8. Bố cục bài tiểu luận:
3.3. TƯ TƯỞNG CỦA NGUYỄN DỮ QUA “TRUYỀN KÌ MẠN LỤC”:
Truyền kì mạn lục là phản ánh những mâu thuẫn phức tạp trong tư tưởng của Nguyễn Dữ. Nổi bật lên là mâu thuẫn trong tư tưởng bảo thủ của nhà nho Nguyễn Dữ và tư tưởng nhân đạo của nhà văn Nguyễn Dữ. Một mặt nhà nho Nguyễn Dữ bảo vệ quan điểm đạo đức nho gia, có khi đến cố chấp, mặt khác, nhà văn Nguyễn Dữ bênh vực quyền sống, quyền hạnh phúc của con người.
Những lời bình trực tiếp của tác giả (hay người cùng quan điểm với tác giả) ở cuối mỗi câu chuyện là tiếng nói bảo vệ quan điểm đạo đứa nho gia. Hình tượng nhân vật trong tác phẩm lại là sự khẳng định khát vọng hạnh phúc và quyền sống của con người. Trong Truyện kì ngộ ở tại Tây, tiếng nói của nhà nho Nguyễn Dữ qua lời bình ở cuối truyện đã lên án Hà Nhân là người học trò hư hỏng: “Chàng họ Hà lòng trẻ có nhiều vật dục, cho nên loài kia mới thừa cơ quyến rũ; nếu không thì những giống nguyệt quái hoa yêu, mê hoặc làm sao được mà chẳng phải thu mình nép bóng ở trước Lương Công là bậc chính nhân”. Tuy nhiên, nhà văn Nguyễn Dữ lại say sưa miêu tả tình yêu trai gái giữa Hà Nhân với hai nàng Đào, Liễu vượt ra ngoài lễ giáo phong
kiến. Ở Chruyện Lệ Nương, nhà văn Nguyễn Dữ miêu tả cảm hứng ngợi ca mối tình thủy chung
sắt son giữa Lệ Nương và Lí Phật Sinh, còn nhà nho Nguyễn Dữ trong lời bình lại phê phán Lí Phật Sinh: “thôi lấy vợ để dứt lòng giống của tiền nhân phỏng có nên không?...Giữ điều nhỏ để mất điều lớn, chẳng là gã Sinh Này?”. Ở các truyện khác như Chuyện nàng Túy Tiêu, Chuyện nghiệp oan của Đào thị…đều có thể thấy những mâu thuẫn phức tạp này trong tư tưởng tác giả. Trong cuộc đấu tranh giữa nhà nho Nguyễn Dữ và nhà văn Nguyễn Dữ, nhiều khi nhà văn Nguyễn Dữ với tư tưởng nhân văn tiến bộ đã thắng nhà nho Nguyễn Dữ có lúc còn mang tư tưởng bảo thủ, lạc hậu. Bởi vì nhiều khi những hình tượng nghệt thuật được xây dựng lên trong tác phẩm có đủ sức mạnh để phủ nhận quan điểm tác giả ở những lời dẫn truyện hoặc những lời bình trực tiếp.