Giữ gìn và phát huy truyền thống nhà trường theo quy định tại Điều 29 của Điều lệ trường trung học;

Một phần của tài liệu van ban kiem dinh chat luong giao duc (Trang 26 - 35)

hướng dẩn cho học sinh bie6t1cach1 tự học ở nhà. Thường xuyên trao đổi với PHHS tìm hiểu đặc điểm của học sinh và tìm giải pháp giáo dục phù hợp [H1.4.06.05].

Phân nhóm học tập 4-6 em một nhóm dựa theo chổ ở và trình độ của học sinh sao cho mỗi nhóm có 1-2 em học lực khá, giỏi kèm những em có học lực yếu, kém [H1.4.06.06].

Mỗi tháng, mỗi học kỳ kiểm tra KSCL một lần, tổ trưởng tổng hợp kết quả để nắm bắt tình hình học tập và sự tiến bộ của học sinh, từ đó điều chỉnh kế hoạch giảng dạy cho phù hợp [H1.4.06.07].

2. Điểm mạnh

Rà soát, phân loại học sinh yếu, kém và có kế hoạch phụ đạo ngay từ đầu năm học. Mỗi sát KSCL một lần, theo dõi sự tiến bộ của học sinh.

3. Điểm yếu

Chưa tổ chức được sân chơi giao lưu học tập giữa các lớp.

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng

Tháng 5 năm 2010 giao cho Tổng phụ trách đội xây dựng sân chơi giao lưu học tập giữa các lớp. Tháng 10 năm 2010 tổ chức sân chơi giao lưu học tập cho học sinh.

5. Tự đánh giá

Đạt yêu cầu của tiêu chí

Tiêu chí 7: Hoạt động giữ gìn, phát huy truyền thống nhà trường, địa phương theo quy định của Bộ Giáo dục- Đào tạo và các quy định khác.

a) Giữ gìn và phát huy truyền thống nhà trường theo quy định tại Điều 29 của Điều lệ trường trunghọc; học;

b) Nhà trường giữ gìn, phát huy truyền thống địa phương theo quy định;

c) Hàng năm, rà soát, đánh giá hoạt động giữ gìn, phát huy truyền thống nhà trường và địa phương.

1. Mô tả hiện trạng:

Nhà trường giữ gìn và phát huy truyền thống giảng dạy và giáo dục theo đúng chương trình giáo dục do Bộ GD&ĐT ban hành [H1.4.07.01]. Lên kế hoạch dạy học ngay từ đầu năm, có chỉ tiêu phấn đấu cho từng môn, mượn và sử dụng thiết bị dạy học đầy đủ theo từng bài dạy [H1.4.07.02].

TIÊU CHÍ 7: Hiệu trưởng nhà trường có các biện pháp chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch dạy, học tập các môn học và các hoạt động giáo dục khác theo quy định tại chương trình giáo dục trung học cấp THCS do Bộ giáo dục và đào tạo ban hành.

a. Phổ biến công khai, đầy đủ kế hoạch giảng dạy, học tập các môn học và các hoạt động giáo dục khác;

b. Có các biện pháp chỉ đạo kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch giảng dạy và học tập, dự giờ, thi giáo viên dạy giỏi các cấp, sinh hoạt chuyên đề, nội dung giáo dục địa phương và hoạt động giáo dục nghề phổ thông - hướng nghiệp.

c. Hàng tháng rà soát, đánh giá để cải tiến quản lý hoạt động giáo dục trên lớp, hoạt động giáo dục nghề phổ thông - hướng nghiệp và các hoạt động giáo dục khác.

1. Mô tả hiện trạng:

Thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của hiệu trưởng được quy định tại Điều 19, điều lệ trường trung học ban hành kèm theo QĐ số 07/2007/QĐ-BGDT Bộ giáo dục đào tạo ngày 02/04/2007, hiệu trưởng trường THCS Vĩnh Lộc xây dựng kế hoạch, phổ biến công khai các loại kế hoạch trong cuộc họp HĐSP, hội nghị hội phụ huynh học sinh đầu năm học bao gồm: kế hoạch chỉ đạo các hoạt động giáo dục, kế hoạch chỉ đạo hoạt động chuyên môn, kế hoạch hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, kế hoạch hoạt động lao động hướng nghiệp – giáo dục môi trường – giáo dục địa phương và các hoạt động giáo dục khác …..

Hiệu trưởng có các biện pháp chỉ đạo, kiểm tra đánh giá cụ thể việc thực hiện kế hoạch giảng dạy và học tập, dự giờ, thi giáo viên dạy giỏi các cấp, sinh hoạt chuyên đề, nội dung giáo dục địa phương và các hoạt động giáo dục nghề phổ thông – hướng nghiệp. Hàng tháng, hiệu trưởng cùng BGH rà soát, đánh giá để cải tiến quản lý hoạt động giáo dục trên lớp, hoạt động giáo dục nghề phổ thông – hướng nghiệp và các hoạt động khác. 2. Điểm mạnh:

Hiệu trưởng nhà trường đã xây dựng được kế hoạch cụ thể, rõ rang và thông báo công khai các bản dự thảo kế hoạch dạy học và các hoạt động giáo dục, lấy ý kiến đóng góp cho bản kế hoạch chính thức, chỉ đạo các tổ, nhóm chuyên môn thực hiện thường xuyên, đúng kế hoạch.

Trong quá trình thực hiện, hiệu trưởng nhà trường được sự đồng tình ủng hộ nhất trí cao của toàn thể giáo viên, công nhân viên nhà trường.

3. Điểm yếu:

Kế hoạch hoạt động giáo dục hướng nghiệp chưa có các biện pháp cụ thể phân luồng học sinh sau khi tốt nghiệp THCS.

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:

Tháng 08 năm 2009 nhà trường giao cho các tổ, nhóm chuyên môn xây dựng kế hoạch dạy học các bộ môn, giáo dục hướng nghiệp, tìm các biện pháp có hiệu quả trong việc phân luồng học sinh.

Trên cơ sở kế hoạch của tổ, tháng 09 năm 2009 Hiệu trưởng đưa toàn bộ các kế hoạch đó vào kế hoạch chung của nhà trường để triển khai thực hiện.

5. Tự đánh giá:

Đạt yêu cầu của tiêu chí.

TIÊU CHÍ 8: Hiệu trưởng có các biện pháp chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy them, học them.

a. Có kế hoạch quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm.

b. Có các biện pháp chỉ đạo, kiểm tra việc dạy thêm, học thêm. c. Hàng tháng rà soát, đánh giá việc quản lý hoạt động dạy them. 1. Mô tả hiện trạng:

Thực hiện những quy định về dạy thêm, học thêm ban hành kèm theo quyết định số 03/2007/QĐ-BGD&ĐT ngày 31/01/2007 của Bộ trưởng BGD&ĐT; được sự cho phép và chỉ đạo của Phòng giáo dục và đào tạo huyện Hồng Dân, hang năm trường THCS Vĩnh Lộc đều xây dựng kế hoạch tổ chức, quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm ngay từ đầu năm học cho từng khối lớp, từng môn học.

Có các biện pháp chỉ đạo, kiểm tra việc dạy thêm, học thêm kịp thời, phù hợp góp phần của cố, nâng cao kiến thức, kỹ năng, giáo dục nhân cách cho học sinh, phù hợp với chương trình giáo dục phổ thông và đặc điểm tâm sinh lý của người học; không gây nên tình trạng học quá nhiều và vượt quá sức tiếp thu của người học.

Mặc dù là trường tổ chức hai buổi học chính trong ngày nhưng nhà trường vẫn cõ đủ phòng học để dạy thêm, bồi dưỡng thêm cho các đối tượng học sinh; phụ đạo cho học sinh yếu kém; bồi dưỡng học sinh khá giỏi; dạy thêm cho những học sinh có nguyện vọng củng cố, bổ sung kiến thức; ôn thi tuyển sinh THPT cho học sinh khối 9 trong mùa tuyển sinh, …

Khi mở lớp dạy thêm, nhà trường bố trí đủ giáo viên được đào tạo trình độ chuẩn; có đủ cơ sở vật chất, lớp học đảm bảo yêu cầu theo quy định về vệ sinh trường học ban hành kèm theo quyết định số 1221/2000/QĐ-BYT ngày 18/04/2000 của Bộ trưởng Bộ y tế. Hiệu trưởng nhà trường chịu trách nhiệm tổ chức, quản lý và kiểm tra thường xuyên hoạt động dạy thêm, học thêm trong nhà trường, đảm bảo quyền lợi của người học. Thực hiện đúng tiến độ quy định của phân phối chương trình; không cắt xén chương trình, nội dung dạy học được quy định dành cho dạy thêm, học thêm.

Hàng tháng, hiệu trưởng nhà trường rà soát, đánh giá, viết báo cáo tổng kết việc quản lý hoạt động dạy thêm của nhà trường theo yêu cầu của phòng GD&ĐT Huyện Hồng Dân. 2. Điểm mạnh:

Các biện pháp chỉ đạo, kiểm tra , đánh giá hoạt động dạy thêm của hiệu trưởng nhà trường được xây dựng dựa trên điều kiện thực tế của cán bộ, giáo viên và học sinh, ý kiến của tập thể cán bộ giáo viên của nhà trường; sự nhất trí, ủng hộ của phụ huynh học sinh nên khá phù hợp và sát thực.

3. Điểm yếu:

Việc tổ chức dạy thêm, học thêm chưa thực sự được mở rộng tới nhiều đối tượng học sinh do điều kiện cơ sở vật chất nhà trường còn hạn chế; học sinh đa số là con em nông thôn, điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn.

4. Kế hoạch hoạt động:

Tháng 08 năm 2009 hiệu trưởng nhà trường giao cho các tổ chuyên môn lập kế hoạch cụ thể về thời gian, các môn dạy thêm, chương trình, nội dung dạy thêm phù hợp với các đối tượng học sinh nhà trường để kịp thời triển khai ngay từ đầu tháng 09/2009.

Hoạt động dạy thêm, học thêm phải được theo dõi thường xuyên qua việc dự giờ thăm lớp, kiểm tra trên sổ ghi đầu bài và thực tế kết quả học tập của học sinh.

5. Tự đánh giá:

Đạt yêu cầu của tiêu chí.

TIÊU CHÍ 9: Nhà trường đánh giá, xếp loại hạnh kiểm của học sinh theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo:

a. Đánh giá, xếp loại hạnh kiểm học sinh theo quy định.

b. Công khai kết quả đánh giá, xếp loại hạnh kiểm của học sinh.

c. Hàng năm, rà soát và đánh giá để cải tiến hoạt động xếp loại hạnh kiểm của học sinh. 1. Mô tả hiện trạng:

Hàng năm trường THCS Vĩnh Lộc tổ chức đánh giá, xếp loại hạnh kiểm của học sinh theo quy định tại điều 3 và điều 4, chương 2 – Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học, ban hành kèm theo quyết định số 40/2006/QĐ-BGD&ĐT. Trước khi các giáo viên đánh giá về hạnh kiểm của học sinh nhà trường đều chỉ đạo cho các tổ chuyên môn tổ chức cho các thành viên trong tổ học tập cách đánh giá theo đúng quy định.

Việc đánh giá hạnh kiểm của học sinh được công khai trước tập thể lớp và được đánh giá dưới sự đóng góp ý kiến của rất nhiều cá nhân và tổ chức đó là sự kết hợp giữa Đoàn, Đội, giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm, kết quả đánh giá hạnh kiểm của học sinh được thống nhất và công bố trước hội đồng sư phạm và trước hội nghị phụ huynh học sinh.

Việc đánh giá hạnh kiểm của học sinh được diễn ra thường xuyên: Nửa đầu học kì I, cuối học kì I, giữa học kì II, cuối năm học. Từ đó giáo viên đã kịp thời uốn nắn cho học sinh về các nề nếp của mình.

Cuối năm học nhà trường tổ chức rà soát , đánh giá việc xếp loại hạnh kiểm của học sinh, từ đó rút ra những kinh nghiệm về xếp loại hạnh kiểm của học sinh nhằm cải tiến hoạt động xếp loại hạnh kiểm của học sinh.

2. Điểm mạnh:

Nhà trường tổ chức đánh giá xếp loại hạnh kiểm của học sinh theo đúng quy định của Điều lệ trường trung học và Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học.

Việc đánh giá, xếp loại hạnh kiểm của học sinh được diễn ra nhiều lần trong một năm học. Có sự thống nhất ý kiến của các đoàn thể, giáo viên đảm bảo sự công bằng và khách quan.

3. Điểm yếu:

Một số giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn chưa bám sát vào các quy định về xếp loại hạnh kiểm của học sinh hoặc đôi khi còn mang tính nể nang nên việc đánh giá, xếp loại hạnh kiểm của học sinh chưa thực sự chính xác.

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:

Nhà trường tổ chức cho giáo viên học và nghiên cứu Điều lệ trường trung học và uy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học của BGD&ĐT.

Giáo viên cần có cách nhìn nhận về việc đánh giá hạnh kiểm của học sinh một cách nghiêm túc hơn, đánh giá một cách khách quan hơn.

5. Tự đánh giá:

Đạt yêu cầu của tiêu chí.

TIÊU CHÍ 10: Nhà trường đánh giá, xếp loại học lực của học sinh theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo:

a. Đánh giá, xếp loại học lực của học sinh theo quy định. b. Công khai kết quả đánh giá, xếp loại học lực của học sinh.

c. Mỗi học kì, rà soát và đánh giá hoạt động xếp loại học lực của học sinh. 1. Mô tả hiện trạng:

Căn cứ chương 3; 4 và 5 Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học, ban hành kèm theo quyết định số 40/2006/QĐ-BGD&ĐT, ngay từ đầu năm học BGH nhà trường đã triển khai cho giáo viên học tập cách đánh giá, xếp loại học lực của học sinh. Từ đó giáo viên chủ nhiệm lớp cùng với các giáo viên bộ môn căn cứ vào đánh giá, xếp loại của học sinh để tiến hành xếp loại học lực của học sinh qua các kì học và năm học.

Việc đánh giá, xếp loại học lục của học sinh được giáo viên bộ môn và giáo viên chủ nhiệm công khai trước tập thể lớp, thông qua BGH nhà trường việc đánh giá, xếp loại học lực của học sinh được thông qua trước hội đồng sư phạm của nhà trường và thông qua trước các bậc phụ huynh học sinh qua các buổi họp phụ huynh học sinh.

Mỗi học kì nhà trường tổ chức cho các giáo viên rà soát loại công tác đánh giá, xếp loại học lục của học sinh. Các tổ tiến hành cho các giáo viên trong tổ mình kiểm tra chéo nhau trong việc đánh giá, xếp loại học lực để từ đó cùng nhau rút ra những kinh nghiệm khi xếp loại học lực của học sinh.

2. Điểm mạnh:

Việc đánh giá, xếp loại của học sinh được nhà trường và các tổ chuyên môn cho các giáo viên học tập một cách nghiêm túc và kỹ lưỡng trước khi GVBM và GVCN đánh giá, xếp loại học lực của học sinh.

3. Điểm yếu:

Một số giáo viên còn lúng túng khi tham gia đánh giá, xếp loại học lực của học sinh, đôi khi còn xếp nhầm bậc về học tập của học sinh.

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:

Nhà trường tổ chức cho giáo viên học và nghiên cứu Điều lệ trường trung học và Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học của BGD&ĐT.

Giáo viên cần có thài độ đúng đắn về việc đánh giá, xếp loại học lực của học sinh để tránh sự xếp loại nhầm lẫn giữ các bậc xếp loại.

5. Tự đánh giá:

TIÊU CHÍ 11: Nhà trường có kế hoạch và triển khai hiệu quả công tác bồi dưỡng, chuẩn hóa, nâng cao trình độ cán bộ quản lý, giáo viên:

a. Có kế hoạch từng năm và dài hạn việc bồi dưỡng, chuẩn hóa, nâng cao trình độ cho cán bộ quản lý, giáo viên.

b. Phấn đấu đến năm 2012 để 100% giáo viên đạt chuẩn trình độ đào tạo và có ít nhất 50% giáo viên của nhà trường, 50% tổ trưởng chuyên môn có trình độ đại học trở lên. c. Hàng năm, rà soát, đánh giá để cải tiến công tác bồi dưỡng, chuẩn hóa, nâng cao trình

độ cho cán bộ quản lý, giáo viên. 1. Mô tả hiện trạng:

Trường THCS Vĩnh Lộc có kế hoạch hàng năm và kế hoạch 5 năm về bội dưỡng, chuẩn hóa, nâng cao trình độ cho cán bộ quản lý, giáo viên. Hiện nay trường đang có 9 giáo viên theo học đại học, tiến tới sẽ có từ 1 đến 3 giáo viên tiếp tục theo học đại học.

Hiện nay nhà trường đã có tổ trưởng đạt trình độ đại học, đến năm 2012 nhà trường sẽ có khoảng số giáo viên có trình độ đại học trở lên, không có giáo viên đạt trình độ không chuẩn.

Hàng năm nhà trường đều rà soát, đánh giá lại công tác bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn của các cán bộ quản lý và giáo viên.

2. Điểm mạnh:

Số giáo viên, tổ trưởng của nhà trường có trình độ đại học cao. 3. Điểm yếu:

Một số giáo viên không có cơ hội theo học đại học do tuổi đã cao. 4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:

Cần có kế hoạch lâu dài để giáo viên của một số bộ môn có cơ hội đi học. 5. Tự đánh giá:

Đạt yêu cầu của tiêu chí.

TIÊU CHÍ 12: Đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trong nhà trường theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và các quy định khác:

a. Có kế hoạch cụ thể về đảm bảo an toàn chính trị, trật tự an toàn xã hội trong nhà trường;

b. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trong nhà trường được đảm bảo;

c. Mỗi học kỳ, tổ chức, rà soát, đánh giá để cải tiến các hoạt động đảm bảo an ninh chính

Một phần của tài liệu van ban kiem dinh chat luong giao duc (Trang 26 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(51 trang)
w