7. Bố cục
3.1.3. Hoàn thiện quy định về quyền và nghĩa vụ của chủ thể kinhdoanh bán
bán hàng đa cấp
(ccxcii) Chủ thể kinh doanh bán hàng đa cấp là chủ thể thường chủ động
hơn và có
nhiều hiểu biết hơn so với NTD. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, các doanh nghiệp kinh doanh BHĐC chính thống lại bị chính những NTD vi phạm nghĩa vụ nên gây ra thiệt hại cho doanh nghiệp. Đồng thời, khi quyền lợi NTD được đảm bảo hơn, đồng nghĩa nhiều khả năng các doanh nghiệp kinh doanh bán hàng đa cấp sẽ gặp nhiều khó khăn và không đạt được mức lợi nhuận như kỳ vọng. Để hoàn thiện quy định về quy định quyền và nghĩa vụ của chủ thể kinh doanh bán hàng đa cấp nhóm tác giả đưa ra các giải pháp sau:
(ccxciii) Một là, bổ sung quy định về quyền thẩm định và xem xét việc
chấp nhận hay
từ chối ký hợp đồng với người dự định tham gia BHĐC của doanh nghiệp.
(ccxciv) Hai là, bổ sung về thời hạn báo trước đối với trường hợp doanh
nghiệp kinh
doanh đa cấp chấm dứt hợp đồng với người tham gia bán hàng đa cấp. Việc phải thông báo cho bên kia một khoảng thời gian hợp lý trước khi chấm dứt hợp đồng là một điều khoản cần thiết để bảo vệ quyền lợi cho người tham gia BHĐC. Họ cần có một thời gian chuẩn bị, tránh trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng một cách đột nhột hoặc chấm dứt hợp đồng trái pháp luật. Do đó, theo nhóm việc Nghị định 42/2014/NĐ-CP có quy định doanh nghiệp bán hàng đa cấp khi chấm dứt hợp đồng với người tham gia BHĐC cần thông báo bằng văn bản trước tối thiểu 10 ngày làm việc là hợp lý và không nên bỏ.
(ccxcv) Ba là, về khoản tiền ký quỹ của doanh nghiệp bán hàng đa cấp:
Liên quan
đến quy định về khoản tiền ký quỹ, để khắc phục những hạn chế nhóm kiến nghị thay hình thức ký quỹ bằng tiền mặt tại ngân hàng như hiện tại bằng hình thức dùng tài sản đảm bảo để thế chấp hoặc dùng chứng thư bảo lãnh của ngân hàng để đảm bảo không lãng phí nguồn vốn hoạt động của doanh nghiệp. Ngoài ra, cần phải có sự xem xét lại định mức ký quỹ trên cơ sở đánh giá tác động của nó đối với hoạt động của các doanh nghiệp BHĐC, đặc biệt các doanh nghiệp BHĐC trong nước khi mà tình hình kinh tế khó khăn, đòi hỏi giam một khoản tiền lớn
8 4
(ccxcvi) như vậy sẽ gây hệ lụy rất lớn cho hoạt động của các doanh
nghiệp này. Bên cạnh
đó, cần phải xem xét lại quy định về việc sử dụng khoản tiền ký quỹ vì nếu quy
định như hiện tại, khoản tiền ký quỹ này khó có thể được sử dụng hiệu quả trong
thực tế.
(ccxcvii) Bơn là, về hoạt động chuyển giao mạng lưới giữa các doanh
nghiệp BHĐC
trên thực tế: Cần bổ sung thêm các quy định về điều chỉnh hoạt động chuyển giao mạng lưới giữa các doanh nghiệp bán hàng đa cấp. Cần liệt kê các hành vi được cho là lôi kéo các NPP không lành mạnh vào nhóm các hành vi bị cấm và có chế tài xử lý nếu các doanh nghiệp cố tình thực hiện.
(ccxcviii) Bên cạnh đó, những quy định quản lý mạng lưới BHĐC nước
ngoài tại Việt
Nam, nhà làm luật cần nhanh chóng đưa ra những quy định để quản lý tốt hoạt động của mạng lưới BHĐC của các doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam hòng kiểm soát nó, vừa là thực thi nghĩa vụ thành viên của WTO. Triển khai sớm quy định này nhằm đảm bảo quyền và lợi ích của NTD và NPP trong nước khi bị các doanh nghiệp BHĐC nước ngoài tiếp cận. Hơn nữa, việc không có cơ chế đảm bảo áp dụng trong thực tế sẽ làm giảm lòng tin của người dân vào bộ máy quản lý đối với hoạt động BHĐC.
(ccxcix) Ngoài ra, cần cho ra đời các quy định cũng như khuyến khích các doanh
nghiệp kinh doanh đa cấp chân chính ở Việt Nam sau khi đã giải quyết triệt để những doanh nghiệp kinh doanh đa cấp bất chính là điều cần thiết. Các cơ quan ban ngành cần có những biện pháp, giải pháp cụ thể để tăng cường sự xuất hiện của loại hình kinh doanh đa cấp chân chính. Việc phối kết hợp giữa các cơ quan chức năng với giới truyền thông để thúc đẩy sự ra đời và có những biện pháp hỗ trợ trong quá trình phát triển của các doanh nghiệp kinh doanh đa cấp hợp pháp là điều cần thiết phải làm. Trong tương lai gần, cần ủng hộ và quan tâm đến các doanh nghiệp kinh doanh, hoạt động đa cấp hợp pháp bởi nếu như các doanh nghiệp này thực hiện đúng quy định của pháp luật về kinh doanh đa cấp sẽ dẫn tới những kết quả khả quan cho xã hội và một trong số đó là đóng góp tích cực vào sự phát triển của nền kinh tế quốc dân.