Chuyện cái chùa hoang ở huyện Đông Triều (Đông Triều phế tự lục):

Một phần của tài liệu Đặc trưng thể loại truyện truyền kì và khảo sát qua “Truyền kì mạn lục” của Nguyễn Dữ. (Trang 56 - 59)

8. Bố cục bài tiểu luận:

3.4.8. Chuyện cái chùa hoang ở huyện Đông Triều (Đông Triều phế tự lục):

Chuyện cái chùa hoang ở huyện Đông Triều mang yếu tố kì ảo khi pho tượng ở miếu thủy thần và hai pho tượng hộ pháp ở cái chùa hoang vào làng ăn cắp mía “nhổ trộm mà tước, mà hít”, ăn cơm cá “thò tay khoắng xuống một cái ao, rồi bất cứ vố được cá lớn, cá nhỏ, đều bỏ vào mồm nhai nuốt hết”. Bên trong yếu tố kì ảo ấy là thực trạng xã hội nhiễu nhương “dân quanh huyện khổ về cái nạn trộm cắp, từ gà, lợn, ngỗng, ngan, đến cá trong ao, quả trong vườn, phàm cái gì có thể ăn được đều bị mất hết”. Đằng sau yếu tố hoang đường ấy là tình trạng đạo Phật suy thoái. Một số sư tăng tha hóa không giữ được phẩm hạnh nhà tu hành. Chùa chiềng bị bỏ hoang: “Số chùa chiền còn lại, mười phần không còn được một, mà số còn lại ấy, cũng mưa lay gió chuyển đã ngã xiêu ngã nghiêng, tiêu điều đứng rũ ở giữa đám cỏ hoang bụi rậm.”

KẾT LUẬN

Truyền kì là một thể loại quan trọng của văn học trung đại, có sự đóng góp đáng kể trong quá trình phát triển của văn học trung đại Việt Nam cả về nội dung lẫn nghệ thuật. Thể loại này một mặt tiếp nối những truyền thống văn học dân gian, đóng vai trò là cầu nối giữa văn học dân gian và văn học viết, một mặt đánh dấu sự phát triển của văn xuôi tự sự trung đại, đưa văn học viết từ chỗ đơn thuần ghi chép sự việc hay sưu tầm tác phẩm dân gian đến chỗ sáng tác nghệ thuật thật sự. Mặt khác, thể loại này cũng ảnh hưởng lâu dài đến cả văn học hiện đại trong tiến trình phát triển của văn học dân tộc. Với vai trò là cầu nối giữa văn học dân gian và văn học viết, truyền kì khai thác đề tài từ các truyện cổ tích, truyền thuyết, ngụ ngôn của dân gian, đồng thời chịu ảnh hưởng của truyện dân gian trong nghệ thuật xây dựng cốt truyện, kết cấu, nghệ thuật khắc họa nhân vật, bên cạnh đó truyền kì cũng sử dụng nhiều môtip quen thuộc của truyện dân gian. Những tác phẩm truyền kì, đặc biệt là những tác phẩm thuộc giai đoạn phát triển rực rỡ nhất của thể loại này (thế kỉ XV, XVI) thật sự là những sáng tác nghệ thuật độc đáo với rất nhiều sự dụng công của các tác giả, thể hiện được cá tính của người viết. Các truyện truyền kì phản ánh chân thực đời sống xã hội phong kiến với những nỗi thống khổ của nhân dân, khẳng định những tình cảm, tính cách đáng quý của con người, thể hiện sự đồng cảm của các tác giả với số phận và khao khát chính đáng của những con người bất hạnh trong một xã hội bất công. Truyền kì vì vậy vừa có giá trị hiện thực, giá trị yêu nước lại giàu giá trị nhân văn, nhân bản. Nghệ thuật tự sự của truyền kì đánh dấu một bước tiến mới so với những tác phẩm tự sự trước khi thể loại này ra đời thể hiện ở các mặt xây dựng kết cấu, khắc họa nhân vật, ngôn ngữ kể chuyện… Những yếu tố hoang đường, kì ảo – điểm nổi bật của truyện truyền kì trung đại vẫn được tìm thấy trong những sáng tác của văn học hiện đại. Tuy nhiên, các tác giả hiện đại sử dụng các yếu tố kì ảo trong những tác phẩm của mình với những mục đích, chức năng phong phú hơn là phản ánh hiện thực cuộc sống và chuyển tải đạo lí như truyền kì trong trung đại. Bên cạnh đó, dù mang trong mình nhiều yếu tố hoang đường, kì ảo nhưng các sáng tác hiện đại vẫn mang nhiều điểm khác biệt về nội dung chủ đề, nghệ thuật phản ánh hiện thực cuộc sống, con người so với truyền kì trung đại. Bài tiểu luận về đặc thể loại truyện truyền kì này là một cách khẳng định giá trị của

thể loại, thể hiện cái nhìn khách quan, công bằng hơn đối với đóng góp của thể loại này trong lịch sử văn học. Đặc biệt, bài tiểu luận tìm hiểu về nguồn gốc, khái niệm, đặc trưng của truyện truyện kì về phương diện nội dung và nghệ thuật dưới góc nhìn thể loại đã giúp hiểu sâu hơn và phân biệt hơn thể loại truyền kì này so với các thể loại khác.

Truyền kì mạn lục là tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Dữ cũng như của thể loại văn học nội sinh truyền kì mạn lục nói chung. Bài tiểu luận không chỉ tập trung về vấn đề đặc trưng thể loại truyện truyền kì mà đi sâu vào phân tích những đặc trưng ấy bằng cách khảo sát qua Truyền kì mạn lục, trong đó lấy tám chuyện nằm trong tác phẩm để nêu và phân tích một cách cụ thể, rõ ràng nhất, qua đó chứng minh được các đặc trưng của thể loại truyện truyền kì và sự thể hiện của chúng. Phân tích nét đặc trưng tiêu biểu của tám chuyện nằm trong Truyện kì mạn lục giúp thấy được nét đặc biệt, sự khác biệt, và sự giống nhau giữa thể loại truyện này với các thể loại khác không những về mặt nội dung mà cả về mặt nghệ thuật. Đặc trưng nội dung, nghệ thuật, motip truyện, cốt truyện, ngôn ngữ, hình thức truyện, giá trị mà các câu chuyện mang lại đã thể hiện được phong cách, quan niệm, cá tính của Nguyễn Dữ trong văn chương cũng như sự tài ba của ông, qua đó là các lớp nghĩa, các ý nghĩa mà tác giả muốn gửi gắm và mang lại, các câu chuyện nêu lên rõ vấn đề hiện thực đời sống, những mặt tốt mặt xấu thông qua các yếu tố kì lạ kết hợp với yếu tố hiện thực đầy sâu sắc.

Thông qua các tài liệu nghiên cứu, các công trình nghiên cứu, các sách báo, bài tiểu luận đã tóm lại và nêu lên khái quát và cụ thể, đầy đủ một cách có thể nhất về đặc trưng của thể loại truyện truyền kì và đã khảo sát qua tám chuyện trong Truyền kì mạn lục để hiểu rõ hơn về vấn đề mà bài tiểu luận muốn hướng đến.

---Hết---

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lại Nguyên Ân, Bùi Văn Trọng Cường, Từ điển văn học Việt Nam (Từ nguồn gốc đến hết thế kỷ XIX), Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2005.

2. Hoàng Hồng Cẩm, “Tác phẩm Tân biên Truyền kỳ mạn lục với văn học dân gian Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu văn học dân gian, 1996.

3. Hoàng Hồng Cẩm, “Thế giới nhân sinh trong thể loại truyện truyền kỳ”, Tạp chí Văn hóa nghệ thuật, 1996.

4. Nguyễn Huệ Chi (chủ biên), Truyện truyền kỳ Việt Nam (Quyển 2, 3), Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 1999.

5. Trần Nghi Dung, “Vị trí của thể loại truyền kì trong tiến trình phát triển của văn học Việt Nam, Tp. Hồ Chí Minh, 2012, nguồn

tvefile.2013-03-04.2821695561.pdf

6. Nguyễn Dữ (Trúc Khê dịch), Truyền kỳ mạn lục, Nxb. Hội Nhà văn, Hà Nội,2006.

8. Trần Văn Giáp, Lược truyện các tác gia Việt Nam, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2004. 9. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi, Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb. Giáo dục,

Hà Nội, 2000.

10.Đỗ Đức Hiểu (chủ biên), Từ điển Văn học (bộ mới), Nxb. Thế giới, Hà Nội, 2007.

11.Trần Đình Hượu, Nho giáo và văn học trung cận đại Việt Nam, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 1999.

12.Đinh Gia Khánh, Bùi Duy Tân, Văn học cổ Việt Nam, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 1964.

13.Đinh Gia Khánh (Chủ biên),Văn học Việt Nam thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XIX, Nxb. Giáo dục, 2006.

14.Phương Lựu, Góp phần xác lập hệ thống quan niệm văn học trung đại Việt Nam, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 1997.

15.Nguyễn Đăng Na, Truyền kì mạn lục dưới góc độ so sánh văn học, Con đường giải mã văn học trung đại, Nxb. Giáo dục, 2006.

16.Nguyễn Đăng Na (chủ biên), Văn học trung đại Việt Nam (tập 1), Nxb. Đại học Sư phạm, 2005.

17.Nguyễn Phong Nam, “Nghệ thuật trần thuật truyện truyền kỳ Việt Nam”, Tạp chí Khoa học và công nghệ, Đại học Đà Nẵng, 2012.

18.Quảng Văn Ngọc, “Đặc điểm loại hình truyện truyền kì Việt Nam”, Huế, 2020, nguồn NOIDUNGLA.pdf

19.Bùi Văn Nguyên, “Bàn về yếu tố văn học dân gian trong Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ”, Tạp chí Văn học, 1968.

20.Trần Đình Sử, Thi pháp văn học trung đại Việt Nam, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2005. 21.Bùi Duy Tân, Giáo trình văn học Việt Nam từ thế kỷ X đến giữa thế kỷ XVIII, Nxb. Giáo

dục, Hà Nội, 1997.

22.Lã Nhâm Thìn (chủ biên), Giáo trình văn học trung đại Việt Nam (tập 1), Nxb. Giáo dục Việt Nam, 2012.

23.Lã Nhâm Thìn, Phân tích tác phẩm văn học trung đại Việt Nam từ góc nhìn thể loại, Nxb. Giáo dục Việt Nam, 2009.

24.Trần Nho Thìn, Văn học Việt Nam từ thế kỷ XIX, Nxb. Giáo dục Việt Nam, 2012.

25.Nguyễn Thị Tính, “Truyền kỳ mạn lục - bước tiến trong việc sử dụng yếu tố kỳ ảo”, Kỷ yếu Hội nghị Khoa học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội II, 2007.

26.Lê Trí Viễn, Đặc trưng văn học trung đại Việt Nam, Nxb. Văn nghệ Tp. Hồ Chí Minh, 2021. 27.Trần Ngọc Vương, Loại hình học tác giả văn học: Nhà Nho tài tử và văn học Việt Nam,

Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 1995.

28.Trần Ngọc Vương, Văn học Việt Nam thế kỉ X – XIX – Những vấn đề lí luận và lịch sử,

Nxb. Giáo dục, 2007.

29.Hoàng Hữu Yên, Nguyễn Lộc, Văn học Việt Nam (thế kỷ XVIII, nửa đầu thế kỷ XIX), Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 1962.

30. Lê Thu Yến (chủ biên), Văn học trung đại Việt Nam và những vấn đề tâm linh, Nxb. Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh, 2015.

Một phần của tài liệu Đặc trưng thể loại truyện truyền kì và khảo sát qua “Truyền kì mạn lục” của Nguyễn Dữ. (Trang 56 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(59 trang)
w