MỘT SỐ ĐẶC TRƯNG KHÁC CỦA TRUYỆN TRUYỀN KÌ:

Một phần của tài liệu Đặc trưng thể loại truyện truyền kì và khảo sát qua “truyền kì mạn lục” của nguyễn dữ (Trang 25 - 28)

Bố cục truyện truyền kì thường là mở đầu giới thiệu nhân vật, tên họ, quê quán, tính tình phẩm hạnh. Kế đó là kể các chuyện kỳ ngộ lạ lùng, tức là phần trung tâm của truyện. Phần kết kể lý do kể chuyện. Ví như truyện Lý Oa ghi: “Công Tá chắp bàn tay ào tai lắng nghe, sai ta làm truyện, bèn cầm bút viết, ghi lại để biết”. Hya như Truyện Nhậm Nhị thị: “Năm thứ hai niên hiệu Kiến Trung Ký Tế làm tả thập di ở chỗ tướng quân Bùi Dực,ban ngày yến tiệc, đêm nghe kể chuyện, thu thập các chuyện lạ. Các quân tử nghe chuyện Nhậm thị đều cảm thán kinh hãi, nhân đó bảo Ký Tế làm truyện để ghi chuyện lạ”. Vậy là người kể chuyện nhân danh tác giả Ký Tế mà kể. Đây là đặc điểm truyền kì đời Đường. Về phong cách, tuyện truyện kì dùng văn xuôi để kể, đến chỗ tả cảnh, tả người thì dùng văn biền ngẫu, khi nhân vật bộc lộ cảm xúc thì thường

làm thơ. Tên gọi “truyền kỳ” không chỉ để chỉ một thể loại tự sự, mà đến đời Minh, Thanh nó lại chuyên dùng để chỉ thể loại hý khúc. Theo Lỗ Tấn về nội dung thì truyện truyền kì khó phân biệt với truyện chí quái đời Lục triều, song về nghệ thuật kể thì mới hẳn. Lời kể uyển chuyển, lời văn hóa mỹ. Truyện chí quái chủ yếu là ghi chép (chí), xếp theo điều mục, còn truyện truyền kì thì học theo bút pháp sử truyện. Do đó nhan đề truyện thường có chữ “truyện”. Cái gọi là truyền kì chủ yếu là truyền cái kì tỏng tình yêu nam nữ và cái kì trong thế giới thân linh – ma quỷ. Các motip mới như người lấy tiên, người lấy ma, người hóa phép, biến hóa,…

Truyện truyền kỳ Việt Nam như “Thánh tông di thảo” của Lê Thánh Tông, “Truyền kì mạn lục” của Nguyễn Dữ, “Truyền kì tân phả” của Đoàn Thị Điểm đánh dấu sự chín muồi của nghệ thuật tự sự Việt Nam. Cách đặt tên “truyền kỳ” chứng tỏ các tác giả đi theo truyền thống truyền kỳ Trung Quốc. Tuy nhiên về thể thức thì gắn với hình thức truyền kỳ của “Tiễn đăng tân thoại” của Cù Hựu (cuối Nguyên đầu Minh), số lượng thi ca thù tạc của nhân vật rất nhiều, đây là điều khác với truyền thống đời Đường. Nhân vật ở đây chủ yếu là nhân vật lịch sử, những người rất đỗi bình thường: một người con quan gia đình sa sút đâm ra chơi bời, một gã đi buôn hiếu sắc, một học trò trọ học đa tình, một thanh niên khảng khái đốt đền,.. Các nhân vật quan, tướng, thần, ma đều thể hiện khía cạnh con người đời thường, đời tư như Hạng Vương, Dương Thiên Tích. Các nhân vật nữ là kẻ chịu nhiều oan trái trắc trở. Một đặc sắc nữa là nội dung truyện hoàn toàn là việc và người ở Việt Nam. Tính chất hư cấu, biểu tượng rất rõ, được Lê Quý Đôn gọi là “ngụ ngôn” (Kiến văn tiểu lục). Truyện truyền kì ở đây là truyện, có cốt truyện hoàn chỉnh như những tác phẩm nghệ thuật, có thắt nút, phát triển và mở nút.

Nếu đem so sánh “truyện sử” là “truyện: kể lai lịch nhân vật và thường kể hết đời, kể đến cả hậu thân là con cháu người ấy làm gì, quan chức đến đâu, nhưng không có cốt truyện thì truyện truyền kì ở đây lại có cốt truyện riêng và không yêu cầu nhất thiết kể hết một đời nhân vật. Nhiều truyện đóng khung trong một giấc mớ, một cuộc kỳ ngộ, một cuộc trò chuyện. Motip đối thoại, biện bác được sử dụng khá nhiều. Bên cạnh truyện có hậu, nhiều truện kết thức không có không có hậu, không như người ta vẫn tưởng như truyện Từ Thức lấy vợ tiên, Truyện kì ngộ ở trại Tây,…Cái gọi là “có hậu” ở một vài truyện trong số này chỉ là dư ba. Như vậy, tính chất thẩm mỹ cũng đa dạng.

Dung lượng không lớn của truyện thể hiện đặc trưng quan trọng của nó, nhân vật ít, sự kiện tập trung, mỗi truyện thường xoay quanh một vài sự kiện chính như Trọng Quỳ thua bạc gán vợ. khiến vợ tự tử. Có thể nói, truyện truyền kỳ chú trọng vào việc hơn là chú trọng vào người, lấy việc mà biểu hiện người, răn người.

Nội tâm, cảm giác của nhân vật được thể hiện bằng thơ – các nhân vật hầu hết đều làm được thơ. Đây là một bút pháp của truyền kỳ thời Đường. Tuy nhiên, chưa hẳn tác giả đã ý thức đầy đủ về đời sống nội tâm của nhân vật bởi vì thơ chỉ được xem nhue một nhã thú của đời sống tinh thần, một yếu tố “ngoài cốt truyện” có tính chất tĩnh tại, không phải là nội tâm khi hành động, nói năng. Giả dụ như ta lược bỏ hết các bài thơ, rồi thay vào đó một câu: “rồi đó hai

người làm thơ xướng họa với nhau rất là tương đắc…” thì vẫn không ảnh hưởng gì tới câu chuyện. Điều đó cho thấy đời sống nội tâm nhan vật tuy đã được biểu đạt qua thơ nhưng chưa tham gia vào cốt truyện, chưa có ý nghĩa thúc đẩy truyện, chưa có cốt truyện tâm lý. Phối thơ xen vào văn là hiện tượng thường thấy từ truyền kỳ đời Đường, trái lại các truyện lấy đối thoại làm chính lại cho thấy tác giả đã lấy sự đối lập, mâu thuẫn trong quan điểm tư tưởng của nhân vật làm cốt truyện, và thơ trong các cuộc đối thoại ấy chỉ là phương tiện tỏ chí, ngôn chí. Ví như mấy bài ca thích ngủ, bài ca thích cờ, trong truyện đối đáp của tiều phu núi Na. Ngôn ngữ nhân vật phần nhiều do tác giả nói thay, chưa có sắc thái cá tính. Yếu tố miêu tả phong cảnh, tả vật cũng chưa có gì đáng chú ý nhưng bù lại, chúng được viết bằng văn biền ngẫu trau chuốt rất đẹp và êm ái. Đối thoại tranh luận là một hình thức truyện cực kỳ phổ biến của văn học trung đại có cội nguồn trong biểu diễn nghi lễ dân gian.

Lời trần thuật của tác giả được phân làm hai loại: lời trần thuật miêu tả câu chuyện và lời bàn (bình) với hai tư cách khác nhau. Một người làm người kể chuyện khách quan, biết hết, biết trước và một người bình luận về mặt đạo đức hoặc nghệ thuật có quan điểm xác định. Đây là điểm làm cho Truyền kì mạn lục Thánh Tông di thảo giống nhau, và đều cho thấy ảnh hưởng của bút pháp viết sử và sử bình đối với văn học. Nó cũng cho thấy ý thức văn học và ý thức phê bình không tách rời nhau, đi đôi với nhau. Nhà văn chưa tách được phê bình ra khỏi sáng tác, nhưng cũng bao hàm sự phê bình vào lời trần thuật. Đến Truyền kì tân phả thì không còn lời bình này nữa. Cao Huy Diệu khi tăng bổ Việt điện u linh (đầu thế kỉ XVIII) đã ghi riêng lời “tiếm bình” của mình. Như vậy là sang giai đoạn văn học từ thế kỉ XVIII tác giả phê bình tách hẳn tác giả văn học.

Về cốt truyện, đặc điểm rất dễ nhận thấy ở truyện truyền kỳ là tính chất truyện kể, thể hiện ở mô hình và khả năng “có thể đem kể lại” của nó. Tính chất truyện kể khiến cho cốt truyện truyền kỳ rất đơn giản. Số lượng nhân vật, sự kiện luôn ở mức tối thiểu. Nói chung, đó là dạng cốt truyện thể hiện một nhân vật, một hiện tượng, một sự kiện tự nhiên, xã hội… theo quy luật nhân - quả. Cốt truyện truyền kỳ chủ yếu được tổ chức theo trật tự nhân - quả hoặc ghép nối mô tip theo chuỗi liên hoàn để thành cốt truyện hoàn chỉnh. Nguyên tắc này chú trọng đến trật tự tuyến tính của các sự kiện xét về mặt thời gian. Tất cả các yếu tố đều được sắp xếp làm sao để có thể đảm bảo được trình tự diễn tiến theo thứ tự trước - sau, theo một lô gic nhất định. Nghệ thuật xây dựng hình tượng trong truyện truyền kỳ được thể hiện rõ nhất qua việc mô tả hình tượng nhân vật và hình tượng không gian, thời gian. Hình tượng nhân vật thường được trình bày theo ba nhóm là “Thần Tiên”, “người trần” và “yêu quái”. Tất cả đều được mô tả theo một số mô thức, khuôn mẫu nhất định, tùy thuộc nguồn gốc và hoạt động của chúng. Các “nhân vật” thần tiên, ma quái tuy thuộc thế giới phi phàm nhưng hình dáng và hành vi lại mô phỏng theo con người bình thường. Hình tượng người trần thế cũng được mô tả theo những cách thức riêng. Các danh nhân lịch sử, danh nhân văn hóa thường được mô tả là người có điểm phi phàm, khác lạ so với đồng bào. Những tình tiết kỳ dị như thế là điều cần thiết và có vai trò quan trọng trong việc thể

hiện tính chất của truyện truyền kỳ. Do tính chất đan xen giữa chuyện lạ kỳ với chuyện đời thường trong thế giới truyền kỳ nên không gian và thời gian nghệ thuật ở đây cũng mang những đặc trưng riêng. Đó vừa là không gian, thời gian thực tế vừa có nhiều yếu tố lạ kỳ, thậm chí hoang đường. Nó là sự pha trộn, hỗn dung các dạng thế giới khác nhau. Không gian đó dung hợp ca ba “cõi” và là nơi cư ngụ cùng lúc của thần tiên, người vật và yêu ma. Đối với thời gian truyện truyền kỳ, đặc điểm nổi bật của hình tượng này là sự kết hợp giữa thời gian cụ thể và thời gian kỳ ảo. Thời gian cụ thể với các điểm mốc, các niên đại xác định đã góp phần tạo nên giá trị lịch sử của truyện truyền kỳ. Thời gian kỳ ảo cũng là yếu tố rất quan trọng trong thế giới truyền kỳ. Nó làm nên nét đặc thù của các “cõi” khác, nơi mà mọi thứ không biến đổi, không giới hạn và hoàn toàn không giống trần thế. Lời văn trong truyện truyền kỳ thể hiện rất rõ tính khuôn mẫu và chất “truyện kể”. Từ cách mở đầu, chuyển đoạn, kết thúc… cho đến việc sắp xếp, trình bày văn bản, tất cả đều theo những quy cách ổn định, thống nhất. Đặc trưng ngôn ngữ truyện kể trong tác phẩm truyền kỳ còn được thể hiện qua cách tổ chức trần thuật, lời thoại và văn bản. Nói chung, tất cả mọi yếu tố ngôn ngữ truyện truyền kỳ đều được bộc lộ bằng lời kể của tác giả. Do đặc trưng của truyện truyền kỳ là sự đan xen giữa yếu tố kỳ lạ, phi thường và yếu tố đời thường, vì vậy không gian và thời gian nghệ thuật cũng mang những nét riêng. Đó vừa là không gian địa lý cụ thể, thời gian mang tính lịch sử, lại vừa là không gian, thời gian có nhiều yếu tố lạ kỳ, hoang đường. Các yếu tố kỳ lạ, phi thường đã góp phần tạo nên một thế giới được bao phủ bởi một lớp sương khói linh diệu, huyền ảo cuốn hút người đọc.

Truyện truyền kỳ Việt Nam viết bằng chữ Hán được rộ lên từ TK XV đến đầu TK XVIII thì suy thoái. Sang TK XIX thì chúng hòa vào các thể loại sử với tạp kỷ, ngẫu lục và hình thức cũng sơ lược hơn.

Tóm lại truyện truyền kỳ và truyện ngắn chữ Hán trung đại Việt Nam có truyền thống và có thành tựu. Ảnh hưởng của văn học dân gian, truyện sử, ảnh hưởng của thể loại chí quái, truyền kỳ cũng như thần thoại Ấn Độ đã làm cho nó phát triển nhanh chóng và phong phú,.. Tuy vây, truyện lấy sự kiện bên ngoài (bao gồm có ý kiến quan điểm khen chê) làm chính, phần nhiều giản lược thế giới cảm xúc nội tâm, thế giới ngoại cảnh chưa bao giờ trở thành nội dung của truyện, ngôn ngữ trần thuận, bình luận từ phân hóa dần dần thống nhất.

Một phần của tài liệu Đặc trưng thể loại truyện truyền kì và khảo sát qua “truyền kì mạn lục” của nguyễn dữ (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(55 trang)
w