Phân tích ý nghĩa và bài học kinh nghiệm của phong trào cách mạng 1930 1935.

Một phần của tài liệu Tài liệu ôn HSG Lịch sử 9 (Phần Việt Nam chi tiết) (Trang 33 - 34)

- Được bắt đầu từ năm 1920 khi Nguyễn Ái Quốc tiếp thu chủ nghĩa Mác Lenin, trở thành người cộng sản Việt Nam đầu tiên và kết thúc vào đầu tháng 1/1930 khi Đảng ra đời.Đảng Cộng sản Việt Nam là sản phẩm

6. Phân tích ý nghĩa và bài học kinh nghiệm của phong trào cách mạng 1930 1935.

mạng đầu tiên do ĐCSVN lãnh đạo. Phong trào là một bước phát triển mới so với những phong trào yêu nước trước đó.

- Phong trào cách mạng 1930 - 1935 là một phong trào cách mạng triệt để, nhằm chống lại kẻ thù của dân tộc là đế quốc và bọn phong kiến tay sai.

- Diễn ra trên quy mô cà nước, từ Bắc chí NAm, từ nông thôn đến thành thị, từ các nhà máy đến các hầm mỏ và đồn điền, nhưng mang tính chất thống nhất cao vì đều do ĐCS lãnh đạo. - Phong trào đã lôi cuốn đông đảo quần chúng tham gia, từ công nhân, nông dân đến các tầng lớp nhân dân thành thị từ Bắc chí Nam. Đặc biệt phong trào đã diễn ra với sự liên kết công nhân với nông dân vô cùng chặt chẽ.

- Hình thức đấu tranh phong phú và quyết liệt:

+ Phong phú: Bãi công của công nhân, biết tình của nông dân, bãi khóa của học sinh, sinh viên, bãi thị của các tiểu thương, những cuộc mít tinh của nhiều tầng lớp xã hội, treo cờ đỏ búa liềm, rải truyền đơn, căng khẩu hiệu…

+ Quyết liệt: phá đồn điền, nhà lao, nhà ga, bao vây huyện đường buộc bọn thống trị phải chấp nhận yêu sách, thành lập các đội tự vệ đỏ, làm tan rã bộ máy chính quyền của đế quốc và tay sai, thiết lập chính quyền cách mạng ở một số nơi, nhất là chính quyền Xô viết ở vùng nông thôn ở hai tỉnh Nghệ - Tĩnh.

6. Phân tích ý nghĩa và bài học kinh nghiệm của phong trào cách mạng 1930- 1935. - 1935.

* Ý nghĩa

- Là bước phát triển mới so với phong trào đấu tranh trước đó.

- Khẳng định lối đi đúng đắn của Đảng và quyền lãnh đạo cách mạng của giai cấp công nhân. Qua thực tiễn đấu tranh, quần chúng nhân dân tin vào sự lãnh đạo của Đảng.

- Từ phong trào, khối liên minh công - nông hình thành. Công nhân, nông dân đã đoàn kết trong đấu tranh cách mạng.

- Đội ngũ cán bộ và đảng viên và quần chúng yêu nước được tôi luyện và trưởng thành. Phong trào đã rèn luyện lực lượng cho cách mạng về sau.

- Đảng cộng sản Đông Dương được đánh giá cao trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Quốc tế Cộng sản đã công nhận ĐCS Đông Dương là phân bộ độc lập, trực thuộc Quốc tế Cộng sản.

- Qua phong trào, tinh thần và năng lực cách mạng của quần chúng nhân dân được rèn luyện. Đây là lực lượng nòng cốt, lực lượng xung kích trong cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945.

- Đây là cuộc tập dượt đầu tiên cho cách mạng tháng 8.

- Đây là bước thắng lợi đầu tiên có ý nghĩa quyết định đến tiến trình phát triển về sau của cách mạng VN.

* Bài học kinh nghiệm:

- Phong trào để lại cho Đảng nhiều bài học kinh nghiệm quý giá về công tác tư tưởng, về chỉ đạo chiến lược, về xây dựng khối liên minh công nông và mặt trận dân tộc thống nhất, về tổ chức và lãnh đạo quần chúng đấu tranh.

+ Bài học về công tác tư tưởng: vừa mới ra đời, với khẩu hiệu “Độc lập dân tộc” và “Ruộng đất dân cày”, Đảng đã giáo dục và tập hợp được một lực lượng cách mạng đông đảo của quần chúng, nhất là quần chúng công nông đứng lên làm cách mạng giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp.

hình thành. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, công nông đoàn kết với các tầng lớp nhân dân khác có khả năng lật đổ ách thống trị của đế quốc, phong kiến xây dựng một cuộc sống mới. + Bài học về xây dựng chính quyền nhân dân, một hình thức chính quyền kiểu mới: vấn đề cơ bản của mọi cuộc cách mạng là chính quyền nhà nước, được xây dựng theo kiểu Xô viết ở Nga.

+ Bài học về xây dựng mặt trận dân tộc thống nhất: Trong thời kì này chưa có mặt trận dân tộc thống nhất nên chưa tập hợp được đông đảo các giai cấp và tầng lớp nhân dân nhằm đấu tranh chống thực dân và phong kiến. Đây là bài học mà Đảng ta đã rút ra để sau này đến thời kì cách mạng 1936 - 1939 chủ trương thành lập Mặt trận thống nhất Nhân dân phản đế Đông Dương,

Một phần của tài liệu Tài liệu ôn HSG Lịch sử 9 (Phần Việt Nam chi tiết) (Trang 33 - 34)