THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM

Một phần của tài liệu VI KHUẨN CLOSTRIDIUM VÀ BỆNH TIÊU CHẢY TRÊN HEO CON THEO MẸ (Trang 31)

3.1.1. Thời gian

Tiểu luận được thực hiện từ 1/5/2007 đến 30/7/2007 3.1.2. Địa điểm

Lấy mẫu tại một số trại heo (3 trại) tại Thành Phố Hồ Chí Minh và Đồng Nai. Xét nghiệm tại phòng thí nghiệm vi sinh khoa Chăn nuôi - Thú y trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh.

3.2. VẬT LIỆU, DỤNG CỤ NGHIÊN CỨU 3.2.1. Thiết bị, dụng cụ, hoá chất 3.2.1. Thiết bị, dụng cụ, hoá chất

Lọ đựng mẫu, dung dịch glyxerin 60%.

Ống nghiệm, que cấy, đèn cồn, cân điện tử và các dụng cụ cần thiết. Tủ ấm, tủ lạnh, lò viba, nồi hấp autoclave, micro-pipet.

3.2.2. Môi trường nuôi cấy

Môi trường TSC (Tryptose Sulfate Cycloserine Agar) hoặc môi trường Wilson -Blair. 3.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3.1. Mẫu

3.3.1.1. Đối tượng lấy mẫu

Phân heo con theo mẹ sau khi sinh từ 1 - 28 ngày tuổi đang bị tiêu chảy chưa điều trị bằng kháng sinh hoặc bắt đầu điều trị.

Phân heo bình thường. 3.3.1.2. Khu vực lấy mẫu Thủ Đức và Đồng Nai.

21

3.3.1.3. Số lượng mẫu

Chúng tôi tiến hành lấy mẫu ở 3 trại, mỗi trại lấy 20 mẫu theo nguyên tắc: 10 mẫu phân tiêu chảy và 10 mẫu phân bình thường. Trong trường hợp không đủ số lượng heo tiêu chảy thì vẫn lấy đủ số mẫu trên những con heo bình thường. Các mẫu được lấy phải được phân bố ngẫu nhiên trên những lứa tuổi khác nhau từ 1 đến 28 ngày tuổi.

3.3.2. Cách lấy mẫu

Cách lấy: Dùng dung dịch chống táo bón cho trẻ em (dung dịch glyxerin 60%), bơm vào hậu môn heo từ 2 - 4 ml để kích thích đi phân. Lấy mẫu trực tiếp ở thời điểm heo đi phân, cho vào một lọ sạch có nắp đậy. Sau khi lấy mẫu xong, đựng trong bình có chứa đá và vận chuyển về phòng thí nghiệm để phân tích ngay. Tại phòng thí nghiệm, mẫu được bảo quản ở 4 -10oC.

Thời gian vận chuyển và bảo quản không quá 12 giờ kể từ khi lấy mẫu. 3.4. NỘI DUNG THỰC HIỆN

Định lượng vi khuẩn Clostridium bằng phương pháp nuôi cấy kỵ khí trong ống nghiệm với môi trường TSC.

3.4.1. Đếm số lượng vi khuẩn Clostridium

Nguyên tắc: Clostridium là những trực khuẩn kỵ khí, Gram dương, di động, có khả năng phân giải protein tạo ra một số acid amin tự do chứa lưu huỳnh, các vi sinh vật dị dưỡng dùng men giải phóng lưu huỳnh và tạo ra khí H2S. H2S sinh ra sẽ phản ứng với sắt trong ferrous sulfate của môi trường và tạo ra một kết tủa màu đen không tan là FeS.

- Bước 1: Pha loãng mẫu

Cân 1 gram phân trong lọ sạch, thêm vào 9ml nước muối sinh lý 9 o/00 vô trùng. Nghiền và dàn đều trong nước muối sinh lý, ta có mẫu pha loãng 1/10 (10-1). Sau đó cho 1 ml mẫu được pha loãng 1/10 vào ống chứa 9 ml nước muối sinh lý khác để

có mẫu pha loãng 1/100 (10-2). Tiếp tục như thế để có các ống mẫu được pha loãng 10 lần giảm dần đến 1/103 (10-3).

- Bước 2: Thực hiện cấy mẫu

Môi trường TSC (Tryptose Sulfate Cycloserine Agar) :

Dùng 60 ống nghiệm có nút vặn đã tiệt trùng, cho vào mỗi ống 20 ml TSC đã tan chảy sau đó cho vào nồi hấp hơi (autoclave) hấp tiệt trùng ở 121oC, 1atm/ 15 – 20 phút giờ và để môi trường trong tủ lạnh hoặc ở nhiệt độ phòng cho đến khi dùng để nuôi cấy.

Môi trường trước khi nuôi cấy phải được đun tan chảy và làm nguội cho đến 45 - 500C.

Mẫu được pha loãng ở các nồng độ 10-1, 10-2, 10-3. Hút 1 ml mẫu đã được pha loãng tới những nồng độ thích hợp trên cho vào tận đáy môi trường và rút lên từ từ, đem đun cách thủy 80oC/15 phút, cho một giọt parafin loãng lên bề mặt thạch ống nghiệm đã cấy. Mỗi nồng độ cấy vào 2 ống nghiệm. Làm nguội nhanh dưới vòi nước và ủ ấm ở nhiệt độ 37oC /24- 48 giờ.

Chú ý: Trước khi lấy mẫu nuôi cấy cần lắc nhẹ đều dịch mẫu để tránh sự đông vón các tế bào vi khuẩn, nếu không kết quả đọc được sẽ thấp hơn số thực.

- Bước 3: Đọc kết quả

Đếm tất cả các khuẩn lạc to, tròn đen lớn hơn hay bằng 3 mm. Số vi khuẩn Clostridium trong 1 gram phân được tính bằng công thức:

B (số vi khuẩn Clostridium /1 gram phân)= A. 1/n Với A: số khuẩn lạc trong ống nghiệm

23

Hình 3.1. Khuẩn lạc Clostridium sinh H2S trong môi trường TSC

Sơ đồ 3.1. Quy trình đếm số lượng Clostridium Pha loãng với NaCl 0,9% (nồng độ 10-1… 10-3)

TSC (Đun cách thủy 80oC/15 phút)

37oC (24 – 48 giờ)

Đếm số khuẩn lạc tròn, đen

Kết luận Phân

3.4.2. Chỉ tiêu theo dõi

Định lượng vi khuẩn Clostridium trong mẫu phân heo con theo mẹ tiêu chảy và bình thường với các chỉ tiêu:

– Tỷ lệ mẫu phân có Clostridium đếm được trong mẫu phân heo tiêu chảy và phân heo bình thường của 3 trại.

– Tỷ lệ mẫu phân có Clostridium ở các giai đoạn tuổi khác nhau:

Từ 1 đến 10 ngày tuổi

Từ 11 đến 20 ngày tuổi

Từ 21 đến 28 ngày tuổi

– Số lượng vi khuẩn Clostridium trung bình trong mẫu phân heo tiêu chảy và phân heo bình thường trong từng trại.

Ghi nhận sơ bộ tình hình các trại lấy mẫu. 3.4.3. Xử lý kết quả

Phương pháp xử lý:

25

PHẦN IV. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1.TỶ LỆ MẪU PHÂN CÓ CLOSTRIDIUM ĐẾM ĐƯỢC

Qua 60 mẫu từ 3 trại lấy mẫu, với 20 mẫu phân cho mỗi trại (10 mẫu phân tiêu chảy và 10 mẫu phân bình thường). Mỗi mẫu phân có 3 độ pha loãng, đọc kết quả sau 48 giờ, tiến hành đếm số lượng khuẩn lạc và ghi nhận được như sau:

- Tại trại heo Tiger: 10 mẫu phân tiêu chảy đều mọc khuẩn lạc nhưng 10 mẫu phân bình thường chỉ có 8 mẫu có khuẩn lạc.

- Tại trại Thiện Dụng: 10 mẫu phân tiêu chảy đều mọc khuẩn lạc và 10 mẫu phân bình thường chỉ mọc 7 mẫu.

- Trại Trí Công: 10 mẫu phân tiêu chảy đều có khuẩn lạc của vi khuẩn Clostridium nhưng mẫu phân bình thường chỉ có 8 mẫu mọc.

Bảng 4.1. Kết quả tỷ lệ mẫu phân có Clostridium đếm được ở 3 trại Trại

Mẫu phân Tiger Thiện Dụng Trí công

Heo tiêu chảy 10/10 10/10 10/10

Heo bình thường 8/10 7/10 8/10

Qua bảng 4.1, chúng tôi nhận thấy:

Ở cả 3 trại tỷ lệ mẫu phân tiêu chảy có Clostridium đều là 100%. Trên mẫu phân heo không bị tiêu chảy, chúng tôi nhận thấy tỷ lệ mẫu phân có vi khuẩn Clostridium như sau: 80% ở trại Tiger và Trí Công, 70% ở trại Thiện Dụng.

Dựa vào kết quả này có thể nhận định vi khuẩn Clostridium hiện diện thường xuyên trong phân heo, khi điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng không kỹ, vệ sinh kém, nhiệt độ thay đổi, heo con bị lạnh dẫn đến bị stress, giảm sức đề kháng… gây tiêu chảy.

Do giai đoạn này đường tiêu hóa của heo con theo mẹ chưa phát triển hoàn thiện, vì vậy cần chú ý đến thức ăn của heo mẹ, thức ăn phải có chất lượng cao và số lượng phải thích hợp để đảm bảo cho heo mẹ tiếât sữa nhiều và chất lượng sữa tốt. Giai đoạn này cũng tập ăn cho heo con vì vậy cũng cần chú ý cho ăn loại thức ăn tốt, tránh để thức ăn thừa trong máng và không được cho nước vào thức ăn.

4.2. SỐ LƯỢNG TRUNG BÌNH VI KHUẨN CLOSTRIDIUM Ở MỖI TRẠI Kết quả khảo sát số lượng vi khuẩn Clostridium của 60 mẫu phân heo (30 tiêu Kết quả khảo sát số lượng vi khuẩn Clostridium của 60 mẫu phân heo (30 tiêu chảy và 30 bình thường) trên heo con theo mẹ ở cả 3 trại được trình bày ở bảng sau:

Bảng 4.2. Số lượng trung bình vi khuẩn Clostridium trong 1g mẫu phân heo Số lượng vi khuẩn Clostridium

Trại Mẫu phân

log CFU/g P Tiêu chảy 1,88 ± 1,81 75 ± 64,71 Tiger Bình thường 1,65 ± 1,54 44 ± 34,27 0,606 Tiêu chảy 2,57 ± 1,27 370 ± 18,79 Thiện Dụng Bình thường 1,18 ± 1,47 15 ± 29,51 0,000 Tiêu chảy 1,263 ± 1,49 18 ± 30,97 Trí Công Bình thường 2,19 ± 1,67 155 ± 46,56 0,027

Qua bảng 4.2, phân tích ANOVA số lượng vi khuẩn Clostridium trên 2 loại phân heo giữa các trại cho thấy:

- Trại Tiger, giữa mẫu phân heo tiêu chảy và phân heo bình thường có lượng vi khuẩn Clostridium sai biệt không có ý nghĩa về mặt thống kê (P>0,05).

- Trại Thiện Dụng, số lượng vi khuẩn Clostridium giữa 2 mẫu phân rất rất có ý nghĩa về mặt thống kê (P< 0,001).

- Trại Trí Công, số lượng vi khuẩn Clostridium giữa phân heo tiêu chảy và phân heo bình thường có sai biệt có ý nghĩa về mặt thống kê (P<0,05).

27 75 44 370 15 18 155 0 50 100 150 200 250 300 350 400 So á lư ợn g vi k hu ẩn (C FU /g ra m )

Tiger Thiện Dụng Trí Công Trại

Heo tiêu chảy Heo bình thường

Biểu đồ 4.1. Số lượng vi khuẩn Clostridium trên 2 mẫu phân từ 3 trại Qua bảng 4.2 và biểu đồ 4.1 cho thấy:

- Số lượng vi khuẩn trung bình của phân tiêu chảy trong trại heo Tiger là 75CFU/gram phân lớn hơn so với phân không tiêu chảy có số lượng là 44 CFU/gram. Điều này có thể do khi tiêu chảy thì Clostridium cùng với các tác nhân khác như vi sinh vật có hại và tác nhân ngoại cảnh đã góp phần gây tiêu chảy trên heo con theo mẹ.

- Tại trại Thiện Dụng, số lượng vi khuẩn trung bình của phân heo tiêu chảy là 370 CFU/gram phân lớn hơn rất nhiều so với phân heo bình thường là 15 CFU/ gram. Kết quả này cho thấy có sự gia tăng mạnh số lượng vi khuẩn Clostridium trong đường ruột của heo con và đây sẽ là nguy cơ rất cao gây bệnh tiêu chảy trên heo do vi khuẩn Clostridium.

- Riêng tại heo Trí công thì ngược lại, số lượng vi khuẩn trung bình trên mẫu phân heo tiêu chảy lại thấp hơn so với mẫu phân bình thường: 18 CFU/gram so với

155 CFU/gram. Sự khác biệt này có thể do trước khi chúng tôi tiến hành lấy mẫu trại đã sử dụng thuốc để điều trị heo con bị tiêu chảy, kháng sinh đã làm hạn chế khả năng mọc của vi khuẩn. Tuy nhiên, khi chúng tôi tiến hành lấy mẫu trại đã không cho biết và mẫu vẫn được lấy.

4.3. TỶ LỆ MẪU PHÂN CÓ CLOSTRIDIUM THEO LỨA TUỔI

Qua tổng số 60 mẫu lấy từ 3 trại, mỗi trại tiến hành lấy 20 mẫu (10 mẫu phân tiêu chảy, 10 mẫu phân không tiêu chảy) bằng cách lấy mẫu phân tiêu chảy và phân không tiêu chảy trong cùng một bầy (cùng mẹ), kết quả đã được thống kê qua bảng sau:

Bảng 4.3. Tỷ lệ mẫu phân có Clostridium theo lứa tuổi

Tiêu chảy (n = 30) Bình thường (n = 30) Mẫu phân Ngày tuổi Tổng số Số mẫu có Clostridium Tỷ lệ Tổng số Số mẫu có Clostridium Tỷ lệ 1 - 10 3 3 100% 3 3 100% 11 - 20 15 15 100% 15 11 73,33% 21 - 28 12 12 100% 12 9 75% Tổng cộng 30 30 100% 30 23 76,67%

Qua bảng 4.3, chúng tôi nhận thấy:

- 100% heo tiêu chảy đều phát hiện được vi khuẩn Clostridium. Mẫu phân heo ở tất cả các lứa tuổi từ 1 đến 28 ngày tuổi đều có Clostridium. Vi khuẩn Clostridium có thể gây bệnh tiêu chảy thể bán cấp tính trên heo con từ một tuần tuổi đến cai sữa vì thế cần chú ý các điều kiện phòng bệnh tiêu chảy do Clostridium ở giai đoạn này như: cần giữ ấm, tránh stress, phòng bệnh bằng vaccin…

- Tuy nhiên, ở 30 mẫu phân bình thường thì số mẫu phân có chứa vi khuẩn Clostridium là 67,67%. 100% mẫu phân heo từ 1 – 10 ngày tuổi phát hiện được

29

Clostridium, từ 11 – 20 ngày tuổi chỉ có 73,33%, ít hơn mẫu phân tiêu chảy 26,67% ở cùng lứa tuổi. Ở 21 – 28 ngày tuổi, tỷ lệ chiếm 75% thấp hơn so với phân tiêu chảy ở cùng lứa tuổi 25%.

- Giai đoạn từ 1 - 10 ngày tuổi, tỷ lệ phân heo tiêu chảy và bình thường có chứa vi khuẩn Clostridium đều là 100%.

4.4. NHẬN XÉT SƠ LƯỢC VỀ CÁC TRẠI ĐÃ TIẾN HÀNH LẤY MẪU 4.4.1. Trại Tiger 4.4.1. Trại Tiger

Địa điểm: trại chăn nuôi Tiger được xây dựng tại số 482, ấp Gò Công, phường Long Thạnh Mỹ, quận 9, Tp. Hồ Chí Minh. Trại có diện tích khoảng 6000m2. Tổng đàn là 1555 con với 265 heo con theo mẹ.

Thức ăn: toàn bộ thức ăn sử dụng ở trại do hai công ty thức ăn gia súc Cargill và Grenn Feed cung cấp. Tùy theo từng loại heo, từng lứa tuổi mà cho ăn thức ăn phù hợp.

Chăm sóc nuôi dưỡng:

- Ngoài các thao tác thông thường, heo con sau 7 – 10 ngày cho tập ăn sớm, cám tập ăn có trên 20% protein và có mùi sữa hoặc thức ăn được nấu chín.

- Máng ăn thường được vệ sinh hàng ngày, chống nhiễm khuẩn gây tiêu chảy cho heo con. Hạn chế tắm heo con trong thời gian theo mẹ.

Vệ sinh thú y: tại cổng trại có hố sát trùng trước khi vào trại. Đầu các dãy chuồng đều có hố sát trùng chứa vôi bột. Dụng cụ thú y, dụng cụ chăn nuôi sử dụng riêng cho từng dãy chuồng, từng loại heo. Mỗi tuần phun thuốc sát trùng một lần.

Phòng bệnh:

- Heo mẹ: khi mang thai tiêm vaccin ngừa Parvovirus, dịch tả, Aujeszky, FMD, E. coli, xổ giun; sau khi sinh diệt ký sinh trùng ngoài da, tiêm vitamin.

- Heo con theo mẹ: chích sắt, vaccin ngừa Mycoplasma, PRRS. Nhận xét chung về trại:

- Nói chung quy trình vệ sinh chăm sóc của trại tiến hành tốt tuy nhiên quy trình phòng bệnh còn chưa được quan tâm nhiều vì giá thành các loại vaccin đắt.

- Trại còn yếu kém trong khâu giữ ấm cho heo, trại gần sông nên vào buổi tối rất nhiều muỗi và gió, dễ làm heo con bị lạnh.

4.4.2. Trại Thiện Dụng

Địa điểm: ấp 7 - xã Bàu Cạn - huyện Long Thành - tỉnh Đồng Nai. Trại rộng khoảng 3 ha với tổng đàn khoảng 1700 con, số heo con theo mẹ là 125 con.

Con giống: các heo của trại đều được nhập từ công ty CP với đủ các giống, chủ yếu là Landrace, Duroc… tinh heo cũng lấy của CP.

Thức ăn mà trại sử dụng đều của công ty thức ăn gia súc CP: Bellfeed 8666, Bellfeed 8651 hoặc Hi- Gro 551, Bellfeed 8467…

Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc:

+ Chuồng nái nuôi con là chuồng lồng. Sau mỗi lứa đều được cọ rửa sạch sẽ, phun thuốc sát trùng. Để trống ít nhất 1 tuần mới cho nái mới vào.

+ Khay đựng thuốc sát trùng cho heo mới sinh, máng tập ăn sau mỗi lứa đều được rửa sạch, mang phơi khô hoặc phun thuốc sát trùng.

+ Heo con theo mẹ: heo con sau khi sanh khoảng 24h thì bấm nanh, cắt rốn, cắt đuôi. 3 ngày sau chích sắt với liều 2ml/con/lần. 4 ngày cho uống Baycox 5%. Sau đó khoảng 7 -10 ngày tiến hành thiến heo đực, 8 ngày sau khi sinh ta tập ăn cho heo con bằng thức ăn dạng viên, 15 ngày tiến hành cho uống Tiamulin để đề phòng viêm phổi. Ngày cai sữa cho heo con dựa vào tình trạng của đàn, thường là 28, 30, 32 hay 35 ngày tuổi.

Nhận xét chung về trại:

- Nói chung trại mới thành lập nên các quy trình vệ sinh, phòng bệnh còn rất yếu kém và chưa được thực hiện tốt. Trại không có hố sát trùng trước khi vào trại. Tuy nhiên, mỗi ngày công nhân của trại đều dọn phân, xịt chuồng sạch sẽ. Rãnh thoát

31

nước thải được dẫn xuống hầm kín. Trại thường xuyên kiểm tra và khai thông cống rãnh nhằm thoát nước thải tạo môi trường sạch cho heo, phát quang bụi rậm nhằm hạn chế sự sinh sôi của mầm bệnh.

- Ở trại, công tác phòng bệnh chưa được quan tâm, các khâu vệ sinh phòng dịch còn yếu kém, chưa có cán bộ kỹ thuật cũng như chưa có kinh nghiệm nên trại cũng có xuất hiện nhiều bệnh về tiêu hóa, hô hấp, viêm khớp, viêm da… Theo chủ trại,

Một phần của tài liệu VI KHUẨN CLOSTRIDIUM VÀ BỆNH TIÊU CHẢY TRÊN HEO CON THEO MẸ (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(55 trang)