NHẬN XÉT SƠ LƯỢC VỀ CÁC TRẠI ĐÃ TIẾN HÀNH LẤY MẪU

Một phần của tài liệu VI KHUẨN CLOSTRIDIUM VÀ BỆNH TIÊU CHẢY TRÊN HEO CON THEO MẸ (Trang 40)

4.4.1. Trại Tiger

Địa điểm: trại chăn nuôi Tiger được xây dựng tại số 482, ấp Gò Công, phường Long Thạnh Mỹ, quận 9, Tp. Hồ Chí Minh. Trại có diện tích khoảng 6000m2. Tổng đàn là 1555 con với 265 heo con theo mẹ.

Thức ăn: toàn bộ thức ăn sử dụng ở trại do hai công ty thức ăn gia súc Cargill và Grenn Feed cung cấp. Tùy theo từng loại heo, từng lứa tuổi mà cho ăn thức ăn phù hợp.

Chăm sóc nuôi dưỡng:

- Ngoài các thao tác thông thường, heo con sau 7 – 10 ngày cho tập ăn sớm, cám tập ăn có trên 20% protein và có mùi sữa hoặc thức ăn được nấu chín.

- Máng ăn thường được vệ sinh hàng ngày, chống nhiễm khuẩn gây tiêu chảy cho heo con. Hạn chế tắm heo con trong thời gian theo mẹ.

Vệ sinh thú y: tại cổng trại có hố sát trùng trước khi vào trại. Đầu các dãy chuồng đều có hố sát trùng chứa vôi bột. Dụng cụ thú y, dụng cụ chăn nuôi sử dụng riêng cho từng dãy chuồng, từng loại heo. Mỗi tuần phun thuốc sát trùng một lần.

Phòng bệnh:

- Heo mẹ: khi mang thai tiêm vaccin ngừa Parvovirus, dịch tả, Aujeszky, FMD, E. coli, xổ giun; sau khi sinh diệt ký sinh trùng ngoài da, tiêm vitamin.

- Heo con theo mẹ: chích sắt, vaccin ngừa Mycoplasma, PRRS. Nhận xét chung về trại:

- Nói chung quy trình vệ sinh chăm sóc của trại tiến hành tốt tuy nhiên quy trình phòng bệnh còn chưa được quan tâm nhiều vì giá thành các loại vaccin đắt.

- Trại còn yếu kém trong khâu giữ ấm cho heo, trại gần sông nên vào buổi tối rất nhiều muỗi và gió, dễ làm heo con bị lạnh.

4.4.2. Trại Thiện Dụng

Địa điểm: ấp 7 - xã Bàu Cạn - huyện Long Thành - tỉnh Đồng Nai. Trại rộng khoảng 3 ha với tổng đàn khoảng 1700 con, số heo con theo mẹ là 125 con.

Con giống: các heo của trại đều được nhập từ công ty CP với đủ các giống, chủ yếu là Landrace, Duroc… tinh heo cũng lấy của CP.

Thức ăn mà trại sử dụng đều của công ty thức ăn gia súc CP: Bellfeed 8666, Bellfeed 8651 hoặc Hi- Gro 551, Bellfeed 8467…

Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc:

+ Chuồng nái nuôi con là chuồng lồng. Sau mỗi lứa đều được cọ rửa sạch sẽ, phun thuốc sát trùng. Để trống ít nhất 1 tuần mới cho nái mới vào.

+ Khay đựng thuốc sát trùng cho heo mới sinh, máng tập ăn sau mỗi lứa đều được rửa sạch, mang phơi khô hoặc phun thuốc sát trùng.

+ Heo con theo mẹ: heo con sau khi sanh khoảng 24h thì bấm nanh, cắt rốn, cắt đuôi. 3 ngày sau chích sắt với liều 2ml/con/lần. 4 ngày cho uống Baycox 5%. Sau đó khoảng 7 -10 ngày tiến hành thiến heo đực, 8 ngày sau khi sinh ta tập ăn cho heo con bằng thức ăn dạng viên, 15 ngày tiến hành cho uống Tiamulin để đề phòng viêm phổi. Ngày cai sữa cho heo con dựa vào tình trạng của đàn, thường là 28, 30, 32 hay 35 ngày tuổi.

Nhận xét chung về trại:

- Nói chung trại mới thành lập nên các quy trình vệ sinh, phòng bệnh còn rất yếu kém và chưa được thực hiện tốt. Trại không có hố sát trùng trước khi vào trại. Tuy nhiên, mỗi ngày công nhân của trại đều dọn phân, xịt chuồng sạch sẽ. Rãnh thoát

31

nước thải được dẫn xuống hầm kín. Trại thường xuyên kiểm tra và khai thông cống rãnh nhằm thoát nước thải tạo môi trường sạch cho heo, phát quang bụi rậm nhằm hạn chế sự sinh sôi của mầm bệnh.

- Ở trại, công tác phòng bệnh chưa được quan tâm, các khâu vệ sinh phòng dịch còn yếu kém, chưa có cán bộ kỹ thuật cũng như chưa có kinh nghiệm nên trại cũng có xuất hiện nhiều bệnh về tiêu hóa, hô hấp, viêm khớp, viêm da… Theo chủ trại, công tác phòng ngừa cho trại đều do cán bộ của công ty CP đảm trách. Tiêm vaccin dịch tả heo và tụ huyết trùng cho heo con theo mẹ.

- Xung quanh đó có nhiều hộ chăn nuôi vẫn còn thiếu ý thức đã thải chất thải bừa bãi làm ảnh hưởng đến những hộ xung quanh và vệ sinh môi trường. Chuồng trại, hệ thống nước thải xuống cấp nghiêm trọng, bên cạnh đó họ chưa thực hiện tốt công tác phòng ngừa dịch bệnh nên công tác phòng ngừa những dịch bệnh nguy hiểm vẫn rất yếu kém.

4.4.3. Trại Trí Công

Địa điểm: phường Hố Nai I - TP. Biên Hòa - tỉnh Đồng Nai. Diện tích đất của trại vào khoảng 5,8 ha. Trại có hơn 3200 con, với 215 heo con theo mẹ.

Con giống: các giống heo của trại gồm: Landrace, Yorkshire, Duroc, Maxter 16, SP. Thức ăn: trại sử dụng cám hỗn hợp đậm đặc dành cho heo con tập ăn và heo cai sữa như Delice, Caijill 1700, Master…

Nuôi dưỡng, chăm sóc:

+ Nái nuôi con của trại được nuôi ở chuồng lồng: heo mẹ ít đè con, thoáng mát, sạch sẽ, giảm tỷ lệ tiêu chảy ở heo con. Nái được cho ăn loại thức ăn do trại tự trộn và ăn theo khẩu phần định lượng 2,2 - 2,3 kg/con/ ngày/ lần.

+ Heo con theo mẹ:

– Heo con sau khi đẻ được đưa vào khay đựng bột Mistral. Tác dụng của Mistral : giữ ấm và sát trùng. Bên cạnh đó còn có ổ úm, nhiệt độ trung bình

ổ úm là 35oC. Số con để nuôi trên mỗi nái trung bình là 10 con. Trường hợp dư hoặc thiếu thì tiến hành tách hoặc ghép bầy. Đối với nái kém sữa thì tiến hành nuôi thúc.

– Sau khi đẻ 1 ngày: bấm nanh, cắt rốn, cắt đuôi (bằng kìm điện).

– Những con mẹ thuộc dòng ông bà (GP) thì trại tiến hành xăm tai để lập gia phả theo dõi về sau.

Phòng bệnh:

LỊCH TIÊM PHÒNG

Quy trình vệ sinh thú y:

• Đối với trại và chuồng nuôi: trước khi vào trại, nhân viên và khách tham quan thay đồ bảo hộ, mang ủng và được sát trùng. Các xe tải trước khi vào trại được sát trùng kỹ.

Maxflor

3 ngày 4 ngày 15 ngày 21 ngày 24 ngày

Mycoplasma lần 1

Tiamulin Baycox

Fe

40 ngày 50- 56 ngày 26 tuần 27 tuần 28 tuần 29 tuần

APP lần 1 APP lần 2 Aujeszky FMD Parvo Dịch tả 6 tuần

(trước đẻ) 4 tuần 3 tuần 2 tuần đẻ

Dịch tả Aujeszky FMD E. coli

NÁI CHỬA

NÁI HẬU BỊ

33

• Trong trại:

- Thường xuyên thay nước sát trùng tại cổng trại và trước các dãy chuồng. - Thường xuyên kiểm tra và khai thông cống rãnh, nhằm thoát nước thải tạo môi trường sạch cho heo, phát quang bụi rậm, dọn vệ sinh quanh trại hạn chế sự sinh sôi của mầm bệnh.

• Hằng ngày:

- Thay nước, dọn chuồng, xịt chuồng.

- Đảm bảo vệ sinh triệt để khi khai thác, pha chế và gieo tinh. - Nhau heo, xác chết con vật thường được nấu chín rồi cho cá ăn.

• Vệ sinh chung:

+ Mỗi tuần phun thuốc sát trùng một lần toàn trại và không gian quanh trại. Trước và sau khi chuyển đàn cọ rửa máng ăn, chuồng thật sạch, quét vôi, phun thuốc sát trùng. Sau khi chuyển heo hoặc xuất heo để trống ít nhất 1 tuần rồi mới đưa heo vào nuôi.

+ Khay đựng thuốc sát trùng cho heo mới sanh, máng tập ăn sau mỗi lứa được rửa sạch, mang phơi khô hoặc phun thuốc sát trùng.

+ Cọ sạch máng ăn của heo nái đẻ và nuôi con để ráo nước mới cho ăn lại. + Sát trùng dụng cụ trước và sau khi tiêm chích.

+ Thực hiện đúng biện pháp cùng đầy chuồng, cùng trống chuồng.

Dụng cụ thú y được trang bị riêng cho từng dãy chuồng, đa số là những dụng cụ hiện đại và bền chắc.

Nhận xét chung về trại:

- Các kiểu chuồng và dụng cụ bố trí trong chuồng đều rất phù hợp với đặc điểm sinh lý của từng loại heo, tránh được tình trạng quá nóng, quá ẩm ướt, tiết kiệm được diện tích chuồng nuôi, chuồng cách ly. Khu xử lý nước thải được bố trí rất hợp lý do đó đảm bảo việc phòng bệnh tốt.

- Mặt bằng trại phù hợp giúp cho việc chuyển heo từ chuồng này sang chuồng khác được thuận lợi.

- Công tác chăm sóc quản lý, phòng trị bệnh được chú trọng. - Nhân viên thú y và kỹ thuật có nhiều kinh nghiệm và tay nghề. - Giảm được công nhân lao động nhờ hệ thống máng ăn tự động.

35

PHẦN V. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

5.1. KẾT LUẬN

1)Kết quả cho thấy cả hai loại phân heo tiêu chảy và bình thường đều có chứa vi khuẩn Clostridium nhưng tỷ lệ nhiễm và cường đđộ nhiễm của heo tiêu chảy đều cao hơn heo bình thường. 100% mẫu phân tiêu chảy có vi khuẩn Clostridium. Đối với mẫu phân heo bình thường, tỷ lệ mẫu có Clostridium ở 2 trại Tiger và Trí Công là 80%, ở trại Thiện Dụng 70%. Như vậy có thể kết luận vi khuẩn Clostridium luôn tồn tại trong đường tiêu hóa của heo con, khi gặp điều kiện thuận lợi có thể phát triển gây bệnh khi kết hợp với các vi sinh vật khác.

2) Số lượng vi khuẩn Clostridium trung bình trong mẫu phân heo tiêu chảy ở 2 trại Tiger và Thiện Dụng là lớn hơn so với mẫu phân heo bình thường, riêng ở trại Thiện Dụng sự khác biệt giữa 2 loại phân là rất rất có ý nghĩa về mặt thống kê (P<0,001). Ở trại Trí Công thì kết quả ngược lại, số lượng vi khuẩn Clostridium trung bình trong phân tiêu chảy thấp hơn ở phân bình thường, tuy nhiên sự khác biệt này cũng có ý nghĩa về mặt thống kê (P>0,05).

3) Về tỷ lệ mẫu phân có vi khuẩn Clostridium theo lứa tuổi, chúng tôi nhận thấy heo con theo mẹ lứa tuổi từ 1 - 10 ngày tuổi chiếm tỷ lệ vi khuẩn cao nhất, 100% ở cả hai loại phân. Lứa tuổi từ 11 – 20 ngày: 100% ở phân tiêu chảy và 77,33% ở phân bình thường và cuối cùng là từ 21 – 28 ngày: 100% trên phân heo tiêu chảy và 75% ở phân bình thường.

4)Vi khuẩn Clostridium có thể là nguyên nhân quan trọng trong bệnh tiêu chảy ở heo con theo mẹ tại các trại heo.

5)Qua khảo sát một thời gian ngắn ở các trại tiến hành lấy mẫu thì chúng tôi nhận thấy có mối tương quan giữa quy trình chăm sóc nuôi dưỡng, vệ sinh phòng bệnh giữa trại với tỷ lệ heo con theo mẹ bị tiêu chảy (trại Tiger và Trí Công được đánh

giá là tốt thì có tỷ lệ phân heo tiêu chảy do Clostridium ít hơn tại trại Thiện Dụng, chiếm tỷ lệ rất cao).

5.2. ĐỀ NGHỊ

Dựa trên các kết quả mà chúng tôi đã thu được trong nghiên cứu của mình, chúng tôi đề nghị một số vần đề sau:

1)Tiếp tục thực hiện đề tài trên nhiều mẫu phân, nhiều trại hơn nữa để có những nhận định rõ hơn, sâu hơn về vai trò của vi khuẩn C. perfringens gây bệnh tiêu chảy trên heo con theo mẹ ở Việt Nam. Từ đó có những chiến lược phù hợp trong việc phòng và trị bệnh bằng kháng sinh và vaccin đặc hiệu.

2)Nuôi cấy, định type vi khuẩn để xác định rõ loài Clostridium.

3)Khẳng định vai trò gây bệnh của C. perfringens trong bệnh tiêu chảy của heo con theo mẹ bằng việc xác định đặc tính sinh học, độc tố, độc lực của vi khuẩn phân lập được.

37

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.Đặng Xuân Bình, Trần Thị Hạnh, 2001. Xác định vai trò của E. coli và Clostridium perfringens đối với bệnh tiêu chảy lợn con. Tạp chí khoa học kỹ thuật Thú Y. Số 3, tập VIII.

2.Đặng Xuân Bình, Trần Thị Hạnh, 2001. Chế tạo, thử nghiệm một số chế phẩm sinh học phòng trị bệnh tiêu chảy phân trắng cho lợn con do E. Coli và Clostridium perfringens. Tạp chí khoa học kỹ thuật Thú Y. Số 3, tập IX.

3.Tô Minh Châu – Trần Thị Bích Liên, 1997. Vi khuẩn và nấm gây bệnh trong thú y. Tủ sách trường đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh.

4. Đào Trọng Đạt và ctv, 2000. Bệnh ở lợn nái và lợn con. Nhà xuất bản Nông Nghiệp.

5. Vũ Văn Hóa, 1990. Bệnh của heo. Nhà xuất bản Nông Nghiệp.

6.Nguyễn Như Pho, 1998. Những điều cần biết về bệnh tiêu chảy ở heo. Tủ sách trường đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh.

7. Trần Thanh Phong, 1996. Bệnh truyền nhiễm do vi trùng trên heo.Tủ sách trường đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh.

8. Nguyễn Văn Tranh, 2001. Tìm hiểu sự phân bố các chủng E. coli gây phù trên heo sau cai sữa ở một số tỉnh miền Nam. Luận văn tốt nghiệp. Tủ sách trường đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh.

9. Nguyễn Ngọc Tuân. Giáo trình thực hành kiểm nghiệm thú sản. Tủ sách trường đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh.

10.Nguyễn Ngọc Tuân. Giáo trình thực hành vệ sinh thịt. Tủ sách trường đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh.

11.Nguyễn Hữu Vũ. Một số bệnh quan trọng ở lợn. Tủ sách trường đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh.

Tài liệu nước ngoài

1.Patrick R. Murray và ctv. Clinical microbiology. Các trang web

http://www.bsmt.org.uk/workshop/files/enteric/bolton.ppt http://www.google.com.vn

39

PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Công thức môi trường dùng đếm số lượng vi khuẩn Clostridium

TSC Agar (Tryptose sulfit Cycloserin Agar)

Tryptose : 15g Soytone : 5g Na - metabisulfit : 1g Yeast extract : 5g Fe –ammonium citrate : 1g Agar :15g Nước cất : 1 lít pH: 7,6 ± 0,2

Đun tan, đổ đầy ống nghiệm. Thanh trùng ở 121oC /15-20 phút. Nguyên tắc

Nguyên tắc của môi trường TSC dựa vào khả năng khử sulfites thành sulfures của vi khuẩn Clostridium.Với sự hiện diện của citrate sắt, sulfures tạo thành tủa sulfure sắt đen xung quanh các khóm khuẩn. D- cycloserine trong môi trường sẽ ức chế tất cả vi khuẩn khác.

Phụ lục 2: Số khuẩn lạc và vi khuẩn Clostridium trong phân heo con theo mẹ tại 3 trại.

Bảng 2.1: Số khuẩn lạc và vi khuẩn Clostridium trong phân heo con theo mẹ tại trại

heo Tiger.

Số khuẩn lạc (kl/g)

Số lượng vk (vk/g) Sau 2 ngày đọc kết quả Nồng độ SoÁ mẫu Ngày tuổi

Phân bình thường Phân tiêu chảy Phân bình thường Phân tiêu chảy 1/10 1 5 0 50 0 1/100 1 0 0 0 0 1/1000 1 24 5 10 5000 10000 1/10 2 10 5 100 50 1/100 2 0 0 0 0 1/1000 2 13 0 0 0 0 1/10 3 0 5 0 50 1/100 3 0 0 0 0 1/1000 3 12 0 0 0 0 1/10 4 5 5 50 50 1/100 4 5 10 500 1000 1/1000 4 16 0 0 0 0 1/10 5 0 45 0 450 1/100 5 0 40 0 4000 1/1000 5 26 0 0 0 0 1/10 6 5 5 50 50 1/100 6 5 15 500 1500 1/1000 6 17 15 25 15000 25000 1/10 7 20 0 200 0 1/100 7 25 20 2500 2000 1/1000 7 21 5 20 5000 20000 1/10 8 10 0 100 0 1/100 8 20 20 2000 2000 1/1000 8 21 0 25 0 25000 1/10 9 0 0 0 0 1/100 9 20 25 2000 2500 1/1000 9 19 20 25 20000 25000 1/10 10 10 0 100 0 1/100 10 10 15 1000 1500 1/1000 10 20 0 25 0 25000

41

Bảng 2.2: Số khuẩn lạc và vi khuẩn Clostridium trong phân heo con theo mẹ tại trại

heo Thiện Dụng.

Số khuẩn lạc (kl/g)

Số lượng vk (vk/g) Sau 2 ngày đọc kết quả Nồng độ Số mẫu Ngày tuổi

Phân bình thường Phân tiêu chảy Phân bình thường Phân tiêu chảy 1/10 1 0 10 0 100 1/100 1 0 0 0 0 1/1000 1 22 0 0 0 0 1/10 2 10 15 100 150 1/100 2 15 20 1500 2000 1/1000 2 24 10 20 10000 20000 1/10 3 0 15 0 150 1/100 3 0 10 0 1000 1/1000 3 19 0 15 0 15000 1/10 4 10 15 100 150 1/100 4 5 10 500 1000 1/1000 4 16 0 5 0 5000 1/10 5 5 25 50 250 1/100 5 0 10 0 1000 1/1000 5 27 0 15 0 15000 1/10 6 0 10 0 100 1/100 6 10 25 1000 2500 1/1000 6 20 10 0 10000 0 1/10 7 5 15 50 150 1/100 7 0 20 0 2000 1/1000 7 9 0 15 0 15000 1/10 8 10 5 100 50

Một phần của tài liệu VI KHUẨN CLOSTRIDIUM VÀ BỆNH TIÊU CHẢY TRÊN HEO CON THEO MẸ (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(55 trang)