương châm: Toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế.

Đường lối đúng đắn, sáng tạo của Đảng tạo điều kiện phát huy được sức mạnh của toàn dân tộc. Là ngọn cờ cổ vũ, dẫn dắt dân tộc Việt Nam đứng lên chiến đấu, bảo vệ độc lập dân tộc. Là xuất phát điểm cho mọi thắng lợi của cuộc kháng chiến.

2. Chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947.

a. Nguyên nhân:

Pháp ngày càng khó khăn, lúng túng trong âm mưu đánh nhanh thắng nhanh.

Tháng 3/1947 Pháp cử Bô-la-éc sang làm cao ủy Đông Dương thay cho Đác-giăng-li- ơ.Thực dân Pháp chuẩn bị mở cuộc tấn công quy mô lớn lên Việt Bắc nhằm phá tan cơ quan đầu não kháng chiến của ta. Tiêu diệt phần lớn bộ đội chủ lực. Khóa chặt biên giới Việt Trung nhằm ngăn chặn sự liên lạc giữa ta với quốc tế. Dùng thắng lợi về quân sự để thúc đẩy sự thành lập chính quyền bù nhìn trên toàn quốc và nhanh chúng kết thúc chiến tranh.

Trước tình hình đó Ngày 15/10/1947 Ban thường vụ TW Đảng ra chỉ thị “Phải phá tan cuộc tấn công mùa Đông của giặc Pháp”.

b. Diễn Biến (Hành động)

Một phần của tài liệu Tài liệu ôn HSG Lịch sử 9 (Phần Việt Nam chi tiết) (Trang 53 - 54)