7. Bố cục
3.1.1. Hoàn thiện quy định về bản chất của hợp đồng bán hàng đa cấp
(cclxxxi) Về bản chất của hợp đồng BHĐC, thì pháp luật nước ta công nhận
đây là sự
thỏa thuận giữa các bên (doanh nghiệp bán hàng đa cấp và người tham gia vào mạng lưới bán hàng đa cấp), bắt buộc lập thành văn bản. Tuy nhiên, đến hiện nay, chưa có bất kì một quy định nào thật sự rõ ràng về bản chất của hợp đồng BHĐC. Mà chỉ thông qua các quy định gián tiếp về : Chủ thể giao kết, đối tượng giao kết,... để hiểu bản chất hợp đồng BHĐC.
(cclxxxii) Thứ nhất, về chủ thể tham gia hợp đồng tham gia bán hàng đa
cấp: Để quản
lý hiệu quả và đúng hướng hoạt động kinh doanh đa cấp thì cần có quy định cụ thể yêu cầu doanh nghiệp bán hàng đa cấp phải có trụ sở, chi nhánh, văn phòng
8 0
(cclxxxiii) đại diện hoặc cơ sở kinh doanh tại địa phương mà
doanh nghiệp đó đang hoạt
động. Để không gây quá nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp trong vấn đề này,
các doanh nghiệp khi đáp ứng đủ các điều kiện như: Thời gian hoạt động tại địa
phương đó, tần suất hoạt động, số lượng nhân viên tham gia và số lượng sản phẩm
đạt một ngưỡng nhất định thì cần xây dựng trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện
hoặc cơ sở kinh doanh để thuận tiện trong công tác quản lý cũng như quyền
và lợi
ích của NTD khi có tranh chấp trong hợp đồng giữa NTD và doanh nghiệp tại địa
phương đó.
(cclxxxiv) Thứ hai, về nội dung cơ bản của hợp đồng bán hàng đa cấp: Cần
xây dựng
điều khoản quy định rõ về nguồn gốc, chủng loại, chất lượng, giá cả, công dụng và cách thức sử dụng của hàng hóa được bán trong hợp đồng BHĐC. Theo đó, cần phải có quy chế về minh bạch thông tin liên quan đến sản phẩm được tiêu thụ theo phương thức bán hàng đa cấp và xác định trách nhiệm cụ thể của từng chủ thể có liên quan trong việc xây dựng, truyền bá thông tin, bao gồm doanh nghiệp và người tham gia. Trong đó, tập trung vào nghĩa vụ bảo hành sản phẩm do doanh nghiệp bán hàng đa cấp cung cấp đến người tiêu dùng.
(cclxxxv) Các doanh nghiệp bán hàng đa cấp tại Việt Nam hiện nay chủ yếu
là những
doanh nghiệp phân phối sản phẩm được sản xuất từ nước ngoài. Nói cách khác, các công ty nước ngoài sản xuất sản phẩm tổ chức mạng lưới đa cấp và thực hiện việc bán hàng đa cấp thông qua các công ty trong nước. Thông thường, các công ty trong nước sẽ ký các hợp đồng phân phối độc quyền với công ty nước ngoài, sau đó dưới sự hướng dẫn của chuyên gia nước ngoài do doanh nghiệp sản xuất gửi đến, công ty phân phối của Việt Nam sẽ thiết lập mạng lưới đa cấp và đào tạo đội ngũ người tham gia cũng như thúc đẩy sự vận hành của mạng lưới này. Cách thức tổ chức theo kiểu liên kết như trên đã giúp cho các nhà sản xuất nước ngoài thoát được mọi trách nhiệm về chất lượng sản phẩm khi tiêu thụ cũng như các trách nhiệm khác đối với mạng lưới bán hàng đa cấp. Bên cạnh đó, tính độc lập trong hoạt động của người tham gia đặt ra một vài vấn đề cho việc xác định trách nhiệm. Trong bán hàng đa cấp, người tham gia tiến hành tiếp thị để bán lẻ sản
(cclxxxvi) phẩm một cách độc lập. Người tiêu dùng cuối cùng sẽ
chỉ biết đến người đã trực
tiếp giới thiệu và bán sản phẩm cho họ, là người tham gia. Do đó, việc đổ trách
nhiệm qua lại giữa người tham gia và doanh nghiệp bán hàng đa cấp rất dễ
xảy ra.
Vì vậy, việc yêu cầu cần phải có quy chế về minh bạch thông tin liên quan đến
sản phẩm được tiêu thụ theo phương thức bán hàng đa cấp và xác định trách nhiệm
cụ thể của từng chủ thể có liên quan là hoàn toàn có cơ sở. Trong đó, tập trung
vào nghĩa vụ bảo hành sản phẩm do doanh nghiệp bán hàng đa cấp cung
cấp đến
người tiêu dùng.
(cclxxxvii) Ngoài ra, hiện nay, cũng có khá nhiều tranh cãi về tên gọi BHĐC.
Trên thế
giới có rất ít quốc gia gọi phương thức này là BHĐC. Tại Việt Nam, tên gọi BHĐC được dùng từ khi đặt ra những quy phạm pháp luật ban đầu điều chỉnh hoạt động này (Luật Cạnh tranh năm 2004). Tên gọi này vừa làm hạn chế phạm vi điều chỉnh khi chỉ quy định duy nhất một mô hình bán hàng mà người tham gia được chia làm nhiều cấp, nhiều nhánh khác nhau và họ liên kết với nhau bằng mã số. Tên gọi này cũng đã gây ra nhiều hệ lụy và ảnh hưởng đến tâm lí của người tiêu dùng Việt Nam khi nó bị gắn với mô hình bán hàng trong đó, việc lôi kéo, tuyển dụng người tham gia không gắn với việc bán hàng để được hưởng hoa hồng.
(cclxxxviii) Do vậy, nhóm xin kiến nghị đổi tên và theo nhóm đây là một việc
làm hết
sức cần thiết trong việc để người tiêu dùng, các chủ thể khi tham gia vào hoạt động này có thể hiểu đúng hơn về bản chất của bán hàng đa cấp. Tên gọi được sử dụng, Việt Nam có thể học hỏi theo kinh nghiệm của một số nước gọi là “Bán hàng trực tiếp” như tại Malaysia, New Zealand, Canada sử dụng cũng như Liên đoàn các hiệp hội Bán hàng trực tiếp thế giới đang sử dụng. Với tên gọi này, các chủ thể khi tham gia BHĐC dễ dàng hình dung được loại hình kinh doanh mình sẽ, đang tham gia hơn là tên gọi cũ. Khi mà hiện nay, khi nhắc tới “đa cấp” đa số, NTD thường có ác cảm và nghĩ ngay đến lừa dảo.