PHÂN TÍCH “TRUYỀN KÌ MẠN LỤC” CỦA NGUYỄN DỮ DƯỚI GÓC NHÌN THỂ LOẠI:

Một phần của tài liệu Đặc trưng thể loại truyện truyền kì và khảo sát qua “truyền kì mạn lục” của nguyễn dữ (Trang 36 - 37)

“TRUYỀN KÌ MẠN LỤC” CỦA NGUYỄN DỮ

3.2. PHÂN TÍCH “TRUYỀN KÌ MẠN LỤC” CỦA NGUYỄN DỮ DƯỚI GÓC NHÌN THỂ LOẠI:

THỂ LOẠI:

Tác phẩm Truyền kì mạn lục là tiếng nói phản kháng mạnh mẽ của Nguyễn Dữ đối với hiện thực xã hội lúc bấy giờ. Do điều kiện lịch sử, Nguyễn Dữ không thể nói trực tiếp mà phải dùng cách gián tiếp: Mượn chuyện xưa để nói chuyện nay, mượn chuyện thần linh ma quái để nói chuyện người, mượn chuyện cõi âm để nói chuyện cõi dương, cõi trần. Phương pháp này giúp nhà văn có thể tự do tung hoành ngòi bút của mình trên trang giấy và thể hiện được tất cả những suy nghĩ, thái độ, quan điểm của mình về con người, về xã hội.

Nhìn tổng quát, Truyền kì mạn lục nổi bật ba vấn đề nội dung tư tưởng:

Thứ nhất là tinh thần phê phán, tố cáo giai cấp thống trị. Bằng ngòi bút thông minh, sắc sảo, bằng thái độ công phẫn mãnh liệt, Nguyễn Dữ vạch trần tất cả những bản chất tham tàn bạo ngược của bè lũ giai cấp thống trị từ hôn quân bạo chúa trong triều đến bọn cường hào ác bá ở địa phương. Tiếng nói của nhà văn trở thành tiếng nói đại diện của nhân dân. Nguyễn Dữ đã đứng về phía nhân dân để thay mặt họ lột trần bộ mặt thật của bọn tham quan ô lại và nói lên tiếng nói phản kháng quyết liệt của họ. Kèm theo đó là cảm hứng ngợi ca, khẳng định những người trí thức, những của họ. Kèm theo đó là cảm hứng ngợi ca, khẳng định những người trí thức, những bậc nho sĩ, những quan lại chính trực, khí tiết, bản lĩnh giữa một bối cảnh đầy ô tạp. Tuy nhiên, sự xuất hiện của những nhân vật này thường không nhiều. Thứ hai, tác phẩm còn thể hiện ý thức xây dựng, bảo vệ tinh cảm gia đình, hạnh phúc lứa đôi. Ởkhía cạnh này, Nguyễn Dữ tập trung ca ngợi sự gắn bó chung thủy trong tình cảm vợ chồng,

đặc biệt ông dành nhiều cảm hứng để đồng cảm với những bất hạnh và đề cao phẩm chất tốt đẹp ởnhững người phụ nữ. Nội dung này đem đến cho Truyền kì mạn lục chiều sâu của tư tưởng nhân đạo.

Thứ ba, ngoài hai vấn đề nội dung trên, thông qua Truyền kì mạn lục, Nguyễn Dữ còn bộc bạch những nỗi niềm ưu tư sâu kín trước thời thế. Là một nho sĩ tài năng, tâm huyết với dời, thấu đáo bao đạo lí của trời đất nhưng ngày ngày phải nhìn thế thái nhân tình đổi thay, nhiều giá trị tốt đẹp trong cuộc sống con người có nguy cơ sụp đổ, tan rã, nhà văn không khỏi rơi vào nỗi bi uất. Mong mỏi giữ gìn và khơi dậy tất cả những giá trị cao đẹp bền vững của cuộc sống, Nguyễn Dữ cũng thể hiện rõ thái độ dứt khoát đấu tranh với tất cả những gì đang làm cho nó bị băng hoại. Ngoài ba vấn đề cơ bản trên trong Truyền kì mạn lục còn có nhiều vấn đề khác khiến cho tác phẩm có một giá trị nội dung tư tưởng hết sức sâu sắc. Bao trùm lèn tất cả những vấn dề là mơ ước về một xã hội công bằng, lí tưởng, là khát vọng về hạnh phúc cho con người của nhà văn nói riêng và nhân dân lao dộng nói chung.

Về nghệ thuật: Thành công của tác giả trong tác phẩm trước hết là ở sự sáng tạo trên cơ sở những cốt truyện có sẵn. Đa phần những câu chuyện trong tác phẩm đều có nguồn gốc từ dân gian hoặc trong sách vở của người xưa. Nguyễn Dữ đã sưu tầm, đồng thời bố sung, nhào nặn, chau chuốt, gọt giũa, biên những câu chuyện còn thô sơ, đơn giản trở thành những tác phẩm văn học tinh tế giàu ý nghĩa và có hiệu quả nghệ thuật cao. Nghệ thuật kể chuyện, nghệ thuật kết cấu, dẫn dắt tình huống kết hợp với cách xây dựng nhân vật là những thành công rõ nét nhất trong quá trình sáng tạo của nhà văn, đem lại cho những cốt truyện quen thuộc một sức sống và sự hấp dẫn mới.

Một phần của tài liệu Đặc trưng thể loại truyện truyền kì và khảo sát qua “truyền kì mạn lục” của nguyễn dữ (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(55 trang)
w