PHÂN TÍCH ĐẶC TRƯNG THỂ LOẠI CỦA TRUYỆN TRUYỀN KÌ THỂ HIỆN QUA MỘT SỐ CHUYỆN NẰM TRONG “TRUYỀN KÌ MẠN LỤC” CỦA

Một phần của tài liệu Đặc trưng thể loại truyện truyền kì và khảo sát qua “truyền kì mạn lục” của nguyễn dữ (Trang 38 - 54)

“TRUYỀN KÌ MẠN LỤC” CỦA NGUYỄN DỮ

3.4. PHÂN TÍCH ĐẶC TRƯNG THỂ LOẠI CỦA TRUYỆN TRUYỀN KÌ THỂ HIỆN QUA MỘT SỐ CHUYỆN NẰM TRONG “TRUYỀN KÌ MẠN LỤC” CỦA

QUA MỘT SỐ CHUYỆN NẰM TRONG “TRUYỀN KÌ MẠN LỤC” CỦA NGUYỄN DỮ:

3.4.1. Chuyện người con gái Nam Xương (Nam Xương nữ tử truyện):

Chuyện người con gái Nam Xương, yếu tố kì lạ là “cái bóng” của Vũ Nương đã dẫn đến nỗi oan khiên và cái chết oan nghiệt của chính nàng. Đằng sau yếu tố kì lạ ấy là tấm lòng thương con của người mẹ, là tấm lòng thủy chung đối với người chồng, là bi kịch của người phụ nữ, là thói ghen tuông mù quáng, thói gia trưởng ích kỉ của người chồng. Qua các sự kiện tính cách phẩm chất Vũ Nương được bộc lộ để ca ngợi người phụ nữ cũng như thương xót cho thân phận của họ!

Mở đầu tác giả đã giới thiệu, dẫn người, dẫn việc rất cụ thể, xác định như “người thực, việc thực”: “Vũ Thị Thiết, người con gái quê Nam Xương, tính tình thùy mị, nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp”, “Cùng làng với nành có người tên Phan Lang, khi trước làm đầu mục ở bến đò Hoàng Giang”, “Cuối đời Khai Đại nhà Hồ, quân Minh mượn tiếng đưa Trần Thiêm BÌnh về nước, phạm vào của ải Chi Lăng, nhân dân trong nước, nhiều người sợ hãi phải chạy trốn ra ngoài bể, không may đắm thuyền chết đuối cả. Thây Phan Lang, dạt vào một cái động rùa ngoài hải đảo…”. Tác giả đi thẳng vào giới thiệu tên, quê quán, hoàn cảnh, tính cách, nhân phẩm của các nhân vật một cách trực diện ngay đầu văn bản. Đây là yếu tố thực, làm câu chuyện mang tính xác thực.

Trước hết “Chuyện người con gái Nam Xương” là bản án đanh thép tố cáo xã hội phong kiến nam quyền, bất công bấy giờ qua số phận bi kịch của Vũ Nương cũng như sự độc đoán của nhân vật Trương Sinh. Ngay khi bắt đầu, Vũ Nương đã phải chịu một tình duyên ngang trái. Nàng- người con gái thùy mị, nết na, tư dung tốt đẹp lại phải lấy Trương Sinh- một kẻ thất học, rất đa nghi, với vợ thường phòng ngừa quá sức. Cuộc tình duyên ấy đã chứa đựng mầm mống của của mâu thuẫn.

Lấy chồng chưa được bao lâu, Vũ Nương lại phải sống trong cảnh chờ đợi vất vả. Vợ chồng phải chia phôi vì “động việc lửa binh”. Cảnh nàng tiễn chồng đi lính thật ái ngại, xót xa: nàng

rót chén rượu đầy mà ứa hai hàng lệ. Rồi khi chồng đi lính, nàng phải sống vò võ một mình ngóng trông tin chồng. Nàng thay chồng lo toan gánh vác công việc gia đình: nuôi dạy con nhỏ, chăm sóc, phụng dưỡng mẹ già lúc ốm đau, ma chay tế lễ chu đáo khi mẹ chồng mất. Ái ngại thay cho nàng, sau khi mẹ chồng mất, trong căn nhà trống vắng cô đơn, chỉ có người vợ trẻ và đứa con thơ dại.

Hơn nữa, người phụ nữ ấy còn phải chịu nỗi oan và cái chết thương tâm. Chỉ vì một lời nói của đứa con nhỏ mà Trương Sinh đã đinh ninh vợ mình hư hỏng, một mực mắng nhiếc, đánh đuổi nàng đi. Hỏi nguyên cớ thì Trương Sinh giấu, nàng hết lời minh oan nhưng chồng không nghe, bà con làng xóm biện minh cho nàng cũng chẳng ích gì. Nàng bị chồng đẩy vào bi kịch: “người vợ mất nết hư thân”, dồn đẩy nàng phải tìm đến cái chết để minh oan. Nhưng chỉ trong một thời gian ngắn sau, Trương Sinh nhận ra nỗi oan của vợ thì “việc đã trót qua rồi”. Người đọc chỉ biết ngậm ngùi thở dài xót thương cho người phụ nữ bạc mệnh.

Vũ Nương còn phải chịu nỗi oan cách trở. Sống dưới thủy cung, cuộc sống đầy đủ, xứng đáng với nàng nhưng đó không phải cuộc sống nàng mong ước. Nàng vẫn khao khát cuộc sống gia đình, quê hương. Việc nàng trở về nhưng không thể trở về trần gian được nữa, âm dương cách biệt, nàng không còn được làm vợ, làm mẹ nữa.

Còn nhân vật Trương Sinh được xây dựng là con nhà hào phú nhưng thất học và rất đa nghi. Chính lòng ghen tuông mù quáng, cách cư xử hồ đồ, Trương Sinh đã đẩy vợ mình đến cái chết oan nghiệt. Bi kịch của Vũ Nương tiêu biểu cho bi kịch của người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến: số phận nhỏ bé, không có tiếng nói và cũng không được quyền quyết định số phận cuộc đời mình.

Trương Sinh chính là sản phẩm của xã hội phong kiến bất công với thói gia trưởng độc đoán, với tư tưởng trọng nam khinh nữ đã đẩy người phụ nữ đến với bi kịch. Qua đó chính là lời tố cáo xã hội phong kiến bất công, cổ hủ với những định kiến xã hội, với cuộc chiến tranh phi nghĩa đã làm tan nát bao gia đình, cuộc đời.

Nhưng đằng sau sự xót xa, phẫn uất trước chế độ phong kiến lại là thái độ trân trọng, là tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Dữ dành cho con người. Tác giả thể hiện sự trân trọng, ngợi ca cho vẻ đẹp của người phụ nữ: Vũ Nương. Vũ Nương là người con gái đẹp người đẹp nết. Ngay phần

đầu giới thiệu, tác giả đã dùng những từ ngợi ca để dành riêng cho nàng. Vì vậy mà Trương Sinh mới xin với mẹ đem trăm lạng vàng cưới về.

Nàng còn là người vợ thủy chung. Trong cuộc sống gia đình, nàng luôn giữ gìn khuôn phép. Dù chồng có tính đa nghi nhưng gia đình chưa từng đến thất hòa. Trong buổi tiễn chồng đi lính, nàng chỉ mong chồng bình yên trở về. Với nàng, mọi vinh hoa phú quý không có nghĩa lí bằng hạnh phúc gia đình. Nàng còn cảm thông với những gian khổ hiểm nguy mà chồng phải trải qua nơi chiến trận, đồng thời bày tỏ nỗi nhớ nhung của mình.

Khi chồng đi lính, nàng luôn hướng về chồng, nỗi buồn nhớ dài theo năm tháng. Khi bị chồng nghi oan, nàng đã hết lời phân trần: dùng thân phận, tấm lòng. Nỗi đau đớn tuyệt vọng khi hạnh phúc gia đình đang nguy cơ tan vỡ. Nàng đã tìm đủ mọi cách để cứu vãn hạnh phúc gia đình, để minh oan cho mình. Hành động nhảy xuống sông tự vẫn để tỏ rõ với đời người phụ nữ đoan trang, giữ tiết, trinh bạch, gìn lòng.

Sống dưới thủy cung, nàng vẫn luôn hướng về gia đình, quê hương. Việc nàng trở về để được minh oan nhưng nàng không trở về được nữa để giữ mãi lòng thủy chung với Linh Phi- người đã cưu mang nàng. Hơn nữa, Vũ Nương còn là một người mẹ hiền, người con dâu hiếu thảo. Nàng đảm đang, lo toan mọi công việc gia đình khi chồng đi vắng. Lời trăng trối của người mẹ chồng là sự ghi nhận cao nhất cho phẩm hạnh làm dâu, làm con của nàng: bà cảm ơn công lao của nàng với gia đình nhà chồng, bà cầu mong đứa con của mình sẽ được hạnh phúc: “xanh kia quyết chẳng phụ con cũng như con đã chẳng phụ mẹ”.

Có thể nói, Vũ Nương là người phụ nữ lí tưởng, ở nàng xuất hiện cả ba con người: người vợ thủy chung, người mẹ hiền, người con dâu hiếu thảo. Tất cả đều hoàn hảo, sáng tỏ đến mức tuyệt vời. Trân trọng, ngợi ca vẻ đẹp của người phụ nữ, vốn không được coi trọng trong xã hội chính là giá trị nhân văn của tác phẩm. Đặc biệt, tác giả còn sáng tạo so với cổ tích khi để Vũ Nương có thể trở về để minh oan.

Nó như khúc vĩ thanh trong bản nhạc để ngân lên những ước mơ ngàn đời của người nông dân, rằng cuộc đời này vẫn còn công lí, người tốt dù chịu oan khuất rồi cũng sẽ được trả lại sự trong

sạch, cái thiện rồi cũng sẽ chiến thắng. Cũng chính vì vậy mà tác phẩm vơi đi phần nào sự bi thương, đau đớn để đánh thức trong người đọc niềm tin, lạc quan hướng về tương lai.

Ngoài những giá trị nội dung sâu sắc, tác phẩm còn có những thành tựu nghệ thuật đặc sắc. Tất cả mọi diễn biến tính cách, số phận nhân vật đều xoay quanh chi tiết chiếc bóng. Nó không xuất hiện ngay từ đầu nhưng là yếu tố để câu chuyện lên đến cao trào và cũng nó để cởi nút cho câu chuyện.

Nhờ cách sắp xếp tình huống mà câu chuyện trở nên bất ngờ, hồi hộp, căng thẳng. Cùng với đó là nghệ thuật khắc họa nhân vật điển hình, đại diện cho những đặc điểm tầng lớp và số phận con người trong xã hội. Giọng văn cùng những hình ảnh so sánh, ẩn dụ, tuy có ước lệ nhưng vẫn sinh động, chân thực và hài hòa.

Như vậy, “Chuyện người con gái Nam Xương” là tiếng nói lên án, tố cáo xã hội phong kiến bất công, vô lí. Đồng thời lên tiếng nói thương cảm, ngợi ca với vẻ đẹp con người, niềm tin vào công bằng và công lí xã hội. Tấm lòng đau đáu của Nguyễn Dữ nhìn vào thực tại và dành cho con người đã khởi nguồn cho tiếng nói nhân đạo của Hồ Xuân Hương, Đoàn Thị Điểm, Nguyễn Du, ... sau này.

Từ một chiếc bóng oan nghiệt, tác phẩm thấm đẫm cảm hứng nhân văn, mở ra cho chúng ta biết bao nhiêu bài học về tình người, về cuộc sống. Đây là một áng “thiên cổ kì bút” đáng tìm hiểu và suy ngẫm.

Lời bình ở cuối tác phẩm, tách rời ra khỏi văn bản truyện đã bộc lộ niềm thương xót đối với Vũ Nương và lên án những tính cách không tốt của Trương Sinh.

3.4.2. Chuyện chức phán sự đền Tản Viên (Tản Viên từ phán sự lục):

Chuyện chức phán sự đền Tản Viên đầy yếu tố li kì, huyền hoặc với người chết đi sống lại, từ dương gian xuống nơi âm phủ, rồi những hồn ma, bóng quỷ, những cảnh vật khác thường,… thế giới âm cung kì lạ ấy là mặt bên kia của hiện thực trần gian. Lời Diêm Vương truyền bảo các Phán quan cho ta ta thấy sự thật về cái gọi là “kỉ cương phép nước” thời Nguyễn Dữ: “Lũ các người chia toàn sở, giữ chức phán sự, cầm lệnh chí công, làm phép chí công, thường thì xứng đáng mà không thiên vị, phạt thì thích đáng mà không nghiệt ngã, vậy mà còn có sự dối trá càn bậy như thế…”. Ngay một lời buộc miệng rất tự nhiên của Tử Văn khi nói với thổ thàn: “Sao mà nhiều thần quá vậy” cũng cho ta thấy một khía cạnh của hiện thực xã hội đương thời: tình trạng quá nhiều quan lại.

Trong chuyện này Nguyễn Dữ dẫn truyện, dẫn người một cách cụ thể, rõ ràng “Ngô Tử Văn tên là Soạn, người huyện Yên Dũng đất Lạng Giang”, “Năm Giáp Ngọ có người ở thành Đông Quan vốn quen biết Tử Văn”, “đến nay con cháu hãy còn, người ta còn truyền là “nhà quan Phán sự”. Ngô Tử văn là hình tượng tiêu biểu của kẻ sĩ cương trực, khảng khái, kiên quyết chống gian tà. Khác với một số chuyện trong đó Nguyễn Dữ trình bày lai lịch và hành trình số phân các nhân vật từ đầu đến cuối, Chuyện chức phán sự đền Tản Viên chỉ chọn một thời điểm có ý nghĩa nổi bật nhất để bộc lộ tính cách nhân vật. Chuyện giống như một màn kịch ngắn. Người xưa từng răn dạy rằng "cây ngay không sợ chết đứng", "ở hiền thì gặp lành". Những người chính trực, ngay thẳng thì sẽ nhận được những điều tốt đẹp. Tiếp thu tinh thần ấy, với nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn, trí tưởng tượng vô cùng phong phú, Nguyễn Dữ đã viết Chuyện chức phán sự đền Tản Viên. Sự xuất hiện của Truyền kì mạn lục cùng với các tập truyện truyền kì khác như Thánh Tông di thảo (Lê Thánh Tông), Truyền kì tân phả (Đoàn Thị Điểm), Lan Trì kiến văn lục (Vũ Trinh)… đã mang đến cho văn xuôi tự sự trung đại Việt Nam một bước phát triển mới, rất đáng tự hào. Chuyện chức phán sự đền Tản Viên kể chuyện Ngô Tử Văn đốt đền, qua đó thể hiện những nội dung tư tưởng sâu sắc.

Sự xen lẫn các yếu tố hiện thực và yếu tố kì ảo đã mang đến cho truyện một sức hấp dẫn riêng. Ngô Tử Văn là nhân vật chính của tác phẩm, được tác giả giới thiệu theo cách kể chuyện quen thuộc của văn học trung đại, bao gồm tên tuổi, quê quán và tính cách. Tử Văn là người khảng khái, nóng nảy, thấy sự tà gian thì không thể chịu được, vùng Bắc vẫn khen là một người cương phương. Tính tình cương trực của Tử Văn đã nổi tiếng cả vùng Bắc, và chính tính cách là mấu chốt của câu chuyện. Tử Văn đã dám làm việc mà mọi người đều kính sợ, không ai dám làm, đó là đốt đền. Theo quan niệm của dân gian, đốt đền là một chuyện động trời, là động đến thần thánh. Tử Văn cũng biết đều đó nhưng chàng không sợ. Hành động của Tử Văn xuất phát từ tính cách "vốn ghét sự gian tà". Chàng đốt đền bởi hồn ma tên tướng giặc trong đền đã "hưng yêu tác quái", đã làm hại dân lành.

Hành động này của Tử Văn khẳng định tính tình ngay thẳng và quyết tâm trừ gian tà của chàng. Để trừ gian tà, chàng đã dám làm việc động trời như vậy. Hành động của chàng không phải là hành động ngang ngược của một kẻ vô đạo. Tử Văn là người đọc sách thánh hiền nên chàng hiểu rõ việc mình làm, Tử Văn "tắm gội sạch sẽ, khấn trời, rồi châm lửa đốt đền". Những hành động tiếp theo của Tử Văn đều chứng tỏ chàng là một người ngay thẳng, không chịu khuất phục tà gian. Trước những lời đe doạ của hồn ma tên tướng giặc, Tử Văn "vẫn cứ ngồi ngất ngưởng tự nhiên", trước không khí đáng sợ ở âm phủ, trước lời mắng chửi và đe doạ của Diêm vương, Tử Văn vẫn bình tĩnh khẳng định "Ngô Soạn này là một kẻ sĩ ngay thẳng ở trần gian". Tính tình cương trực đã giúp Tử Văn chiến thắng kẻ ác, chàng đã vạch trần được tội ác của hồn ma lưu vong, đã lấy lại được ngôi đền cho Thổ thần, và trở thành một viên quan phán sự ở Minh ti. Đối lập với sự ngay thẳng của Tử Văn là sự gian trá, xảo quyệt của viên Bách hộ họ Thôi, một tên tướng giặc bại trận phải bỏ thân nơi đất khách. Không nơi nương tựa, không người cúng tế,

hồn ma lưu vong của tên tướng giặc đã cướp ngôi đền của Thổ thần lại còn tác oai tác quái, gây hoạ cho dân lành. Hắn còn xảo trá tới mức đút lót, doạ nạt những thần xung quanh. Khi Tử Văn đốt đền, hắn dùng lí lẽ đạo Nho để buộc tội, lấy oai linh quỷ thần để doạ nạt. Tử Văn không sợ thì hắn xuống tận Diêm Vương để cầu cứu. Sự nham hiểm của kẻ xâm lược, bản chất của kẻ cướp nước còn được thể hiện rõ hơn ở hành động và lời buộc tội Tử Văn trước Diêm Vương. Khi có nguy cơ bị vạch mặt thì hắn giở trò lấp liếm. Nếu như Tử Văn là đại diện của chính nghĩa, của lẽ phải, của tinh thần quật cường không chịu khuất phục trước uy quyền dù chàng chỉ là một hàn sĩ áo vải thì viên tướng giặc họ Thôi là điểm hội tụ bản chất xấu xa của kẻ xâm lược. Mặc dù truyện được viết từ thế kỉ XVI, khi văn xuôi tự sự Việt Nam chưa có nhiều thành tựu đáng kể, nhưng nhân vật của truyện đã được xây dựng với những nét tính cách nhất quán và trở thành những hình tượng nghệ thuật tiêu biểu cho những loại người khác nhau. Qua hai nhân vật này tác giả đã thể hiện tư tưởng yêu nước sâu sắc: ca ngợi tinh thần yêu chính nghĩa của con người Việt Nam, vạch trần và phê phán bản chất xấu xa của bọn cướp nước. Người chính trực dù chết vẫn chính trực, kẻ tiểu nhân khi về cõi âm vẫn xảo trá đê tiện.

Đặc điểm nổi bật của truyện truyền kì là ẩn đằng sau những yếu tố kì ảo hoang đường, những yếu tố phi hiện thực là cái nhìn, quan điểm, thái độ của nhà văn về hiện thực. Chuyện chức phán sự đền Tản Viên tuy chủ yếu nói về chuyện thần thánh ma quỷ đầy vẻ hoang đường nhưng lại thể hiện những nội dung hiện thực rất rõ ràng. Nội dung hiện thực được thể hiện ở lai lịch của nhân vật, bối cảnh thời gian và không gian của câu chuyện. Chính những yếu tố này làm tăng sức thuyết phục cho câu chuyện, khiến cho câu chuyện đáng tin hơn. Ngô Tử Văn có tên tuổi,

Một phần của tài liệu Đặc trưng thể loại truyện truyền kì và khảo sát qua “truyền kì mạn lục” của nguyễn dữ (Trang 38 - 54)