8. Bố cục bài tiểu luận:
3.1. CUỘC ĐỜI VÀ TÁC PHẨM “TRUYỀN KÌ MẠN LỤC” CỦA NGUYỄN DỮ:
3.1.1. Khái quát cuộc đời của Nguyễn Dữ:
Những tài liệu ghi chép về Nguyễn Dữ hiện còn rất sơ lược, tập trung lại có một số điểm đáng lưu ý:
Nguyễn Dữ (còn có thể đọc là Nguyễn Tự), người xã Đường Lâm, huyện Gia Phúc, thuộc Hồng Châu xưa (nay là huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương). Chưa rõ ông sinh và mất năm nào. Chỉ biết Nguyễn Dữ là con Nguyễn Tường Phiêu, tiến sĩ khoa Bính Thìn, niên hiệu Hồng Đức năm thứ 27 (1486), làm quan tổ chức Thừa tuyên sứ, hàm Thượng thư. Từ điều này có thể suy đoán: nhiều khả năng Nguyễn Dữ sinh vào cuối thể kỉ XV và sống chủ yếu vào nửa đầu thế kỉ XVI. Nguyễn Dữ thuộc dòng dõi khoa bảng, có tài năng, đọc rộng, biết nhiều, có hoài bão giúp đời. Thời trẻ, Nguyễn Dữ từng mùi mài kinh sử, có thể đã từng theo học Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-
Khiêm, bạn học với Phùng Khắc Khoan (1528-1613). Ông đã hương tiến, được bổ làm tri huyện Thanh Tuyền (nay là Bình Nguyên, Phú Thọ).
Nguyễn Dữ ra làm quan một năm thì cáo quan về, lấy lí do phụng dưỡng mẹ già cho trò đạo hiếu, từ đó “Trải mấy mươi sương chân không bước đến thành thị” (Bùi Huy Bích – Hoàng Việt thi tuyển)”. Lê Quý Đôn tỏng Kiến văn tiểu lục cũng cho biết: “Vì ngụy Mạc cướp ngôi vua, ông thề không tà làm quan, ở thôn quê dạy học trò, không bao giờ để chân đến thành thị”. Như vậy, Nguyễn Dữ về ẩn dật chủ yếu là do bất mãn với kẻ đương quyền.
Về ẩn dật nhưng Nguyễn Dữ vẫn không từ bỏ hoài bão giúp đời. Ông viết Truyền kì mạn lục để kí thác tâm sự của mình., để bày tỏ thái độ đối diện với hiện thực xã hội đương thời. Qua
Truyền kì mạn lục, có thể thấy Nguyễn Dữ là người ưu thời mẫn thế, có tinh thần dân tộc và tư tưởng thân dân sâu sắc.
3.1.2. Vài nét về tác phẩm “Truyền kì mạn lục”:
Nguyễn Dữ còn để lại một tập truyện văn xuôi chữ Hán Truyền kì mạn lục. Tác phẩm này có thể được ông sáng tác trong thời gian cáo quan về phụng dưỡng mẹ già. Cũng có thể Nguyễn Dữ viết sau khi tiếp xúc và chịu ảnh hưởng của tác phẩm Tiễn đăng tân thoại của tác giả Trung Hoa là Cù Hựu, tức Cù Tông Cát (1347-1433). Tuy nhiên, phần sáng tạo của Nguyễn Dữ là hết sức lớn, quyết định thành công nghệ thuật và giá trị của Truyền kì mạn lục để tác phẩm được người đời sau ca ngợi là “thiên cổ kì bút”.
Truyền kì mạn lục gồm 4 quyển, 20 truyện, có lời tựa của Hà Thiện Hán đề năm 1547. Theo Phan Huy Chú trong Lịch triều hiến chương loại chí thì tác phẩm này gồm 22 truyện, nhưng các bản sách hiện còn đều có 20 truyện.
Tương truyền Truyền kì mạn lục được Nguyễn Thế Nghi (người Mộ Trạch, Đường An, Hải
Dương đỗ tiến sĩ đời Mạc Đăng Doanh, người sống cùng thời với Nguyễn Dữ) diễn Nôm. Khoảng giữa thế kỉ XVIII bản Nôm này vẫn còn được lưu hành.
Là tác phẩm tiêu biểu nhất cho thể loại truyền kì của văn học trung đại Việt Nam, Truyền kì mạn lục gồm 20 truyện ngắn viết bằng chữ Hán của Nguyễn Dữ. Tác phẩm được Vũ Khâm Lân, nhà văn thế kỉ XVIII, đánh giá là “thiên cổ kì bút” và tiến sĩ Phạm Hùng, nhà nghiên cứu văn học hiện đại, khẳng định: Nguyễn Dữ là nhà tiểu thuyết truyền kì nổi tiếng nhất của Việt Nam thời trung đại và Truyền kì mạn lục là tác phẩm văn xuôi duy nhất của Việt Nam từ xa xưa được đánh giá là “thiên cổ kì bút”, một cái cột mốc lớn của lịch sử văn học, sau này được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới.
Truyền kì mạn lục có nghĩa là ghi chép những câu chuyện tản mạn được lưu truyền. Nhan đề cho thấy sự khiêm tốn của tác giả. Bởi lẽ, Truyền kì mạn lục không chỉ là một quyển sách ghi chép đơn thuần mà thật sự là một sáng tác của Nguyễn Dữ với sự gia công, hư cấu sáng tạo đặc sắc của nhà văn khi viết tác phẩm này dựa trên những truyện được lưu truyền trong nhân dân. Tác phẩm viết bằng tản văn xen lẫn biền văn và thơ ca, cuối mỗi truyện đều có lời bình của tác giả. Hầu hết các truyện kể về các sự việc xảy ra vào đời Lí đời Trần, đời Hồ hoặc đời Lê sơ. Mặc dù vậy, ta vẫn thấy được hiện thực xã hội Việt Nam thế kỉ XVI hiện lên từ đó. Nội dung chủ đề Truyền kì mạn lục khá phong phú. Có truyện đả kích bọn hôn quân bạo chúa, quan tham lại nhũng; có truyện thể hiện chí khí của kẻ sĩ, quan niệm sống lánh đục về trong của sĩ phu ẩn dật; có truyện viết về tình yêu nam nữ, hạnh phúc lứa đôi, tình nghĩa vợ chồng; có truyện thể hiện tinh thần dân tộc mạnh mẽ khi đối tượng phê phán là bọn giặc ngoại xâm. Truyền kì mạn lục vì vậy không chỉ giàu giá trị hiện thực mà còn đầy giá trị nhân đạo, nhân văn. Tác giả, thông qua những câu chuyện mang màu sắc truyền kì đã thể hiện sự đồng cảm với nỗi khổ đau của nhân dân, đặc biệt là người phụ nữ; ca ngợi những phẩm chất đẹp và tài năng của con người, thông cảm với những khát vọng tình yêu của tuổi trẻ… Truyền kì mạn lục cũng là một tác phẩm thành công về mặt nghệ thuật. Diễn biến truyện trong các truyện ngắn của Truyền kì mạn lục thường giàu kịch tính, kết hợp một cách nhuần nhuyễn giữa ngôn ngữ tác giả và ngôn ngữ nhân vật, giữa tự sự và trữ tình, giữa văn xuôi và văn biền ngẫu; nhân vật có tính cách, có số phận riêng. Tác phẩm là sáng tác tiêu biểu cho thành tựu của loại hình văn học hình tượng viết bằng chữ Hán dưới ảnh hưởng của sáng tác dân gian (Theo Từ điển Văn học bộ mới).
3.2. PHÂN TÍCH “TRUYỀN KÌ MẠN LỤC” CỦA NGUYỄN DỮ DƯỚI GÓC NHÌNTHỂ LOẠI: THỂ LOẠI:
Tác phẩm Truyền kì mạn lục là tiếng nói phản kháng mạnh mẽ của Nguyễn Dữ đối với hiện
thực xã hội lúc bấy giờ. Do điều kiện lịch sử, Nguyễn Dữ không thể nói trực tiếp mà phải dùng cách gián tiếp: Mượn chuyện xưa để nói chuyện nay, mượn chuyện thần linh ma quái để nói chuyện người, mượn chuyện cõi âm để nói chuyện cõi dương, cõi trần. Phương pháp này giúp nhà văn có thể tự do tung hoành ngòi bút của mình trên trang giấy và thể hiện được tất cả những suy nghĩ, thái độ, quan điểm của mình về con người, về xã hội.
Nhìn tổng quát, Truyền kì mạn lục nổi bật ba vấn đề nội dung tư tưởng:
Thứ nhất là tinh thần phê phán, tố cáo giai cấp thống trị. Bằng ngòi bút thông minh, sắc sảo, bằng thái độ công phẫn mãnh liệt, Nguyễn Dữ vạch trần tất cả những bản chất tham tàn bạo ngược của bè lũ giai cấp thống trị từ hôn quân bạo chúa trong triều đến bọn cường hào ác bá ở địa phương. Tiếng nói của nhà văn trở thành tiếng nói đại diện của nhân dân. Nguyễn Dữ đã đứng về phía nhân dân để thay mặt họ lột trần bộ mặt thật của bọn tham quan ô lại và nói lên tiếng nói phản kháng quyết liệt của họ. Kèm theo đó là cảm hứng ngợi ca, khẳng định những
người trí thức, những của họ. Kèm theo đó là cảm hứng ngợi ca, khẳng định những người trí thức, những bậc nho sĩ, những quan lại chính trực, khí tiết, bản lĩnh giữa một bối cảnh đầy ô tạp. Tuy nhiên, sự xuất hiện của những nhân vật này thường không nhiều. Thứ hai, tác phẩm còn thể hiện ý thức xây dựng, bảo vệ tinh cảm gia đình, hạnh phúc lứa đôi.
Ởkhía cạnh này, Nguyễn Dữ tập trung ca ngợi sự gắn bó chung thủy trong tình cảm vợ chồng,
đặc biệt ông dành nhiều cảm hứng để đồng cảm với những bất hạnh và đề cao phẩm chất tốt đẹp
ởnhững người phụ nữ. Nội dung này đem đến cho Truyền kì mạn lục chiều sâu của tư tưởng
nhân đạo.
Thứ ba, ngoài hai vấn đề nội dung trên, thông qua Truyền kì mạn lục, Nguyễn Dữ còn bộc bạch những nỗi niềm ưu tư sâu kín trước thời thế. Là một nho sĩ tài năng, tâm huyết với dời, thấu đáo bao đạo lí của trời đất nhưng ngày ngày phải nhìn thế thái nhân tình đổi thay, nhiều giá trị tốt đẹp trong cuộc sống con người có nguy cơ sụp đổ, tan rã, nhà văn không khỏi rơi vào nỗi bi uất. Mong mỏi giữ gìn và khơi dậy tất cả những giá trị cao đẹp bền vững của cuộc sống, Nguyễn Dữ cũng thể hiện rõ thái độ dứt khoát đấu tranh với tất cả những gì đang làm cho nó bị băng hoại. Ngoài ba vấn đề cơ bản trên trong Truyền kì mạn lục còn có nhiều vấn đề khác khiến cho tác phẩm có một giá trị nội dung tư tưởng hết sức sâu sắc. Bao trùm lèn tất cả những vấn dề là mơ ước về một xã hội công bằng, lí tưởng, là khát vọng về hạnh phúc cho con người của nhà văn nói riêng và nhân dân lao dộng nói chung.
Về nghệ thuật: Thành công của tác giả trong tác phẩm trước hết là ở sự sáng tạo trên cơ sở những cốt truyện có sẵn. Đa phần những câu chuyện trong tác phẩm đều có nguồn gốc từ dân gian hoặc trong sách vở của người xưa. Nguyễn Dữ đã sưu tầm, đồng thời bố sung, nhào nặn, chau chuốt, gọt giũa, biên những câu chuyện còn thô sơ, đơn giản trở thành những tác phẩm văn học tinh tế giàu ý nghĩa và có hiệu quả nghệ thuật cao. Nghệ thuật kể chuyện, nghệ thuật kết cấu, dẫn dắt tình huống kết hợp với cách xây dựng nhân vật là những thành công rõ nét nhất trong quá trình sáng tạo của nhà văn, đem lại cho những cốt truyện quen thuộc một sức sống và sự hấp dẫn mới.
3.3. TƯ TƯỞNG CỦA NGUYỄN DỮ QUA “TRUYỀN KÌ MẠN LỤC”:
Truyền kì mạn lục là phản ánh những mâu thuẫn phức tạp trong tư tưởng của Nguyễn Dữ. Nổi bật lên là mâu thuẫn trong tư tưởng bảo thủ của nhà nho Nguyễn Dữ và tư tưởng nhân đạo của nhà văn Nguyễn Dữ. Một mặt nhà nho Nguyễn Dữ bảo vệ quan điểm đạo đức nho gia, có khi đến cố chấp, mặt khác, nhà văn Nguyễn Dữ bênh vực quyền sống, quyền hạnh phúc của con người.
Những lời bình trực tiếp của tác giả (hay người cùng quan điểm với tác giả) ở cuối mỗi câu chuyện là tiếng nói bảo vệ quan điểm đạo đứa nho gia. Hình tượng nhân vật trong tác phẩm lại là sự khẳng định khát vọng hạnh phúc và quyền sống của con người. Trong Truyện kì ngộ ở tại Tây, tiếng nói của nhà nho Nguyễn Dữ qua lời bình ở cuối truyện đã lên án Hà Nhân là người học trò hư hỏng: “Chàng họ Hà lòng trẻ có nhiều vật dục, cho nên loài kia mới thừa cơ quyến rũ; nếu không thì những giống nguyệt quái hoa yêu, mê hoặc làm sao được mà chẳng phải thu mình nép bóng ở trước Lương Công là bậc chính nhân”. Tuy nhiên, nhà văn Nguyễn Dữ lại say sưa miêu tả tình yêu trai gái giữa Hà Nhân với hai nàng Đào, Liễu vượt ra ngoài lễ giáo phong
kiến. Ở Chruyện Lệ Nương, nhà văn Nguyễn Dữ miêu tả cảm hứng ngợi ca mối tình thủy chung
sắt son giữa Lệ Nương và Lí Phật Sinh, còn nhà nho Nguyễn Dữ trong lời bình lại phê phán Lí Phật Sinh: “thôi lấy vợ để dứt lòng giống của tiền nhân phỏng có nên không?...Giữ điều nhỏ để mất điều lớn, chẳng là gã Sinh Này?”. Ở các truyện khác như Chuyện nàng Túy Tiêu, Chuyện nghiệp oan của Đào thị…đều có thể thấy những mâu thuẫn phức tạp này trong tư tưởng tác giả. Trong cuộc đấu tranh giữa nhà nho Nguyễn Dữ và nhà văn Nguyễn Dữ, nhiều khi nhà văn Nguyễn Dữ với tư tưởng nhân văn tiến bộ đã thắng nhà nho Nguyễn Dữ có lúc còn mang tư tưởng bảo thủ, lạc hậu. Bởi vì nhiều khi những hình tượng nghệt thuật được xây dựng lên trong tác phẩm có đủ sức mạnh để phủ nhận quan điểm tác giả ở những lời dẫn truyện hoặc những lời bình trực tiếp.
3.4. PHÂN TÍCH ĐẶC TRƯNG THỂ LOẠI CỦA TRUYỆN TRUYỀN KÌ THỂ HIỆNQUA MỘT SỐ CHUYỆN NẰM TRONG “TRUYỀN KÌ MẠN LỤC” CỦA QUA MỘT SỐ CHUYỆN NẰM TRONG “TRUYỀN KÌ MẠN LỤC” CỦA NGUYỄN DỮ:
3.4.1. Chuyện người con gái Nam Xương (Nam Xương nữ tử truyện):
Ở Chuyện người con gái Nam Xương, yếu tố kì lạ là “cái bóng” của Vũ Nương đã dẫn đến nỗi oan khiên và cái chết oan nghiệt của chính nàng. Đằng sau yếu tố kì lạ ấy là tấm lòng thương con của người mẹ, là tấm lòng thủy chung đối với người chồng, là bi kịch của người phụ nữ, là thói ghen tuông mù quáng, thói gia trưởng ích kỉ của người chồng. Qua các sự kiện tính cách phẩm chất Vũ Nương được bộc lộ để ca ngợi người phụ nữ cũng như thương xót cho thân phận của họ!
Mở đầu tác giả đã giới thiệu, dẫn người, dẫn việc rất cụ thể, xác định như “người thực, việc thực”: “Vũ Thị Thiết, người con gái quê Nam Xương, tính tình thùy mị, nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp”, “Cùng làng với nành có người tên Phan Lang, khi trước làm đầu mục ở bến đò Hoàng Giang”, “Cuối đời Khai Đại nhà Hồ, quân Minh mượn tiếng đưa Trần Thiêm BÌnh về nước, phạm vào của ải Chi Lăng, nhân dân trong nước, nhiều người sợ hãi phải chạy trốn ra ngoài bể,
không may đắm thuyền chết đuối cả. Thây Phan Lang, dạt vào một cái động rùa ngoài hải đảo…”. Tác giả đi thẳng vào giới thiệu tên, quê quán, hoàn cảnh, tính cách, nhân phẩm của các nhân vật một cách trực diện ngay đầu văn bản. Đây là yếu tố thực, làm câu chuyện mang tính xác thực.
Trước hết “Chuyện người con gái Nam Xương” là bản án đanh thép tố cáo xã hội phong kiến nam quyền, bất công bấy giờ qua số phận bi kịch của Vũ Nương cũng như sự độc đoán của nhân vật Trương Sinh. Ngay khi bắt đầu, Vũ Nương đã phải chịu một tình duyên ngang trái. Nàng- người con gái thùy mị, nết na, tư dung tốt đẹp lại phải lấy Trương Sinh- một kẻ thất học, rất đa nghi, với vợ thường phòng ngừa quá sức. Cuộc tình duyên ấy đã chứa đựng mầm mống của của mâu thuẫn.
Lấy chồng chưa được bao lâu, Vũ Nương lại phải sống trong cảnh chờ đợi vất vả. Vợ chồng phải chia phôi vì “động việc lửa binh”. Cảnh nàng tiễn chồng đi lính thật ái ngại, xót xa: nàng rót chén rượu đầy mà ứa hai hàng lệ. Rồi khi chồng đi lính, nàng phải sống vò võ một mình ngóng trông tin chồng. Nàng thay chồng lo toan gánh vác công việc gia đình: nuôi dạy con nhỏ, chăm sóc, phụng dưỡng mẹ già lúc ốm đau, ma chay tế lễ chu đáo khi mẹ chồng mất. Ái ngại thay cho nàng, sau khi mẹ chồng mất, trong căn nhà trống vắng cô đơn, chỉ có người vợ trẻ và đứa con thơ dại.
Hơn nữa, người phụ nữ ấy còn phải chịu nỗi oan và cái chết thương tâm. Chỉ vì một lời nói của đứa con nhỏ mà Trương Sinh đã đinh ninh vợ mình hư hỏng, một mực mắng nhiếc, đánh đuổi nàng đi. Hỏi nguyên cớ thì Trương Sinh giấu, nàng hết lời minh oan nhưng chồng không nghe, bà con làng xóm biện minh cho nàng cũng chẳng ích gì. Nàng bị chồng đẩy vào bi kịch: “người vợ mất nết hư thân”, dồn đẩy nàng phải tìm đến cái chết để minh oan. Nhưng chỉ trong một thời gian ngắn sau, Trương Sinh nhận ra nỗi oan của vợ thì “việc đã trót qua rồi”. Người đọc chỉ biết ngậm ngùi thở dài xót thương cho người phụ nữ bạc mệnh.
Vũ Nương còn phải chịu nỗi oan cách trở. Sống dưới thủy cung, cuộc sống đầy đủ, xứng đáng với nàng nhưng đó không phải cuộc sống nàng mong ước. Nàng vẫn khao khát cuộc sống gia đình, quê hương. Việc nàng trở về nhưng không thể trở về trần gian được nữa, âm dương cách biệt, nàng không còn được làm vợ, làm mẹ nữa.
Còn nhân vật Trương Sinh được xây dựng là con nhà hào phú nhưng thất học và rất đa nghi.